ISSN-2815-5823
Thứ năm, 06h08 22/02/2024

Thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển bền vững của doanh nghiệp

(KDPT) - Ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) trong thời kỳ của cách mạng 4.0, chuyển đổi số, kinh tế số và trí tuệ nhân tạo đang là xu hướng phát triển bền vững trên toàn thế giới và ở Việt Nam cũng vậy. Đây là điều kiện tiên quyết là sự sống còn của doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam.
Tác động của công nghệ 5G hướng tới cách mạng xanh Thương mại điện tử sẽ tiếp tục bùng nổ trong năm 2024

Hiện tại, nhiều đạo luật ở Việt Nam về thúc đẩy phát triển bền vững cho thị trường KHCN đã bộc lộ những hạn chế, bất cập với thực tiễn đã làm cản trở sự ứng dụng KHCN vào sáng tạo ở doanh nghiệp kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, môi trường. Do đó, cần có những quyết sách phù hợp cho doanh nghiệp được ứng dụng KHCN nhanh, sáng tạo, đổi mới sáng tạo để phát triển bền vững cùng đất nước.

Khoa học và công nghệ là nguồn lực quan trọng của phát triển kinh tế. Việc ứng dụng KHCN trong thời kỳ cách mạng 4.0, chuyển đổi số, kinh tế số và trí tuệ nhân tạo đang trở thành xu hướng phát triển bền vững ở cả thế giới và Việt Nam. Đây là một yếu tố quan trọng và cấp thiết để doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam có thể tồn tại và phát triển trong môi trường kinh doanh cạnh tranh, phát triển kinh tế nhanh và bền vững.

Ở các nước có nền kinh tế phát triển, vai trò quan trọng của công nghệ, kỹ thuật là không thể bàn cãi, cùng với cuộc cách mạng đã đưa sự phát triển kinh tế cạnh tranh giữa các quốc gia tiến đến một trang mới. Việt Nam đang trong quá trình phát triển nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mặc dù đạt được nhiều thành tựu to lớn nhưng vẫn còn kém phát triển so với các nước khu vực và thế giới, đồng thời gặp nhiều thách thức khi mở cửa thị trường, tăng cường hợp tác quan hệ ngoại giao về kinh tế, hợp tác chiến lược với nhiều cường quốc trên thế giới đã đòi hỏi Việt Nam cần quyết liệt hành động nhanh, trọng tâm, trọng điểm và đúng hướng để vừa vượt qua thách thức, vừa chớp lấy cơ hội để phát triển Việt Nam hùng cường.

Vai trò của KHCN với sự phát triển của doanh nghiệp

KHCN có nhiều vai trò quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp như:

1. Nâng cao năng suất và hiệu quả kinh doanh: KHCN đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường năng suất lao động, giảm thiểu lỗi lầm và tối ưu hóa quy trình sản xuất. Các công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo và tự động hóa giúp nâng cao hiệu suất sản xuất, giảm thiểu thời gian và chi phí, từ đó cải thiện lợi nhuận và cạnh tranh.

2. Tăng cường khả năng nghiên cứu và phát triển: KHCN và trí tuệ nhân tạo mang lại những tiến bộ đáng kể trong việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm và dịch vụ mới. Điều này giúp doanh nghiệp và doanh nhân có khả năng cải tiến và đổi mới để đáp ứng nhu cầu của thị trường, từng bước xây dựng nền tảng công nghệ và thương hiệu vững mạnh.

3. Mở ra cơ hội kinh doanh mới: Chuyển đổi số và kinh tế số tạo ra cơ hội mới cho doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam. Mô hình kinh doanh trực tuyến, thương mại điện tử, tiếp thị số và các dịch vụ trực tuyến khác đang phát triển mạnh mẽ. Các công nghệ mới cũng liên kết và thúc đẩy sự xuất hiện của các ngành công nghiệp mới.

4. Nâng cao sự cạnh tranh và thâm nhập thị trường quốc tế: Sự phát triển KHCN và trí tuệ nhân tạo là một yếu tố quan trọng trong việc nâng cao sự cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế. Các công ty Việt Nam có thể tận dụng công nghệ để tạo ra những sản phẩm và dịch vụ độc đáo, từ đó mở rộng và thâm nhập vào thị trường quốc tế.

