ISSN-2815-5823
Phạm Thị Lan
Thứ bảy, 12h03 10/06/2023

Phát triển KCNST Nam Cầu Kiền hài hoà với đa dạng sinh học

(KDPT) - Nhắc đến mô hình Khu công nghiệp sinh thái người ta dễ dàng liên tưởng ngay đến những nền kinh tế hàng đầu thế giới trong lĩnh vực phát triển bền vững như: Thụy Điển, Đan Mạch, Anh, v.v…Tuy nhiên, tôi có thể tự hào nói rằng, ngay tại Việt Nam, ta đang sở hữu một khu công nghiệp sinh thái rất thành công do chính người Việt làm chủ - Khu công nghiệp sinh thái Nam Cầu Kiền.

Công ty cổ phần Shinec hiện đang tích cực xây dựng và phát triển mô hình khu công nghiệp sinh thái này theo tiêu chuẩn thế giới, trong đó cộng đồng các doanh nghiệp sản xuất có mối liên hệ cộng sinh, và các hiệu quả trong việc quản lý môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Có thể nói đây là một trong những bước ngoặt quan trọng đánh dấu những sự chuyển mình đầu tiên của nền kinh tế Việt Nam hướng đến xây dựng một nền kinh tế phát triển bền vững, thân thiện hơn với môi trường và giữ gìn sự đa dạng sinh học. Hãy cùng tìm hiểu xem điều gì đã giúp khu công nghiệp Nam Cầu Kiền khẳng định thương hiệu khu công nghiệp sinh thái đúng nghĩa đầu tiên tại Việt Nam.

Toàn cảnh KCNST Nam Cầu Kiền

Toàn cảnh KCNST Nam Cầu Kiền

Bắt đầu với hệ sinh thái dưới nước, nước bao phủ khoảng 70% bề mặt trái đất, con số này đã nói lên được rằng yếu tố quan trọng nhất của trái đất là nước. Hệ sinh thái dưới nước được tạo thành từ động vật, thảm thực vật, thực vật và các sinh vật khác sống dưới nước. Hệ sinh thái dưới nước vừa là nước ngọt vừa là nước mặn. Nước ngọt là hồ, suối, sông, đầm phá và nước mặn là đại dương và biển.. Tất cả những sinh cảnh nơi có sự sống cư trú và có sự cộng sinh với nước ngọt hoặc nước mặn được coi là hệ sinh thái dưới nước. Nó nói về những hệ sinh thái nơi các thành phần sống phát triển tất cả các hoạt động của chúng trong nước, cho dù nước mặn hay nước ngọt. Bằng cách thích nghi với các hệ sinh thái dưới nước, chúng đã có thể có được những đặc điểm vật lý liên quan chặt chẽ và đã phát triển khác nhau trong những năm qua.

Tuy nhiên, hiện nay cùng với sự phát triển của công nghiệp hóa, hệ sinh thái dưới nước đã và đang bị ảnh hưởng trầm trọng, đặc biệt khi nước thải công nghiệp không được qua xử lí hoặc xử lí sơ sài gây ô nhiễm nguồn nước. Với nguồn nước ngầm thì ngoài việc các cặn lơ lửng ở trên nước mặt, các chất thải nặng sẽ bị lắng xuống đáy sông, sau quá trình phân huỷ, một phần lượng chất này sẽ được các sinh vật tiêu thụ, còn một phần thấm xuống dưới mạch nước (nước ngầm) thông qua đất, sẽ làm biến đổi khá lớn tính chất của loại nước này với một chiều hướng xấu (do các chất chứa nhiều chất hữu cơ, kim loại nặng…). Còn với nguồn nước mặt thì có khá nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây ra sự mất cân bằng giữa lượng chất thải ra ngoài môi trường nước như: rác thải sinh hoạt hay những chất hữu cơ,… và khi các sinh vật tiêu thụ lượng chất thải này sẽ làm cho các chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng,… không được phân huỷ hết, nên vẫn còn lưu lại ở trong nước khối lượng không hề nhỏ, dẫn tới việc nước mất dần đi sự tinh khiết, trong sạch ban đầu, làm cho chất lượng nguồn nước ngày càng bị suy giảm nghiêm trọng hơn. Đối với sinh vật nước thì nước thải công nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến chúng, đặc biệt đối với những sinh vật vùng sông, do nước ở vùng này chịu tác động của ô nhiễm nhiều nhất. Có rất nhiều loài thuỷ sinh do phải hấp thụ các chất độc trong nước với thời gian kéo dài mà đã gây biến đổi trong cơ thể, trong đó có một số trường hợp gây đột biến gen. Cụ thể là hàng loạt tôm cá và những sinh vật dưới nước chậm phát triển. Khi mức độ ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép, chúng sẽ không thể thích nghi được, dẫn đến cái chết hàng loạt, làm tài nguyên, cũng như hệ sinh thái dưới nước bị suy kiệt. Nếu ăn cá bị nhiễm độc, sức khỏe con người cũng bị đe dọa. Không chỉ ảnh hưởng đến hệ sinh vật sống dưới nước mà một trong những tác hại của ô nhiễm nước còn ảnh hưởng đến đời sống của hệ thực vật trên cạn. Cụ thể, dùng nước bị ô nhiễm để tưới tiêu cho cây trồng, hoa màu sẽ khiến chúng bị còi cọc, chậm phát triển. Nếu mức độ nhiễm bẩn của nước quá lớn còn làm thực vật bị chết hàng loạt, đất đai ngày càng bị cằn cỗi, dễ xói mòn.

