Từ truyền thống đến duyên nghiệp

Năm 2008, bà Trương Thị Lê Nhung (Madam Nhung) đã định rút chân khỏi ngành dịch vụ ăn uống để quay về ở ẩn, lo tề gia nội trợ. Nghĩ vậy, bà đóng cửa nhà hàng Ngọc Sương đang ăn nên làm ra với những món ăn kiểu cung đình. Bà cũng rời việc quản lý khách sạn Win, một trong những khách sạn tư nhân đầu tiên ở Hà Nội. Mô hình ẩm thực ở chợ quê khách sạn Oasis Láng Hạ, nhà hàng chợ Hải sản Sầm Sơn bà cũng bỏ lại đằng sau.

Thời điểm đó, với vốn tiếng Anh, kinh nghiệm quản trị, cựu học sinh trường Hà Nội Amsterdam này luôn có thể bước tiếp con đường sự nghiệp thênh thang theo nhiều lối khác nhau. Nhưng rồi, người phụ nữ Hà Thành gốc này lại bị ẩm thực níu chân lần nữa. Lần này, bà bị mong muốn tạo ra món chuẩn Hà Nội thu hút. Bà ao ước vẫn là những món Hà Nội nhưng được chăm chút để nâng tầm ẩm thực Hà Nội lên, để ăn không chán, để tạo dư vị đậm đà cho người thụ hưởng.

Nghĩ là làm, thương hiệu Madam Nhung ra đời với các món ăn cổ truyền trên mâm cỗ, mâm cơm thường nhật của nhiều gia đình người Hà Nội như nem cua bể, nem ngan chạo, nộm ngũ sắc… đã được Madam Nhung công phu tạo dựng. Hàng ngàn đơn hàng vừa ngon, vừa lành ấy đã được bà cung cấp trong nước và nhiều quốc gia trên thế giới.

Và, “Một khúc biến tấu” mới đầy ấn tượng cho văn hóa ẩm thực Việt Nam nâng tầm và lan tỏa đã “ngân” lên từ tâm huyết, đôi bàn tay của Madam Nhung.

Ấn tượng Bánh chưng thương hiệu “Madam Nhung”

Sau một thời gian được người tiêu dùng thưởng thức các món ẩm thực đã được nâng tầm và tạo một dấu ấn riêng của các món ăn ngon và thực dưỡng.

Madam Nhung có nhiều thực đơn thành công, cả chay, mặn. Nhưng sau những thành công tất cả các món ăn của bà Nhung để nhiều thời gian nhất vẫn là bánh chưng. Món ăn ấy ngàn đời đã có, vẫn quen quá trong mỗi gia đình Việt Nam khi tết đến xuân về. Tuy nhiên, Madam Nhung không làm bánh chưng như các gia đình thường làm mà có thêm biến tấu, tất nhiên vẫn đủ truyền thống để nhận ra vị bánh xưa.

Thực đơn bánh chưng Madam Nhung rất đa dạng: bánh chưng cốm, bánh chưng gấc, bánh chưng chay đỗ nấm, bánh tét ngũ hành… Bánh không chỉ đẹp ở vẻ bên ngoài vuông vắn, xanh mướt mà ở bên trong cũng ngon “đỉnh của chóp”. Chỉ cần bóc ra đã thấy thơm lừng mùi của từng hạt gạo dền ngon, nhân bánh bùi của đậu xanh quyện với miếng thịt nhừ, mềm béo thơm và vị thơm cay của hạt tiêu tuyển chọn.

Để tạo dựng được “khúc biến tấu” bánh chưng Việt Nam đầy ấn tượng này Madam Nhung bộc bạch, bánh của mình đắt vì được làm kỳ công và từ nguyên liệu tuyển chọn. Những chiếc bánh từ cốm làng Vòng hay gạo nếp Tú Lệ (Yên Bái) không chỉ đáp ứng yếu tố ngon, đẹp, lạ mà còn sạch. Gạo Tú Lệ ngốn chi phí nhập về bằng xe tải nhưng phải dùng hết, không để lâu hơn 10 ngày. Khâu gói bánh được chăm chút vuông thành sắc cạnh đến từng đường nét sao cho khi mở ra các góc lá vẫn không rách, bóc không bị dính và sạch đến lớp trong cùng. Khách thử bánh chưng Madam Nhung khen đỗ nhuyễn, thịt ba chỉ đều ba phần, nạc không bị khô và mỡ không ngấy. Bánh chay như gấc lại có nhân chân nấm, bánh chưng muối được trộn tro cây muối rừng.

Không chỉ bán Tết, bà Nhung tiết lộ: "Gia đình chúng tôi bán bánh chưng đắt hàng quanh năm và hiếm ai như tôi dám bán bánh chưng lạnh". Chị chia sẻ bánh chưng của mình nếu để tủ lạnh, cho ra quay lò vi sóng vài phút vẫn nguyên hương vị, qua đó đáp ứng yếu tố tiện dụng. Bánh chưng Madam Nhung hâm nóng hoặc để nguội còn cho ra cái ngon đặc trưng khác nhau.

Ẩm thực không đứng nguyên một chỗ. Món ngon Việt Nam ở mỗi vùng, mỗi thời đại lại có biến tấu riêng, và tất nhiên những biến tấu đó không phải lúc nào cũng thành công. Bánh chưng của Madam Nhung có lẽ sẽ ở trong nhóm “còn lại với thời gian”. Không khó để nhìn thấy điều đó khi khách ăn bánh tăng đều, khách quen mua thêm, khách mới cũng tới. Mùa Tết, khách đặt bánh trước cả tháng để chắc chắn đến Tết có phần. Mỗi tin nhắn gửi về phản hồi đều lấp lánh niềm vui vì đã mang về món ngon cho gia đình. Vui chứ, khi bánh chưng tưởng như đã “nhàm” trong ngày Tết nhưng lại được các thành viên trong gia đình đón nhận tưng bừng.

Vừa giữ phong vị, vừa làm đậm đà đa sắc thêm cho phong vị Việt- đó chính là điều Madam Nhung đã làm được với “hệ thống” bánh chưng mình sáng tạo. Về việc tại sao chọn bánh chưng là mặt hàng nhận diện thương hiệu, bà Nhung nói: “Khi mang quà đi khắp 5 châu, chiếc bánh chưng thể hiện rõ nét nhất tinh thần quốc hồn quốc túy của dân tộc”.