Startup fintech 1Long nhận vốn 500.000 USD: Kinh doanh là phải luôn khác biệt!Top 5 startup fintech từng gọi vốn thành công nhất Việt NamStartup Covariant phát triển công nghệ AI của ChatGPT “gia nhập” thế giới thực

Bộ Khoa học và Công nghệ có vai trò rất lớn trong lĩnh vực khoa học công nghệ và cả cộng đồng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Thời gian qua, doanh nghiệp công nghệ của Việt Nam nói riêng được đánh giá khá nhiều tiềm năng và có tính cạnh tranh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, sự trưởng thành của các doanh nghiệp công nghệ của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Một trong những nguyên nhân "kìm chân" doanh nghiệp là khó khăn về vốn.

Vậy, làm sao để doanh nghiệp công nghệ nói riêng và các doanh nghiệp Việt nói chung có thể giải được bài toán này. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Hồng Quất - Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ (NATEC), Bộ Khoa học và Công nghệ để làm rõ hơn về vấn đề này.

Ông Phạm Hồng Quất - Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ (NATEC), Bộ Khoa học và Công nghệ
Ông Phạm Hồng Quất - Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ (NATEC), Bộ Khoa học và Công nghệ

CẦN “KHÔNG GIAN” CHO DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ

PV: Thưa ông, doanh nghiệp công nghệ của Việt Nam được đánh giá nở rộ trong thời gian qua, tuy nhiên nếu nhìn vào bức tranh chung, có rất ít doanh nghiệp kỳ lân, theo ông lý do vì sao, do sản phẩm xây dựng của doanh nghiệp chưa đạt hay do chưa được định hướng, hỗ trợ để đi xa hơn?

Ông Phạm Hồng Quất: Thực tế Việt Nam đang có một số doanh nghiệp công nghệ đã và đang đi rất xa trở thành các doanh nghiệp kỳ lân và doanh nghiệp có tiềm năng trở thành kỳ lân công nghệ. Đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ mới nổi 4.0 được đánh giá rất cao.

Một số lĩnh vực công nghệ khác liên quan đến tiêu dùng, công nghiệp, chăm sóc sức khỏe, du lịch sẽ khó “lớn” hơn các doanh nghiệp dịch vụ như công nghệ, tài chính, thanh toán,… bởi các lĩnh vực này có thị trường sôi động hơn.

Ở nhiều nước, họ có không gian thử nghiệm công nghệ rất tốt được hỗ trợ từ chính quyền địa phương, từ các tập đoàn lớn và thậm chí từ Chính phủ.

Tuy nhiên, cần khẳng định rằng, trước khi có thể đi xa, bản thân doanh nghiệp cần khẳng định được vị trí của mình ở thị trường địa phương. Người dùng địa phương được thuyết phục, doanh nghiệp địa phương cùng tham gia đầu tư thì nhà đầu tư quốc tế mới đi cùng doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp lớn, chính quyền địa phương, các tổ chức hỗ trợ cần tăng cường năng lực cung cấp không gian thử nghiệm công nghệ và những người dùng đầu tiên cho những sản phẩm công nghệ đó.

Thị trường trong nước là bước đệm rất tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam vươn ra ngoài thị trường khu vực và thế giới.

Thị trường trong nước là bước đệm rất tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam vươn ra ngoài thị trường khu vực và thế giới. (Ảnh: Doanh nhân Sài Gòn)
Thị trường trong nước là bước đệm rất tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam vươn ra ngoài thị trường khu vực và thế giới. (Ảnh: Doanh nhân Sài Gòn)

Chúng ta có thể học hỏi câu chuyện tại Hàn Quốc, họ đang làm rất tốt việc này. Quốc gia này có những chương trình thử nghiệm công nghệ mới áp dụng ở địa phương sau đó họ mang sang Việt Nam và đã khẳng định được quy mô thị trường nhất định. Khi phát triển thị trường sản phẩm công nghệ mới ở Việt Nam, họ có hồ sơ năng lực rất mạnh. Hiện nay, các doanh nghiệp công nghệ của Hàn Quốc thường đi cùng các tổ chức hỗ trợ của địa phương, của Chính phủ và các tập đoàn đi cùng, đó được gọi là hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Không để các doanh nghiệp phải tự tìm kiếm khách hàng, thử nghiệm, hoàn thiện, đóng gói hay quảng bá sản phẩm của mình, trừ những sản phẩm online.