5. Phát triển bền vững và thúc đẩy sự phát triển quốc gia: Sự ứng dụng của KHCN trong thời kỳ cách mạng 4.0 không chỉ tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế bền vững mà còn tạo ra những cơ hội tăng trưởng và phát triển cho cả doanh nghiệp và quốc gia. Việc tạo ra công ăn việc làm, tăng cường năng lực sản xuất và cải thiện chất lượng cuộc sống là những lợi ích quan trọng mà KHCN mang lại.

“Khi một cuộc cách mạng công nghệ mới xuất hiện thì cũng xuất hiện những lợi thế mới. Lợi thế đó có thể đến từ chính những điểm yếu của một đất nước, một dân tộc”.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng

Có một số đạo luật ở Việt Nam về thúc đẩy phát triển bền vững cho thị trường KHCN. Việt Nam xác định đổi mới sáng tạo, phát triển và ứng dụng KHCN tiên tiến, nhất là công nghệ cao là một nội dung cốt lõi của quá trình công nghiệp hóa theo hướng hiện đại, gắn với xây dựng quốc gia khởi nghiệp, doanh nghiệp khởi nghiệp, thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững đất nước.

Văn bản pháp lý tạo hành lang phát triển cho KHCN

Một số văn bản pháp lý tạo hành lang phát triển cho KHCN của Việt Nam như:

Ngày 11/5/2022, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 569/QĐ-TTg ban hành Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030. Đến năm 2030, KHCN và đổi mới sáng tạo (ĐMST) được phát triển vững chắc, thực sự trở thành động lực tăng trưởng, nâng cao đóng góp của KHCN và đổi mới sáng tạo vào tăng trưởng kinh tế thông qua các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; đóng vai trò quan trọng phát triển công nghiệp mũi nhọn, trọng tâm là công nghiệp chế biến, chế tạo. Chiến lược thể hiện xuyên suốt, đồng bộ trong 5 nội dung chính, gồm: (i) Quan điểm phát triển KHCN&ĐMST; (ii) Mục tiêu phát triển KHCN&ĐMST; (iii) Định hướng chủ yếu phát triển KHCN&ĐMST; (iv) Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển KHCN&ĐMST; (v) Tổ chức thực hiện.

Ngày 16/6/2022, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) (sau đây gọi tắt là Luật SHTT 2022) đã được Quốc hội thông qua, thể hiện rõ trong chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước về hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, công nghiệp hóa và hiện đại hóa để chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, phát triển nhanh và bền vững dựa vào KHCN&ĐMST và chuyển đổi số.

Ngày 17/11/2022, tại Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nghị quyết đã nêu lên tình hình, đưa ra quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn và 10 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu (trong đó có nhiệm vụ, giải pháp thứ hai và thứ năm của Nghị quyết có đề cập đến những vấn đề liên quan đến KHCN&ĐMST).

Hiện ở Việt Nam, các chính sách khuyến khích, chương trình đào tạo, hội thảo trong và ngoài nước tới các doanh nghiệp sớm tiếp cận các tiến bộ KHCN, nghiên cứu, sáng kiến và ứng dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để đem lại lợi ích kép về tăng hiệu suất và hiệu quả phát triển bền vững.

Thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển bền vững của doanh nghiệp
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt phát biểu khai mạc Hội thảo Đánh giá Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia diễn ra ngày 11/11/2023.

Tại Hội thảo Đánh giá Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia diễn ra ngày 11/11/2023, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết, ngày 4/5/2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong đó giao Bộ KH&CN nhiệm vụ: "Tập trung xây dựng, thúc đẩy các hoạt động ứng dụng, nghiên cứu phát triển, chuyển giao các công nghệ chủ chốt của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư". Với các ý kiến, góp ý, định hướng, có thể thấy Việt Nam đang thể hiện quyết tâm mạnh mẽ trong nhanh chóng tham gia thị trường cách mạng số như thế nào, đánh giá và coi trọng mục tiêu để tạo ra các sản phẩm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh; hỗ trợ phát triển và đổi mới các mô hình quản trị, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức trong các lĩnh vực ưu tiên cần chuyển đổi số.

Thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển bền vững của doanh nghiệp
TS. LS Phạm Hồng Điệp - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Shinec, Chủ đầu tư KCN Sinh thái Nam Cầu Kiền (đứng thứ 6, hàng đầu từ trái sang) nhận Giải thưởng Môi trường Việt Nam do Bộ Tài nguyên và Môi trường vinh danh.

Ngày 22/11/2023, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội thảo: “Tăng cường hiệu quả của chính sách đổi mới sáng tạo: Kinh nghiệm của Australia và đề xuất cho Việt Nam. Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy cho biết, trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng như chuyển đổi số diễn ra ngày càng mạnh mẽ, Việt Nam không thể đứng ngoài quá trình này mà đã từng bước thay đổi “cuộc chơi” cùng với thế giới. Theo đó, Chính phủ, các bộ, ngành, trong đó có Bộ Khoa học và Công nghệ, đã liên tục cập nhật, thay đổi chính sách hướng tới thúc đẩy KHCN&ĐMST trong sản xuất công nghiệp.

Ngày 22/11/2023, tại Hà Nội, Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia (Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam) phối hợp với Viện Thông tin Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc (Bộ Khoa học, Công nghệ Thông tin và truyền thông Hàn Quốc) tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Phát triển Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học, công nghệ và Dịch vụ thông tin thông minh hỗ trợ đổi mới sáng tạo” phát triển cơ sở dữ liệu quốc gia về KHCN và dịch vụ thông tin thông minh. Hai bên thống nhất tiếp tục đẩy mạnh hợp tác về thông tin khoa học và công nghệ chuyển giao các hệ thống phân tích thông tin tiên tiến của Hàn Quốc cho Việt Nam.

Thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển bền vững của doanh nghiệp
Đổi mới sáng tạo được xác định là một trong những đột phá chiến lược mới của Việt Nam trong giai đoạn 10 năm tới.

Nhiều hoạt động, giải pháp triển khai ứng dụng, các chương trình nghiên cứu, khởi nghiệp được diễn ra hàng năm, nhưng vẫn chưa kịp để đáp ứng tốc độ phát triển KHCN của toàn cầu. Mặc dù nền kinh tế thị trường sôi động và “khao khát” môi trường đầu tư lâu dài của các khách hàng lớn đến Việt Nam ngày càng gia tăng, nhưng các chính sách, luật pháp của Việt Nam chưa thực sự đưa được vào thực tiễn mạnh mẽ. Cùng với đó, thực trạng phát triển của nhiều doanh nghiệp còn non trẻ, quy mô chưa xứng tầm đã thể hiện nhiều mặt hạn chế. Điều này đã làm chậm lại quá trình đưa KHCN vào thực tế ứng dụng, thu hút đầu tư các doanh nghiệp lớn, phát triển các lĩnh vực phụ trợ các công nghiệp trọng điểm trên thế giới, đặc biệt trong phát triển xu hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.

Trình độ phát triển công nghệ của Việt Nam cách biệt rất lớn với các nước và tụt hậu hàng thập kỷ. Trình độ lao động chuyển dịch từ lao động nông nghiệp, công nghệ thấp sang công nghệ cao, đổi mới sáng tạo còn chậm, đặc biệt các lĩnh vực công nghiệp điện tử, dịch vụ… Để hội nhập kinh tế, ngoài năng lực nội sinh của một quốc gia thì KHCN sẽ dẫn lối con đường vận dụng tư duy con người trong sử dụng hiệu quả các công cụ để đạt những thành tựu sáng tạo, bắt kịp nhanh tri thức mới để phát triển nhanh nền kinh tế.

Thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển bền vững của doanh nghiệp

Phát triển KHCN, chuyển đổi số là quá trình chuyển đổi các quá trình kinh doanh và xã hội từ hình thức truyền thống sang công nghệ cao, công nghệ số. Kinh tế 4.0 là việc sử dụng công nghệ số để tạo ra giá trị kinh tế. Một trong những yếu tố then chốt trong việc tạo ra hiệu quả và cạnh tranh cho doanh nghiệp, đặc biệt là ở môi trường doanh nghiệp Việt Nam.