Vậy Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền đã đem lại sự khác biệt bằng cách nào? Công nghệ xử lý nước thải bằng giá thể vi sinh - quy trình xử lý nước bằng phương pháp sinh học nhân tạo tối tân đã được đưa vào thực tiễn. Phương pháp này chủ yếu dựa trên sự sống của những vi sinh vật có trong nước, trong đó có sinh vật hoại sinh. Để giúp các chủng vi sinh vật dễ dàng sinh sôi và phát triển, người ta sẽ bổ sung vào bể xử lý nước loại vật tư gọi là giá thể vi sinh. Giá thể vi sinh trong bể sinh học được xem như một môi trường lý trưởng để vi khuẩn cư trú, sinh sản và hình thành nên quần thể vi sinh vật. Lớp màng sinh học phát triển ở bề mặt giá thể có dạng nhầy, độ dày từ 1- 3 mm hoặc có thể hơn. Để duy trì sự sống và thuận lợi sinh trưởng, vi sinh sẽ ăn các chất hữu cơ cùng với khoáng chất có trong bể nước thải. Sau khi hấp thụ, tiêu hoá và thải bỏ chất hữu cơ thì các vi khuẩn sẽ chết đi. Sau khi chết chúng trôi theo dòng nước mang chất hữu cơ ra ngoài. Từ đó hình thành nên lớp bùn. Cuối cùng để lại lượng nước đạt yêu cầu xử lý trước khi được đưa ra ngoài môi trường.

Phương pháp này có nhiều ưu điểm vượt trội và giúp tăng hiệu suất, hiệu quả xử lý triệt để và không cần sự tác động của con người vào bể sinh học. tiết kiệm năng lượng, có thể tái sử dụng nước và góp phần vào tính bền vững lâu dài, đem đến những thay đổi tích cực đối với hệ sinh thái dưới nước. Khi chất lượng nước thải được cải thiện, môi trường sống của các sinh vật cũng như thảm thực vật dưới nước trở nên lành mạnh hơn, giữ gìn được sự đa dạng sinh học không kém gì so với nguồn nước tự nhiên.

Là một công ty bất động sản công nghiệp, việc quy hoạch, khai thác và cho thuê kinh doanh trên đất là những hoạt động chủ yếu của công ty, vậy Shinec – Chủ đầu tư khu công nghiệp Nam Cầu Kiền đã làm thế nào để chứng minh được triết lý kinh doanh của mình: ‘Kinh doanh trên đất – trả lại cho đất’ Người ta thường ví cây xanh như lá phổi của trái đất nhằm khẳng định vai trò của thảm thực vật với hệ sinh thái nói chung và sức khỏe của con người nói riêng. Tuy nhiên một thực tế thường thấy là việc khai thác đất phục vụ phát triển công nghiệp phần lớn đi đôi với sự xuống cấp của môi trường đất và thảm thực vật, điều này mang lại lợi ích tức thời nhưng không bền vững, để lại hệ lụy lâu dài.

Là một công ty bất động sản công nghiệp, việc quy hoạch, khai thác và cho thuê kinh doanh trên đất là những hoạt động chủ yếu của công ty, vậy Shinec – Chủ đầu tư khu công nghiệp Nam Cầu Kiền đã làm thế nào để chứng minh được triết lý kinh doanh của mình: ‘Kinh doanh trên đất – trả lại cho đất’ Người ta thường ví cây xanh như lá phổi của trái đất nhằm khẳng định vai trò của thảm thực vật với hệ sinh thái nói chung và sức khỏe của con người nói riêng. Tuy nhiên một thực tế thường thấy là việc khai thác đất phục vụ phát triển công nghiệp phần lớn đi đôi với sự xuống cấp của môi trường đất và thảm thực vật, điều này mang lại lợi ích tức thời nhưng không bền vững, để lại hệ lụy lâu dài.

