ISSN-2815-5823

Đến năm 2030, bất động sản Vĩnh Phúc dự kiến có 71 khu, cụm công nghiệp

(KDPT) - Trong Quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn từ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050 đã đưa ra phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp của tỉnh một cách chi tiết, kỹ lưỡng.

Theo như Quy hoạch, tỉnh Vĩnh Phúc đặt mục tiêu phát triển thêm 5 khu công nghiệp mới để đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh sẽ có tổng cộng 24 khu công nghiệp được quy hoạch, phát triển thành lập mới thêm những khu công nghiệp khác trong trường hợp được bổ sung thêm. Đồng thời, điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất và đáp ứng các điều kiện theo đúng quy định của pháp luật đối với các khu công nghiệp. 

Sau năm 2030, nhu cầu phát triển là 7.000 ha, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ tăng lên thành 10.000 ha. Trong đó, ưu tiên phát triển những khu công nghiệp mới chạy dọc theo tuyến đường huyết mạch như cao tốc Hà Nội - Lào Cai, đường Vành đai 4, Vành đai 5.

Đối với các cụm công nghiệp, dự kiến đến 2030 tỉnh sẽ quy hoạch và phát triển 31 cụm công nghiệp mới, tăng tổng số cụm công nghiệp trên địa bàn lên 47. Dự kiến đến năm 2050, toàn tỉnh sẽ có tổng cộng 51 cụm công nghiệp.

Những cụm công nghiệp trong diện quy hoạch mới bao gồm: Cụm công nghiệp Đại Đồng, Cụm công nghiệp Kim Xá, cụm công nghiệp làng nghề Tề Lỗ 2, cụm công nghiệp Đồng Văn 3, cụm công nghiệp Duy Phiên, cụm công nghiệp Thanh Lãng, cụm công nghiệp Hợp Thành… 

Đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc dự kiến có 71 khu, cụm công nghiệp. (Ảnh minh họa)
Đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc dự kiến có 71 khu, cụm công nghiệp. (Ảnh minh họa)

Bên cạnh việc quy hoạch các cụm công nghiệp thì Quy hoạch tỉnh cũng chú trọng vào phát triển công nghiệp theo chiều sâu, tạo những bước đột phá trong quá trình sản xuất, nâng cao chất lượng gắn với mục tiêu đảm bảo những điều kiện cho tăng trưởng xanh cũng như phát triển bền vững. Một số ngành công nghiệp được định hướng phát triển mạnh trong thời gian sắp tới như sản xuất điện tử, sản xuất công nghiệp hỗ trợ…

Về lĩnh vực cơ khí chế tạo, lắp ráp và sản xuất kim loại đặt mục tiêu phát triển thành ngành công nghiệp nền tảng, phát triển những dòng sản phẩm cao cấp như ô tô, mô tô, linh phụ kiện để phục vụ nhu cầu trong và ngoài nước, khuyến khích phát triển những sản phẩm chế tạo chuyên phục vụ cho hoạt động công nghiệp, nông nghiệp… 

Đối với lĩnh vực chế biến thực phẩm, đồ uống: Tìm cách thu hút đầu tư nước ngoài tạo điều kiện cho sự phát triển đối với những dự án chế biến, trang trại trên địa bàn… Những sản phẩm sữa liên quan mật thiết đến việc phát triển ngành chăn nuôi bò, lợn thịt ở các khu vực có lợi thế lớn, đáp ứng mọi tiêu chuẩn khắt khe của những nhà đầu tư lớn đã và đang hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Đối với nhóm ngành công nghiệp định hướng tập trung phát triển những ngành nghề như chế biến nông, lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng chất lượng cao tiêu chuẩn quốc tế, thân thiện với môi trường…

Quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào ngày 6/2/2024. Theo đó, phạm vi lập quy hoạch là toàn bộ diện tích tự nhiên của tỉnh Vĩnh Phúc là 1.236 km2, bao gồm 9 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc./.

Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

eMagazine
kinhdoanhvaphattrien.vn | 08/05/2024