ISSN-2815-5823

Xây dựng nông thôn mới: Văn hóa trở thành nội lực phát triển kinh tế

(KDPT) - Nhiều địa phương trên cả nước đã tăng cường nguồn lực phát triển văn hóa nông thôn để bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống đồng thời biến nó trở thành nội lực phát triển kinh tế trong quá trình xây dựng nông thôn mới.
Hà Nội: Xã Dương Xá thành công với mô hình điểm “thôn thông minh” trong xây dựng nông thôn mới Quảng Nam: Thị xã Điện Bàn xây dựng nông thôn mới với nhiều kết quả tích cực

Theo Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương Ngô Trường Sơn, phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" gắn với xây dựng nông thôn mới được triển khai mạnh mẽ, đã góp phần tạo môi trường văn hóa lành mạnh, đa sắc màu về đời sống văn hóa, tinh thần của người dân nông thôn; nhiều lễ hội truyền thống được phục hồi và phát triển, góp phần gìn giữ, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời thúc đẩy phát triển du lịch.

Phát triển văn hóa nông thôn để xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.

Sau hơn 12 năm bắt tay thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, văn hóa đã trở thành một trong những nội dung then chốt, bảo đảm tính bền vững và là nền tảng, động lực quan trọng để cả nước tiếp tục thực hiện hiệu quả mục tiêu xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.

Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Pác Nặm (tỉnh Bắc Kạn) Nguyễn Anh Tuấn chia sẻ "Việc giữ gìn bảo vệ di tích lịch sử, di sản văn hóa được nhân dân đồng tình ủng hộ và tự nguyện đưa vào nội dung hương ước, quy ước của thôn, bản để cộng đồng cùng thực hiện, trên tinh thần có bảo tồn, phát huy được giá trị văn hóa thì mới xây dựng nông thôn mới đặc sắc và bền vững; đồng thời khẳng định vai trò quan trọng của phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa".

Phụ nữ Bắc Kạn tham gia vệ sinh môi trường.

Văn hóa chợ quê ở một số địa phương như Tiền Giang, An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Long An, Bình Dương, TP.HCM và các huyện, thành phố của tỉnh Đồng Tháp đã thu hút hàng ngàn lượt khách mỗi phiên chợ, đem đến nguồn doanh thu cao, ổn định và góp phần phát huy bản sắc văn hóa địa phương.

Văn hóa đã trở thành nội lực phát triển kinh tế nông thôn mới. "Các trung tâm văn hóa - học tập cộng đồng xây dựng mới đều có quy chế, kế hoạch hoạt động phù hợp theo tháng, quý. Nhiều hoạt động đa dạng, phục vụ nhiều đối tượng khác nhau đã được đẩy mạnh nhằm góp phần gìn giữ, trao truyền những giá trị văn hóa chuyên biệt của địa phương", Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp Lê Quang Biểu cho biết./.

HƯƠNG LAN

Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

eMagazine
kinhdoanhvaphattrien.vn | 20/05/2024