Elon Musk tuyên bố muốn biến Twitter thành một “siêu ứng dụng”.
Elon Musk tuyên bố muốn biến Twitter thành một “siêu ứng dụng”.

Elon Musk và mối lương duyên mang tên Twitter

Elon Musk đã chính thức trở thành ông chủ của mạng xã hội Twitter hôm 28/10 với thương vụ trị giá 44 tỷ USD.

Elon Musk từ lâu đã được biết đến là một trong những người đam mê Twitter, tuy nhiên ông muốn tạo ra sự ảnh hưởng thậm chí còn lớn hơn trên nền tảng này. Sau khi âm thầm mua lại phần lớn cổ phần của công ty, ông đã đề nghị mua lại toàn bộ Twitter. Để thanh toán cho vụ mua bán chấn động này, ông đã vay 13 tỷ USD từ các ngân hàng lớn như Morgan Stanley, Bank of America và trả khoản tiền còn lại bằng tiền mặt.

Đây là một trò chơi thuần túy chính trị của Elon Musk. Thương vụ mua lại này sẽ cho phép ông ấy gây ảnh hưởng lên các nhân vật chính trị. Bằng cách kiểm soát Twitter, Elon Musk bằng cách nào đó trở thành ông chủ của cựu tổng thống Mỹ Donald Trump. Nỗ lực này cũng sẽ cho phép ông ấy thao túng nhận thức về giá trị các cổ phiếu của ông, mà từ đó ông xây được phần lớn khối tài sản.

Trong một cuộc phỏng vấn với TED ngay sau khi công bố giá thầu của mình, tỉ phú Elon Musk đã chia sẻ về một số kế hoạch của mình. Ông cho hay “Tôi nghĩ điều rất quan trọng là phải có một nền tảng toàn diện cho quyền tự do ngôn luận, Twitter đang trở thành một quảng trường kỹ thuật số, nơi các vấn đề quan trọng đối với tương lai của nhân loại được tranh luận và là nơi mọi người có thể tự do thể hiện quan điểm trong giới hạn của luật pháp”.

Tỷ phú Mỹ cho biết, quyết định mua lại Twitter của ông không phải để kiếm tiền. Ông muốn nắm quyền kiểm soát để có thể biến thuật toán Twitter thành mã nguồn mở và tăng tính minh bạch với người dùng. Ông cũng muốn chính sách quản lý nội dung mềm mỏng hơn, hạn chế những lệnh cấm sử dụng vô thời hạn và chuyển sang có thời hạn ngắn.

Elon Musk tuyên bố muốn biến Twitter thành một “siêu ứng dụng”.
Đến nay, nhà sáng lập Tesla vẫn chưa đưa ra kế hoạch cụ thể để phát triển “X”.

Một “siêu ứng dụng” X như Wechat của khu vực châu Âu

Ngay sau khi kế hoạch nối lại thỏa thuận mua lại Twitter được tiết lộ, vị tỷ phú người Mỹ Elon Musk đã chia sẻ trên mạng xã hội rằng: “Mua lại Twitter là một bước bứt phá để tạo ra X, siêu ứng dụng mọi thứ”. Musk nói rằng muốn “làm cho Twitter tốt hơn bao giờ hết”, “trở thành quảng trường kỹ thuật số, nơi có thể tranh luận mọi ý kiến một cách lành mạnh mà không cần dùng đến bạo lực” hay “loại bỏ hoàn toàn tài khoản ảo và xác nhận tất cả người dùng”. Đây đều là những phát ngôn cho thấy mục tiêu rõ ràng và tham vọng to lớn của tỷ phú người Mỹ, ông muốn Twitter như một ứng dụng đa năng, len lỏi sâu vào từng người dùng trong mọi hành vi của cuộc sống. Người dùng có thể gọi taxi hoặc xe hơi, gửi tiền cho bạn bè hay thân nhân hay thanh toán hóa đơn mua sắm trực tuyến.

Trong một cuộc hỏi/đáp với các nhân viên Twitter vào tháng 6/2022, Elon Musk nhấn mạnh rằng vẫn chưa có một siêu ứng dụng giống như WeChat ở bên ngoài khu vực châu Á. Ông cho biết, “Tại Trung Quốc, về cơ bản là các bạn sống nhờ We Chat”. Có vẻ như tỷ phú người Mỹ đang lấy cảm hứng từ mạng xã hội hàng đầu của Trung Quốc để hoạch định hướng tương lai của Twitter.

Tuy nhiên theo nhận định, làm việc này sẽ không dễ dàng. Twitter vốn chẳng phải là một hãng non trẻ mà là một doanh nghiệp đã được xây dựng nhiều năm với cấu trúc và phương thức hoạt động riêng, hình thành nền văn hóa của chính họ. Việc Elon Musk cố gắng thay đổi mọi thứ quá nhanh với quy mộ rộng có thể khiến mọi thứ trở nên hỗn loạn, nhất là khi ông phải vay nợ ngân hàng để có thể hoàn thành thương vụ 44 tỷ USD và gánh khoản lãi vay lên tới 1 tỷ USD/năm. Người ủng hộ thì cho rằng nhà sáng lập Tesla đang làm đúng vì nếu muốn cải tổ lại Twitter thì phải có những bước đi lớn và táo bạo, thế nhưng người phản đối thì cho rằng nước cần uống từng ngụm, đường cần đi từng bước vì chỉ một bước đi sai là “sai 1 li đi 1 dặm”.

Hiện Twitter còn cả núi việc cần phải làm, từ những khoản nợ kỹ thuật khổng lồ cho đến việc gia tăng doanh thu quảng cáo sau khi hàng loạt thương hiệu từ bỏ mạng xã hội này vì Elon Musk và việc sa thải lượng lớn nhân viên chỉ khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn.

Đến nay, nhà sáng lập Tesla vẫn chưa đưa ra kế hoạch cụ thể để phát triển “X”. Với việc đang tồn tại rất nhiều vấn đề, từ câu chuyện sa thải và những ứng dụng tính phí mới đến thiên hướng quản trị con người, nội dung và bắt kịp xu hướng người dùng hơn là phát triển công nghệ mới, gây đột phá sản phẩm. Chuyên gia Turner Novak một nhà đầu tư chuyên góp vốn cho các startup ngán ngẩm cho biết, “Twitter cuối cùng sẽ trở thành một doanh nghiệp ngập trong rắc rối với hàng đống nợ”.

Khi được hỏi về tương lai, Elon Musk từng ngỏ ý biến Twitter thành một siêu ứng dụng thế nhưng những tính năng như liên lạc, mua sắm hay thanh toán hiện nay đang được thống trị bởi nhiều ứng dụng lớn tại Mỹ và vẫn chưa rõ Elon Musk sẽ xô đổ các đối thủ này như thế nào, làm sao để thuyết phục người tiêu dùng từ bỏ chúng để chuyển qua dùng dịch vụ của Twitter? Đây là câu hỏi cần có thời gian để trả lời, nhà sáng lập Tesla còn rất nhiều việc để làm phía trước để hoàn thành mục tiêu của mình. Theo nhận xét và phân tích cho rằng ông sẽ đối mặt với nhiều thách thức để thực hiện hóa giấc mơ về một “siêu ứng dụng”, nhất là với môi trường công nghệ cạnh tranh nhau dữ dội hiện nay.