Xu hướng toàn cầu này cũng đang có ảnh hưởng sâu rộng đến môi trường doanh nghiệp ở Việt Nam. Việc áp dụng các công nghệ mới và tạo ra môi trường kinh doanh số là một thách thức và cơ hội cho các doanh nghiệp tại Việt Nam.

Thách thức và giải pháp tháo gỡ

Các thách thức có thể kể đến như:

1. Quy định hạn chế và phức tạp: Một số đạo luật có thể áp dụng quy định hạn chế và phức tạp, đặc biệt đối với các quy trình, thủ tục và kiểm soát môi trường. Điều này có thể làm phức tạp quá trình đăng ký, tiến hành nghiên cứu và phát triển các công nghệ mới. Một số đạo luật có thể quá trừng phạt hoặc không linh hoạt đối với các hoạt động sáng tạo và ứng dụng thực tiễn của KHCN trong môi trường doanh nghiệp, doanh nghiệp nguồn lực mải mê tập trung tuân thủ, giảm thiểu sai sót, vi phạm các lĩnh vực nặng mà không thể phát triển, sáng tạo.

2. Thủ tục pháp lý phức tạp: Quá trình xin giấy phép, báo cáo và tuân thủ có thể phức tạp và đòi hỏi quá nhiều tài liệu, làm tăng chi phí và thời gian cho các doanh nghiệp muốn thực hiện các dự án KHCN.

3. Thiếu các chính sách khuyến khích: Một số điều luật có thể thiếu các chính sách khuyến khích hoặc cơ chế kích thích các doanh nghiệp sử dụng và phát triển công nghệ KHCN. Điều này có thể làm giảm động lực của doanh nghiệp để đầu tư và sáng tạo trong lĩnh vực này.

4. Thiếu sự tương tác giữa các bộ phận của Chính phủ và doanh nghiệp: Đôi khi, sự tương tác giữa các bộ phận của Chính phủ và doanh nghiệp trong việc thúc đẩy sự ứng dụng của KHCN có thể không hiệu quả. Điều này có thể làm giảm tính linh hoạt và khả năng thích ứng của các đạo luật đối với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc đánh giá và xử lý các hạn chế này là một quá trình liên tục và dần dần cải thiện được các chính sách và quy định để đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững và sáng tạo trong lĩnh vực KHCN.

5. Thiếu chương trình hỗ trợ cụ thể: Có thể thiếu các chính sách hỗ trợ cụ thể để khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào nghiên cứu và phát triển công nghệ, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế tuần hoàn và bảo vệ môi trường.

6. Tài chính: Có thể thiếu các nguồn lực tài chính và hỗ trợ để các doanh nghiệp thực hiện các dự án sáng tạo và ứng dụng công nghệ vào các lĩnh vực kinh tế xanh và bảo vệ môi trường.

Thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển bền vững của doanh nghiệp
Phương pháp luận ST-2-3-5 với mô hình sinh thái ST và cách làm 2-3-5.

Để giải quyết những hạn chế này, cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng và điều chỉnh chính sách và đạo luật để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự ứng dụng của KHCN vào sáng tạo và phát triển bền vững trong các doanh nghiệp. Đồng thời, cần thiết lập các chương trình hỗ trợ cụ thể và đa dạng hóa nguồn lực tài chính để khuyến khích và thúc đẩy sự đổi mới trong lĩnh vực này.

Để tháo gỡ rào cản trong ứng dụng KHCN và thúc đẩy phát triển bền vững, có một số chính sách và biện pháp có thể áp dụng như:

1. Tăng cường đầu tư và nghiên cứu phát triển công nghệ: Đây là yếu tố quan trọng để nâng cao tiềm năng và khả năng cạnh tranh của ứng dụng công nghệ. Chính phủ và các tổ chức liên quan cần tạo điều kiện tốt hơn để các nhà nghiên cứu và công ty có thể tiếp cận nguồn lực và tài chính để phát triển công nghệ mới. Chính phủ có thể thiết lập các khoản đầu tư và các chính sách khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức nghiên cứu và trường đại học tham gia vào việc nghiên cứu và phát triển công nghệ mới.