PV: Tuy nhiên, ở Việt Nam, dường như để làm được các câu chuyện như Hàn Quốc thì cần nguồn lực rất lớn, nhất là nguồn vốn, thưa ông?

Ông Phạm Hồng Quất: Vốn là yếu tố luôn luôn cần nhưng chưa phải quan trọng nhất. Đối với các sản phẩm công nghệ, khi đã khẳng định được thị trường, giải quyết đúng vấn đề thách thức của người dùng và có lượng người dùng đủ lớn thì sẽ có nhà đầu tư tìm đến.

Ban đầu, doanh nghiệp cần xác định được đối tượng khách hàng nào là khách hàng tiêu dùng đầu tiên. Nếu khách hàng tiêu dùng đầu tiên là một tập đoàn, một doanh nghiệp lớn, uy tín thì kết quả sẽ hoàn toàn khác với khách hàng nhỏ lẻ. Mô hình kinh doanh và tính năng, chất lượng của sản phẩm phải thuyết phục được khách hàng lớn, khách hàng có uy tín hoặc nhà đầu tư có quy tín, có thương hiệu thì khi đó người đi gọi vốn toàn cầu rất dễ.

Ngược lại, nếu sản phẩm chưa khẳng định được vị thế, chưa tạo được niềm tin với các nhà đầu tư thì dù có kêu gọi được vốn, được tài trợ hay thế chấp tài sản đang có để kiếm được tiền thì cũng sẽ không bền vững do chưa thuyết phục được khách hàng lớn, chưa thuyết phục được nhà đầu tư. Việc đưa tiền cho các dự án chưa được thẩm định như vậy tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.

Sản phẩm đủ tốt, người dùng đủ lớn thì nguồn vốn sẽ tự tìm đến bạn.
Sản phẩm đủ tốt, người dùng đủ lớn thì nguồn vốn sẽ tự tìm đến bạn.

PV: Với các doanh nghiệp đang phát triển, có các kênh tiếp cận kết nối nguồn vốn ra sao?

Trước khi tìm đến quỹ, doanh nghiệp hãy trả lời câu hỏi: đối tác cỡ nào sẽ dùng sản phẩm của mình? Bao nhiêu doanh nghiệp cỡ đó dùng sản phẩm của mình, số lượng người dùng bao nhiêu? Người dùng phản hồi như thế nào? Mô hình kinh doanh có tạo ra dòng doanh thu không? Sau đó mình mới trả lời câu hỏi mình sẽ tìm nguồn vốn ở đâu?

Sản phẩm đủ tốt, người dùng đủ lớn thì nguồn vốn sẽ tự tìm đến bạn.

DOANH NGHIỆP CẦN QUAN TÂM TỚI XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ

PV: Năm 2022 đã có 634 triệu USD vốn đầu tư mạo hiểm vào Việt Nam, năm 2023 vẫn chưa có con số chính thức nhưng trong 6 tháng đầu năm đã có 413 triệu USD. Thị trường vốn có vẻ đang dần khả quan hơn với các startup, thưa ông?

Ông Phạm Hồng Quất: Mùa đông gọi vốn vẫn đang diễn ra nên vẫn còn rất nhiều khó khăn và thách thức. Các dòng vốn quốc tế cũng đang rất thận trọng khi rót tiền vào các startup. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để thanh lọc cả nhà đầu tư bền vững và dài hạn cũng như các startup có khả năng chống chịu.

Các startup hiện nay đang tìm những nguồn vốn khác ngoài những nguồn vốn truyền thống. Các quỹ đầu tư của các tập đoàn, các quỹ đầu tư bảo hiểm chuyên nghiệp, quỹ tín dụng xanh, quỹ tăng trưởng xanh, các chương trình của các tổ chức quốc tế,…

Mùa đông gọi vốn vẫn đang diễn ra nên vẫn còn rất nhiều khó khăn và thách thức.
Mùa đông gọi vốn vẫn đang diễn ra nên vẫn còn rất nhiều khó khăn và thách thức.

