ISSN-2815-5823
ÁNH DƯƠNG
Thứ ba, 14h46 10/10/2023

Xây dựng hệ thống dữ liệu toàn quốc về quy hoạch xây dựng

(KDPT) - Xây dựng hệ thống dữ liệu toàn quốc về quy hoạch phát triển đô thị, gắn xây dựng kế hoạch và thực hiện quy hoạch với phát triển thị trường nhà ở, thị trường bất động sản. Cổng thông tin công khai Quy hoạch xây dựng hiện đã tập hợp và công khai gần 2500 đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị và đang từng bước chuyển đổi sang định dạng GIS. Đây là cơ sở để tham khảo thông tin đầu tư các dự án nhà ở theo đúng quy hoạch được duyệt.

Đó là những thông tin trong báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội về triển khai nội dung giám sát của Quốc hội về thực hiện một số Nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về giám sát chuyên đề, chất vấn và Nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết Kỳ họp thứ 4 về lĩnh vực xây dựng.

Theo đó, Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương nỗ lực triển khai nghiêm túc các nhiệm vụ Quốc hội giao tại 02 Nghị quyết. Bộ Xây dựng (cơ quan trực tiếp trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 4 của Quốc hội khóa XV) đã ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 75/2022/QH15'; tổ chức thực hiện nghiêm túc, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tập trung vào việc xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách ở các lĩnh vực: quy hoạch và quản lý phát triển đô thị; quản lý hoạt động xây dựng; quản lý nhà và thị trường bất động sản; công tác thanh tra, kiểm tra sự tuân thủ quy định pháp luật về xây dựng. Đến nay, các nhiệm vụ được giao trong các Nghị quyết đã được tập trung thực hiện cơ bản đúng hạn, có chất lượng, còn một số nhiệm vụ đang tiếp tục triển khai theo kế hoạch, đã và đang đem lại những chuyển biến tích cực đối với lĩnh vực xây dựng.

Ngày 29/9/2023, Chính phủ vừa có báo cáo số 470/BC-CP gửi Quốc hội về thực hiện một số Nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về giám sát, chuyên đề, chất vấn và Nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết kỳ họp thứ 4 (lĩnh vực xây dựng).

Báo cáo nhóm nhiệm vụ xây dựng hệ thống dữ liệu toàn quốc về quy hoạch phát triển đô thị, gắn xây dựng kế hoạch và thực hiện quy hoạch với phát triển thị trường nhà ở, thị trường bất động sản. Năm 2022, lập Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Về xây dựng hệ thống dữ liệu toàn quốc về quy hoạch xây dựng

Thực hiện nhiệm vụ xây dựng hệ thống dữ liệu toàn quốc về quy hoạch xây dựng, Chính phủ đã lồng ghép nhiệm vụ này vào Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử, trong đó giao Bộ Xây dựng chủ trì triển khai.

Tiếp tục kéo dài thời gian thí điểm Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị tại Hà Nội
Hình minh họa

Đến nay, Bộ Xây dựng đã hoàn thành xây dựng Cổng thông tin công khai Quy hoạch xây dựng, Quy hoạch đô thị tại đường dẫn: www.quyhoach.xaydung.gov.vn; đã hướng dẫn và thống nhất với các địa phương về hệ thống dữ liệu cần dăng tải cũng như phối hợp trong việc thực hiện cập nhật, đăng tải các quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị đã được phê duyệt, điều chỉnh lên Cổng thông tin để lưu giữ hồ sơ quy hoạch, làm công cụ quản lý và công khai quy hoạch, đồng thời đáp ứng yêu cầu tra cứu thông tin của người dân và doanh nghiệp.

Cổng thông tin hiện đã tập hợp và công khai gần 2500 đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị và đang từng bước chuyển đổi sang định dạng GIS*. Đây là cơ sở để tham khảo thông tin đầu tư các dự án nhà ở theo đúng quy hoạch được duyệt.

Tuy nhiên, số lượng đồ án được đăng tải vẫn còn thấp so với yêu cầu; trong quá trình thực hiện, một số địa phương cập nhật các đồ án lên Cổng thông tin điện tử còn chậm, một vài địa phương cập nhật thông tin vẫn còn thiếu các nội dung theo yêu cầu như: Thuyết minh đồ án quy hoạch, Quy định quản lý quy hoạch theo đồ án được duyệt, chất lượng hình ảnh một số đồ án đăng tải thấp và chưa dáp ứng yêu cầu phục vụ tra cứu thông tin. Nguyên nhân chủ yếu của tồn tại này là do hạn chế về nhân lực, tài chính để thực hiện nhiệm vụ và do còn một số địa phương chưa thực sự quan tâm công tác này.

Trong thời gian tới đây, Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh công tác chuyển đổi số trong lĩnh vực quy hoạch xây dựng, nâng cấp, hoàn thiện giao diện Cổng thông tin điện tử theo hướng trực quan, dễ tương tác, tăng số lượng, chất lượng dữ liệu đồ án quy hoạch xây dựng được công khai; chi đạo, đôn đốc các địa phương trong công tác đăng tải và cập nhật dữ liệu quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị; giao Bộ Xây dựng tăng cường hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện theo dúng quy định.

Lập Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Tiếp tục kéo dài thời gian thí điểm Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị tại Hà Nội
Vướng mắc trong việc xác định thẩm quyền thực hiện phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu và dự toán, từ đó, ảnh hưởng đến tiến độ của công tác lập Quy hoạch. (Ảnh minh họa)

Tình hình lập Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn

Thực hiện nhiệm vụ Quốc hội giao, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 995/QĐ-TTg ngày 09/8/2018 về giao nhiệm vụ cho các Bộ tổ chức lập quy hoạch ngành quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 294/QĐ-TTg ngày 24/02/2020 phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Triển khai các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng đã ban hành các Kế hoạch triển khai, Quyết định giao cơ quan lập Quy hoạch, Quyết định điều chỉnh Kế hoạch tổ chức lập Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn theo quy định *.