2. Định rõ và thúc đẩy quyền sở hữu trí tuệ: Chính phủ và cơ quan chức năng cần thiết lập và áp dụng chính sách bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ để khuyến khích sáng tạo và công bằng trong việc chia sẻ công nghệ. Điều này cũng đảm bảo rằng người tạo ra công nghệ nhận được công bằng về lợi ích và khuyến khích đầu tư vào nghiên cứu và phát triển. Khuyến khích sự hợp tác công tư, tạo điều kiện thuận lợi và cơ chế khuyến khích hợp tác giữa doanh nghiệp, tổ chức nghiên cứu và trường đại học để tận dụng tối đa nguồn lực và kiến thức.

3. Phát triển hạ tầng công nghệ: Để ứng dụng công nghệ phát triển bền vững, cần đầu tư vào hạ tầng công nghệ, bao gồm mạng lưới viễn thông và internet. Điều này giúp mở rộng phạm vi tiếp cận công nghệ và tăng khả năng sử dụng ứng dụng công nghệ trong các lĩnh vực như nông nghiệp, y tế và môi trường.

4. Hỗ trợ và khuyến khích doanh nghiệp công nghệ: Chính phủ cần xây dựng một môi trường thân thiện và ổn định cho doanh nghiệp công nghệ để khuyến khích sự đầu tư và phát triển. Điều này có thể bao gồm giảm thuế và lệ phí, tạo điều kiện định cư nhanh cho chuyên gia công nghệ và cung cấp hỗ trợ tài chính cho các dự án công nghệ tiềm năng.

5. Tạo ra các chính sách, quy định đảm bảo an toàn và bảo vệ dữ liệu: Để tăng lòng tin và đảm bảo an toàn với việc ứng dụng công nghệ, Chính phủ cần thiết lập chính sách và quy định rõ ràng về bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư của người dùng. Những biện pháp trên có thể giúp tháo gỡ rào cản và thúc đẩy phát triển bền vững trong ứng dụng KHCN. Tuy nhiên, cần có sự hợp tác giữa Chính phủ, doanh nghiệp và công đồng để đạt được kết quả tốt nhất.

6. Chính sách thuế ưu đãi: Chính phủ có thể thiết lập chính sách thuế ưu đãi đối với các hoạt động nghiên cứu và phát triển, cũng như việc áp dụng công nghệ mới trong sản xuất, đặc biệt là ứng dụng hiệu quả trong các lĩnh vực chuyển đổi nhanh về phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn, quản lý dữ liệu số…

7. Hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Chính phủ có thể cung cấp hỗ trợ để đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có chuyên môn cao trong lĩnh vực khoa học công nghệ.

8. Hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng KHCN trong phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn: Cung cấp tài nguyên và tài chính trong đào tạo, phát triển KHCN và ứng dụng tại chỗ, có chính sách uu đãi cho các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, cải tiến công nghệ để nâng cao năng suất, giảm thiểu rủi ro về môi trường, hiệu quả về tăng cường năng lực cạnh tranh, đồng thời tạo môi trường tốt để thu hút đầu tư các doanh nghiệp lớn trên thế giới đến đầu tư, hợp tác, hình thành các cộng sinh công nghiệp - 4.0.

Thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển bền vững của doanh nghiệp
Đổi mới sáng tạo - “đòn bẩy” giúp doanh nghiệp bứt phá.

Việc ứng dụng KHCN trong thời kỳ của cách mạng 4.0, chuyển đổi số, kinh tế số, và trí tuệ nhân tạo đang đóng vai trò cực kỳ quan trọng và cấp thiết trong sự phát triển bền vững ở cả thế giới và Việt Nam. Đây đã trở thành điều kiện tiên quyết cho sự sống còn của doanh nghiệp và doanh nhân ở Việt Nam./.

TS.LS Phạm Hồng Điệp, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Shinec

Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

eMagazine
kinhdoanhvaphattrien.vn | 21/05/2024