ISSN-2815-5823

Xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu

(KDPT) - Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 đã đi được hơn nửa chặng đường, diện mạo ở các xã nông thôn mới ngày càng khởi sắc. Một trong những yêu cầu quan trọng của xây dựng nông thôn mới trong tình hình hiện nay là phải đi vào chiều sâu và chất lượng.
Quảng Nam: Thị xã Điện Bàn xây dựng nông thôn mới với nhiều kết quả tích cực Xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội: Biến bất lợi thành cơ hội

Trong nửa chặng đường đầu tiên triển khai xây dựng nông thôn mới, nhiều địa phương trên cả nước đã đạt được những kết quả khả quan. Tuy nhiên, một thực tế rất đáng quan tâm ở một số địa phương, nhất là cấp cơ sở, là việc thực hiện xây dựng nông thôn mới có xu hướng thiên về hạ tầng, xây dựng cầu đường, trụ sở, nhưng lại thiếu chú trọng tới điều kiện để nâng cao thu nhập và chất lượng của người dân thông qua sinh kế.

Ông Mai Hùng Dũng, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Dương cùng lãnh đạo sở, ngành khảo sát vườn bưởi gắn với du lịch sinh thái tại xã Bạch Đằng, TP. Tân Uyên.

Một trong những yêu cầu quan trọng của xây dựng nông thôn mới trong tình hình hiện nay là phải đi vào chiều sâu và chất lượng, xây dựng nông thôn mới phải bảo đảm thực chất, hiệu quả, bền vững, chú trọng xây dựng mô hình phát triển kinh tế - xã hội nhằm hoàn thiện, nâng cao các tiêu chí nông thôn mới tại địa phương, nhất là các tiêu chí về nâng cao đời sống người dân, giảm nghèo, tăng thu nhập.

Thực tế khá phổ biến ở các địa phương đó là mối quan tâm đầu tiên thường là địa phương mình sẽ được bao nhiêu vốn, được phân bổ công trình gì, trong khi những vấn đề khác như kinh tế hợp tác, sinh kế của người dân thì chưa được chú ý một cách tương xứng.

Tuy đã đạt được nhiều thành quả, nhưng việc triển khai xây dựng nông thôn mới tại nhiều địa phương vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức.

Ông Phạm Văn Bông, Giám đốc Sở NN&PTNT Bình Dương, cho biết nhằm khắc phục những hạn chế, khó khăn, tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, Bình Dương xác định đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền vận động, đặc biệt thực hiện hiệu quả phong trào thi đua "Toàn tỉnh chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025”, hướng đến nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới thông minh.

Đồng thời, tỉnh khẩn trương hoàn thiện quy hoạch, phát triển kết cấu hạ tầng, kinh tế - xã hội nông thôn, theo Chỉ thị số 04/CT-TTG ngày 7-2-2023 của Thủ tướng Chính phủ. Mặt khác, rà soát đánh giá các chỉ tiêu nâng cao, kiểu mẫu của các địa phương đã được công nhận đạt chuẩn theo tiêu chí của các giai đoạn trước, xây dựng kế hoạch, giải pháp và bố trí nguồn lực để bảo đảm các chỉ tiêu bằng hoặc vượt so với các chỉ tiêu trong bộ tiêu chí được ban hành cho giai đoạn 2021-2025.

Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững góp phần ổn định kinh tế - xã hội

Bên cạnh đó, tỉnh chỉ đạo đẩy mạnh phát triển sản xuất theo hướng cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn gắn với quá trình đô thị hóa; chuyển mạnh từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, liên kết chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ nhằm tạo ra giá trị gia tăng cao cho các mô hình sản xuất nông nghiệp; đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin và xây dựng nông thôn mới thông minh; phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, bảo đảm kết nối nông thôn - đô thị./.

BẢO TRUNG

Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

eMagazine
kinhdoanhvaphattrien.vn | 09/05/2024