ISSN-2815-5823

Doanh nhân, doanh nghiệp đứng trước thách thức và cơ hội chuyển đổi xanh

(KDPT) - Doanh nhân, doanh nghiệp đã, đang và sẽ đóng vai trò quan trọng tới việc chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng...

Việt Nam trong kỷ nguyên chuyển đổi số, chuyển đổi xanh

Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình với động lực tăng trưởng mới chủ yếu dựa vào đổi mới sáng tạo công nghệ và nỗ lực thực hiện quá trình chuyển đổi.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ trên khắp thế giới, tạo sự đột phá trên nhiều lĩnh vực, tạo xu hướng mới, mô hình kinh tế và kinh doanh mới và tạo ra cạnh tranh mới, thách thức mới với mọi quốc gia.

TS. Lê Quang Huy, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội chia sẻ mới đây tại tọa đàm "Khởi tạo nền kinh tế mới: Cách mạng trong chuyển đổi số - chuyển đổi xanh và vai trò tiên phong của doanh nghiệp” cho rằng: "Đây là xu hướng tất yếu không thể đảo ngược. Do đó, mỗi quốc gia, mỗi nền kinh tế, mỗi địa phương, mỗi doanh nghiệp phải hết sức chủ động thích ứng, bắt nhịp để phát huy hiệu quả tính đột phá của cuộc cách mạng này, nhằm giải quyết các bài toán quốc gia về tăng trưởng và phát triển bền vững".

Doanh nhân, doanh nghiệp đứng trước thách thức và cơ hội chuyển đổi xanh - ảnh 1

Theo ông Huy, Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức sớm và rất rõ về vai trò của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, về thời cơ mà cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại, về chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng và đang ban hành nhiều chính sách chỉ đạo, định hướng quá trình phát triển của đất nước.

Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã xác định phát triển nhanh và bền vững chủ yếu dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phải đổi mới tư duy và hành động, chủ động nắm bắt kịp thời, tận dụng hiệu quả các cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, gắn với quá trình hội nhập quốc tế để cơ cấu lại nền kinh tế, phát kinh tế số, xã hội số và coi đây là nhân tố quyết định để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.

Doanh nhân, doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng

Theo TS. Lê Quang Huy, văn kiện Đại hội XIII của Đảng cũng khẳng định lấy doanh nghiệp làm trung tâm nghiên cứu, phát triển và chuyển giao công nghệ, ứng dụng công nghệ số…

Trong lộ trình giảm phát thải, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, doanh nghiệp Việt Nam đang phải dối diện với những thách thức chung như chuyển đổi kép cả chuyển đổi số và chuyển đổi xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu, net zero trong phát triển năng lượng, Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) trong xuất khẩu sản phẩm vào EU, Cơ chế chống đánh bắt trái phép, không báo cáo và không được quản lý (IUU), luật thuế tối thiểu toàn cầu, đảm bảo dòng chảy thông tin, dòng chảy dữ liệu xuyên biên giới…

Bên cạnh đó là các khó khăn cụ thể như nguồn vốn, tài chính xanh, nhân sự có chuyên môn và lộ trình, cách thức tiến hành, thói quen kinh doanh, công nghệ và các giải pháp kỹ thuật cụ thể…

"Sứ mệnh của khoa học công nghệ, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng không chỉ là của những người làm khoa học công nghệ, năng lượng và môi trường, của nhà hoạch định chính sách mà của tất cả các chủ thể. Trong đó phải kể đến vai trò hết sức quan trọng của các doanh nhân và doanh nghiệp", ông Huy nhấn mạnh.

Tiến trình chuyển đổi xanh muốn thành công thì doanh nghiệp đóng vai trò cực kỳ quan trọng.
Tiến trình chuyển đổi xanh muốn thành công thì doanh nghiệp đóng vai trò cực kỳ quan trọng.

Theo bà Lê Hà Hương, chuyên viên cấp cao của Nestle, trong cái bối cảnh càng ngày các thách thức về biến đổi khí hậu thì doanh nghiệp cần đóng vai trò tiên phong trong việc chuyển đổi số, chuyển đổi xanh. 

Hiện nay các yêu cầu về chuyển đổi xanh ngày càng khắt khe hơn đến từ hai phía về phía các cơ quan quản lý nhà nước. Ở đây chúng ta cũng nhìn thấy ở Việt Nam càng ngày càng có những cái quy định thắt chặt hơn trong vấn đề xanh hóa sản xuất.

Đi xa hơn nữa là các cái thị trường khó tính như Châu Âu hay là Châu Mỹ thì chúng ta cũng nhìn thấy là các cái yêu cầu về báo cáo, về giải trình, về trách nhiệm tuân thủ nó không chỉ dừng lại trong các nhà xuất khẩu mà nó còn yêu cầu sang cho những nhà cung cấp cứu cấp ở trong chuỗi cung ứng để đảm bảo chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn. Bà Hương chia sẻ.

Theo bà Hương, cốt lõi nhất để làm sao mà đảm bảo được cái sự liên tục và cái sự chất lượng trong sản phẩm đem lại cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, cần thúc đẩy nhiều hơn nữa các hành động về chống biến đổi khí hậu, bảo vệ nguồn nước, bên cạnh các hành động về thu mua, tập trung vào một cái trọng tâm, đấy là làm sao phát triển bao bì bền vững, quản lý bao bì, phát triển bao bì và quản lý nguồn khí thải theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Làm sao mà có thể tái chế, tái sử dụng được những sản phẩm đã qua sử dụng nhưng vẫn thân thiện với môi trường. Đại diện của Nestle nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, những doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của các doanh nghiệp FDI sẽ cần phải chuyển đổi thực sự để đáp ứng. Xu hướng này sẽ tiếp tục mở rộng do yêu cầu của thị trường, bao gồm cả thị trường vốn, thị trường tiêu dùng.

Theo ông Nguyễn Việt Long, Phó Tổng giám đốc, Tư vấn, công ty TNHH Ernt & Young Việt Nam cho biết, doanh nghiệp xây dựng thương hiệu xanh sẽ tạo ra giá trị trong dài hạn, trong đó có cơ hội tiếp cận, cung cấp sản phẩm hàng hóa cho các thị trường đòi hỏi tiêu chuẩn xanh, tham gia chuỗi giá trị cung cấp cho các doanh nghiệp toàn cầu, thu hút nguồn vốn xanh...

Trong bối cảnh này, nếu các doanh nghiệp thụ động, chờ có quy định rồi mới tuân thủ kiểu đối phó sẽ lỡ nhịp. Sự chủ động của doanh nghiệp là rất cần thiết để lộ trình chuyển đổi xanh được chuẩn bị một cách bài bản. Việc dự báo được xu hướng, có lộ trình chuyển đổi phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp tăng tính chủ động, tăng lợi thế cạnh tranh, thậm chí còn tạo ra các cơ hội kinh doanh mới.

Nhiều người bày tỏ lo ngại về việc các doanh nghiệp Việt Nam mà phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa nên sẽ bị hạn chế trong nguồn lực để chuyển đổi. Tuy nhiên, tôi nhấn mạnh, trong nền kinh tế xanh có người tiêu dùng xanh. Khi thị hiếu người tiêu dùng thay đổi, đặc biệt là giới trẻ có xu hướng dùng sản phẩm xanh, sạch, thì một doanh nghiệp nhỏ như cơ sở kinh doanh cà phê cũng có thể chuyển đổi sớm bằng các hành động phù hợp. Chuyển đổi xanh không nhất thiết phải luôn là các hoạt động tốn kém./.



Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

eMagazine
 
kinhdoanhvaphattrien.vn | 23/11/2024