Với tầm nhìn hướng đến một khu công nghiệp sinh thái tiêu chuẩn, có thể dễ dàng nhận thấy thảm thực vật trong khu công nghiệp Nam Cầu Kiền được chú trọng quy hoạch một cách tối ưu. Các công ty sản xuất được bao quanh bởi các rặng cây cổ thụ, đây là những vách ngăn bụi bặm và tiếng ồn với cộng đồng dân cư xung quanh. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư được Shinec miễn tiền dịch vụ cơ sở mỗi năm 15.000 đồng/m2, nếu chủ động trồng thêm cây xanh phủ quanh mặt dựng nhà máy. Như vậy, tương đương doanh nghiệp thuê hai héc ta có thể tiết kiệm 300 triệu đồng tiền dịch vụ cơ sở hằng năm. Đây là một trong những cách Shinec thực hiện để 31% diện tích đất Nam Cầu Kiền được sử dụng cho các công trình cây xanh, vượt 6% theo tiêu chí xác định một khu công nghiệp sinh thái trong Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế.

Không chỉ là số lượng, mà chất lượng và sự đa dạng sinh học của thảm thực vật trong khu công nghiệp sẽ khiến nhiều người không khỏi bất ngờ. Cây cối tại khu công nghiệp được quy hoạch theo nhiều tầng, tán với rất nhiều giống cây khác nhau mà mỗi cây trồng khi được lựa chọn đều có mục đích và lợi ích riêng. Mô hình này nhằm đưa thảm thực vật tại đây trở nên thuận tự nhiên nhất có thể, mang lại hiệu quả cao về bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên cho khu công nghiệp. Có thể tưởng tượng đây như một khu rừng nhiệt đới thu nhỏ gồm 3 tầng cây chính: tầng cao, tầng trung và tầng thấp đem, mỗi tầng có ưu điểm và lợi ích khác nhau tuy nhiên đều góp phần vào giảm khói bụi , giảm thiểu lượng CO2, giảm nhiệt độ môi trường - hiệu ứng đồng bộ với hệ sinh thái trong môi trường nước.

Một số loài cây thường được lựa chọn trồng trong khu công nghiệp như: cây long não có tác dụng khử mùi, hạn chế các loại côn trùng có hại; cây phi lao lá kim với khả năng sống mạnh mẽ do bộ rễ có những vi sinh vật sống cộng sinh có khả năng cố định đạm, chúng đem lại bóng mát và làm đẹp cho cảnh quan. Ngoài ra còn có rất nhiều cây xanh lá to: cây keo, cây sấu , các loại cây ăn quả khác nhau. Những loại cây thân gỗ này, khi trưởng thành sẽ cùng với nhau hợp thành một tầng gọi là tầng tán, với độ cao và cấu trúc không hoàn toàn đồng đều nhau. Tầng tán bao hàm phần chủ yếu trong cấu trúc ba chiều của thảm thực vật, hình thành nên "trần" hay "mái" và các cây thuộc tầng tán có khả năng quang hợp với năng suất cao do nhận được nhiều ánh sáng, phát huy vai trò như máy lọc CO2, cung cấp O2 và trả lại sự trong lành cho môi trường. Thảm cỏ và cây bụi thuộc tầng thấp của thảm thực vật, ngoài một số công dụng chung, chúng đặc biệt giữ cho đất được ẩm và không bị mặt trời nung nóng.

Nhờ vậy, các loại cây này có thể bảo vệ đất và mang lại một cảm giác mát mẻ cho con người. Những thảm cỏ tươi xanh mơn mởn, thêm vào đó là những loại hoa nhiều màu sắc tạo nên vẻ đẹp hài hòa, khiến mọi người cảm thấy thư giãn và thoải mái.

Có thể nói Shinec với dự án Khu công nghiệp sinh thái Nam Cầu Kiền đã và đang tiếp tục là một trong những lá cờ tiên phong trong lĩnh vực đầu tư phát triển kinh tế bền vững tại Việt Nam . Đây là hành trình dài hơi của những con người thực sự tâm huyết với môi trường thiên nhiên, sức khỏe con người, mong muốn trả lại cho đất như những gì vốn có.

Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

eMagazine
kinhdoanhvaphattrien.vn | 10/05/2024