Ngoài ra, có thể thành lập các liên minh để có thể tập hợp các nhóm nhà đầu tư thiên thần trong từng lĩnh vực cũng có thể giúp các startup gọi được những nguồn vốn nho nhỏ ban đầu như vườn ươm. Các nước cũng như Việt Nam đang mở rộng phạm vi hoạt động của các liên minh đầu tư này, đơn cử như Hàn Quốc hay Singapore, …

Ngược lại, chúng ta cũng nên có những chương trình kết nối nhiều hơn để có nhiều cơ hội tiếp cận nguồn vốn. Trước khi nghĩ đến nguồn vốn thì cũng phải nghĩ đến việc mở rộng mô hình kinh doanh, thị trường sản phẩm, như vậy những nhà đầu tư có vốn mới quan tâm. Nếu một sản phẩm chỉ dừng lại ở quy mô một địa phương trong một quốc gia, thị trường không đủ lớn thì rất khó để thu hút các nhà đầu tư quan tâm.

Các doanh nghiệp không nên chỉ đi tìm tiền mà cần đi tìm thị trường, đi tìm khách hàng lớn. Khi đó, tiền sẽ tự tìm đến mình. Còn chỉ đi tìm tiền mà không cải tiến tệp khách hàng của mình, thị trường của mình thì rất khó khăn.

PV: Nguồn vốn từ quỹ đầu tư chỉ là 1 phần trong nhiều nguồn vốn cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp công nghệ, startup công nghệ có thể giải bài toán nguồn vốn từ các nguồn nào, thưa ông? Và bản thân họ cần làm gì để sử dụng các nguồn vốn hiệu quả?

Ông Phạm Hồng Quất: Các doanh nghiệp nên nhìn nhận việc tiếp cận vốn của nhà đầu tư không chỉ dừng ở câu chuyện tiếp nhận vốn mà sẽ là cùng họ phát triển sản phẩm, phát triển thị trường và mô hình kinh doanh.

Thị trường luôn biến động, công nghệ luôn cạnh tranh và thay đổi hằng ngày, nếu mình không có tầm nhìn để dự đoán được đối thủ cạnh tranh trong cả khu vực thì rất rủi ro. Do đó, cần chọn những cố vấn chiến lược, những huấn luyện viên và những nhà đầu tư chiến lược là vô cùng quan trọng chứ không chỉ nhằm đến tiền. Thậm chí nhà đầu tư có thể rót nhiều tiền nhưng mình lại không có được những kiến thức để phát triển sản phẩm và mô hình kinh doanh trong tương lai thì cũng cần hết sức cân nhắc.

PV: Đối với các doanh nghiệp đã và đang phát triển các giải pháp công nghệ mới, theo ông con đường nào dành cho họ?

Ông Phạm Hồng Quất: Tất cả các doanh nghiệp đều phải trải qua thung lũng tử thần (Death Valley). Có doanh nghiệp phải rơi xuống nhiều lần, có doanh nghiệp vào giai đoạn tăng tốc nhưng vẫn thất bại. Và để đi đến IPO hay ra thế giới sẽ trải qua nhiều vòng thử thách.

Proptech - ứng dụng công nghệ trong kinh doanh bất động sản - đang là xu hướng đang rất “trendy”.
Proptech - ứng dụng công nghệ trong kinh doanh bất động sản - đang là xu hướng đang rất “trendy”.

Nhanh hay chậm, thành công sớm hay muộn sẽ phụ thuộc vào bối cảnh thị trường, bối cảnh ngoại quan, cuộc đua trong giải pháp công nghệ. Doanh nghiệp lớn hay doanh nghiệp đang tăng trưởng đều phải quan tâm đến xu hướng công nghệ, mô hình kinh doanh của mình có khả năng thích ứng đến đâu, dự đoán thị trường thế nào,…

PV: Ông đánh giá ra sao về sự phát triển của các doanh nghiệp proptech - công nghệ bất động sản tại Việt Nam hiện nay?

Ông Phạm Hồng Quất: Proptech - ứng dụng công nghệ trong kinh doanh bất động sản - đang là xu hướng đang rất “trendy”. Trên thế giới, đây là xu hướng tất yếu, có cung sẽ có cầu, yêu cầu bắt buộc trong hoạt động bất động sản sẽ phải số hóa, đưa mô hình kinh doanh thông minh. Tại các quốc gia đây là mô hình kinh doanh khá mạnh và tại Việt Nam tất nhiên cũng sẽ phát triển theo xu hướng này.

Xin cảm ơn ông!