ISSN-2815-5823
Thứ năm, 14h24 21/01/2021

Túm cổ áo CSGT, Chi Cục trưởng ở Tuyên Quang đối mặt với khung phạt nào?

Cover image
(KDPT) – Liên quan đến vụ việc Chi cục trưởng Chi cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình (KHHGD) tỉnh Tuyên Quang vi phạm nồng độ cồn trong khi tham gia giao thông, có hành vi tấn công một trung uý cảnh sát giao thông (CSGT) đang gây xôn xao dư luận, bà Nguyễn Thị Điển – Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, ngoài mức xử phạt hành chính 38 triệu đồng do Công an TP Tuyên Quang đề nghị, thì cần xác định có yếu tố chống người thi hành công vụ để xử hay không?

Ngày 11/1, ông Lại Quốc Đạt, Chi cục trưởng Chi cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình (KHHGD) tỉnh Tuyên Quang có hành vi sử dụng rượu bia trong khi điều khiển xe ô tô nhãn hiệu Toyota Prado BKS: 22A-059.88 và đã không chấp hành yêu cầu của người thi hành công vụ, khi được yêu cầu dừng phương tiện để kiểm tra. Cụ thể, ông Đạt đã không chấp hành mà bất ngờ túm cổ áo một trung úy cảnh sát giao thông (CSGT) nhằm quật ngã, kèm theo lời lẽ coi thường, xúc phạm người thi hành nhiệm vụ trước sự chứng kiến của nhiều người.

Được biết, ông Lại Quốc Đạt sau đó bị Công an TP.Tuyên Quang xử phạt hành chính 3 triệu đồng về hành vi cản trở người thi hành công vụ; bị xử phạt 35 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 23 tháng về hành vi điều khiển phương tiện giao thông khi hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép, cụ thể 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Luật sư Nguyễn Thị Điển (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội)

Trao đổi với PV KDPT, Luật sư Nguyễn Thị Điển, thuộc Đoàn luật sư TP Hà Nội, cho rằng trong trường hợp, nếu xác định được chính xác việc ông Lại Quốc Đạt khi tham gia giao thông đã lái xe ôtô phóng nhanh, lạng lách khi bị yêu cầu do nồng độ cồn đã không chấp hành hiệu lệnh còn túm cổ áo một cảnh sát giao thông thì hành vi này đã có dấu hiệu của tội chống người thi hành công vụ, qui định tại Điều 330 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).

Cơ quan chức năng có thẩm quyền cần phải làm rõ việc ông Lại Quốc Đạt có hành vi chống người thi hành công vụ hay không để xử lý đúng pháp luật, tránh sự hiểu lầm từ phía người dân khi cho rằng không công bằng khi xử lý hành vi vi phạm khi người dân vi phạm và cán bộ vi phạm. Trong trường hợp, nếu xác định được chính xác việc ông Lại Quốc Đạt khi tham gia giao thông đã lái xe ôtô phóng nhanh, lạng lách khi bị yêu cầu do nồng độ cồn đã không chấp hành hiệu lệnh còn túm cổ áo một cảnh sát giao thông thì hành vi này có đã dấu hiệu của tội “chống người thi hành công vụ”, qui định tại Điều 330 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).

Luật sư Nguyễn Thị Điển – Đoàn LSTP Hà Nội

Các hành vi của ông Đạt đã xâm phạm đến việc thực hiện nhiệm vụ của những người đang thi hành công vụ, thông qua đó xâm phạm đến hoạt động của nhà nước về quản lý hành chính trong lĩnh vực thi hành nhiệm vụ công, làm ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội, gây dư luận xấu trong xã hội.

Bà Điển cho hay, nếu cơ quan chức năng đủ căn cứ xác định ông Đạt vi phạm pháp luật về hình sự thì theo khoản 1 Điều 330, người vi phạm có thể bị phạt bị cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Bên cạnh đó, ngoài vi phạm luật giao thông đường bộ, Chi cục trưởng Chi cục Dân số – KHHGD còn vi phạm nghiêm trọng đạo đức, văn hóa ứng xử của cán bộ công chức được quy định trong Luật Cán bộ, công chức.

Luật sư Điển cho biết, với cương vị Chi Cục trưởng nhưng ông Đạt đã không chấp hành quy định về phòng chống tác hại của rượu, bia , còn có biểu hiện coi thường người thi hành công vụ, dùng vũ lực cản trở hoạt động công vụ, do đó cơ quan chức năng cần xử lý nghiêm minh để răn đe. Những hành vi của ông Đạt có dấu hiệu cấu thành tội “Chống người thi hành công vụ”.

Và hành vi của ông Đạt có thể gây tổn hại đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của cán bộ CSGT nên thỏa mãn dấu hiệu cấu thành tội phạm.

Như vậy, cần phải làm thật rõ hành vi của ông Lại Quốc Đạt đối với các chiến sỹ CSGT, sau đó căn cứ vào tính chất mức độ của sự việc để xử lý đúng pháp luật nhằm thực hiện nghiêm tinh thần thượng tôn pháp luật, bất kể đó là quan hay dân.

Tội chống người thi hành công vụ được qui định như thế nào trong pháp luật Việt Nam?
Căn cứ theo Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội chống người thi hành công vụ như sau:
“Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”.

MINH HẠ

Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

Longform
kinhdoanhvaphattrien.vn | 04/05/2024