Quá trình xây dựng và phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu, dự toán lập quy hoạch, Bộ Xây dựng đã gặp một số vướng mắc trong việc áp dụng các quy định pháp luật có liên quan.

Để đảm bảo việc thực hiện đúng các quy định của pháp luật, từ tháng 5/2020 đến tháng 6/2021, Bộ Xây dựng đã có 02 văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ và 03 văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xin ý kiến hướng dẫn giải quyết.

Sau khi rà soát kỹ và xây dựng kế hoạch chi tiết để đảm bảo hoàn thành toàn bộ nội dung Quy hoạch và chất lượng theo yêu cầu nhiệm vụ quy hoạch đã được phê duyệt; đối chiếu yêu cầu hoàn thành quy hoạch (trước 31/12/2022) theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, thời gian thực tế thực hiện nghiên cứu lập quy hoạch rất ngắn (tổng thời gian kể từ khi ký kết hợp đồng với tư vấn chỉ khoảng 4,5 tháng bao gồm cả thời gian thẩm định, rất khó đảm bảo nội dung công việc và chất lượng Quy hoạch), Bộ Xây dựng đã báo cáo xin điều chỉnh thời gian lập Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 10 và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận tại Văn bản số 8920/VPCP-CN ngày 30/12/2022 của Văn phòng Chính phủ về việc điều chỉnh thời gian lập Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hiện tại, Bộ Xây dựng đã thành lập Ban Chỉ đạo lập Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050 để kịp thời chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn và thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức lập quy hoạch.

Tiếp tục kéo dài thời gian thí điểm Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị tại Hà Nội
Bộ Xây dựng gửi Ban Kinh tế Trung ương, các Bộ ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan trung ương của các tổ chức, các hội, hiệp hội để lấy ý kiến lần thứ 2 trước khi trình thẩm định, phê duyệt quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. (Ảnh minh họa)

Cơ quan chuyên môn của Bộ Xây dựng đã làm việc với đơn vị lập quy hoạch để hoàn thành nội dung dự thảo Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Ngày 25/4/2023, Bộ Xây dựng tiếp tục có văn bản số 1620/BXD- PTĐT gửi Ban Kinh tế Trung ương, các Bộ ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan trung ương của các tổ chức, các hội, hiệp hội để lấy ý kiến lần thứ 2 trước khi trình thẩm định, phê duyệt quy hoạch. Đồng thời, Bộ đã tổ chức làm việc trực tiếp xin ý kiến một số địa phương trọng điểm" và tổ chức Hội nghị theo vùng để góp ý kiến cho quy hoạch.

Bộ Xây dựng đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 390/QĐ-TTg ngày 14/4/2023 về việc thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đồng thời, đã gửi lấy ý kiến Bộ Tài nguyên và Môi trường về Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Như vậy, tiến độ nhiệm vụ đang được thực hiện theo đúng kế hoạch điều chỉnh đã được phê duyệt.

Khó khăn, vướng mắc

- Quy định pháp luật liên quan đến việc xác định thẩm quyền của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư đối với dự án/nhiệm vụ quy hoạch tại các Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư công và Luật Đấu thầu chưa rõ ràng, đồng bộ gây khó khăn trong quá trình áp dụng pháp luật, cụ thể là việc xác định thẩm quyền thực hiện phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu và dự toán, từ đó, ảnh hưởng đến tiến độ của công tác lập Quy hoạch.

- Số lượng các đơn vị lập quy hoạch đáp ứng được yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm để thực hiện gói thầu QF-01 trên thị trường là không nhiều, đồng thời, các đơn vị cũng đang tham gia thực hiện các quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh theo Luật Quy hoạch, vì vậy, làm hạn chế khả năng lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu QH-01.

- Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn là quy hoạch ngành quốc gia được tổ chức lập lần đầu theo Luật Quy hoạch, có tính chất đặc thù, riêng biệt, chịu sự điều phối và gắn kết với hầu hết các quy hoạch theo Luật Quy hoạch 14. Do yêu cầu tích hợp, tổng hợp liên ngành, lĩnh vực, liên vùng, Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn cần có đủ thời gian nghiên cứu, trao đổi và làm việc với các bộ, ban ngành, 63 tỉnh thành phố trực thuộc trung ương, các ý kiến của chuyên gia trong và ngoài nước theo quy định để đảm bảo chất lượng và tính thống nhất trong hệ thống quy hoạch của cả nước.

Phương hướng, giải pháp

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thường xuyên đôn đốc Bộ Xây dựng chủ động phối hợp với các bộ ngành, cơ quan có liên quan để kịp thời tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ tổ chức lập, thẩm định, trình phê duyệt Quy hoạch, trọng tâm là:

- Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong việc tổ chức lập Quy hoạch; ưu tiên bố trí đầy đủ nguồn vốn cho công tác lập Quy hoạch.

- Nâng cao thực chất công tác lấy ý kiến góp ý của các bộ, ngành, địa phương, các chuyên gia, các tổ chức hội nghề nghiệp, tổ chức phản biện nhằm nâng cao chất lượng Quy hoạch và đảm bảo hoàn thành Quy hoạch dúng thời gian quy định.

Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

eMagazine
kinhdoanhvaphattrien.vn | 09/05/2024