ISSN-2815-5823

Đột quy – Nhận diện và phương pháp phòng tránh

(KDPT) - Trung bình mỗi 45 giây có 1 người bị đột quỵ và mỗi 3 phút có một người tử vong. Làm thế nào để cải thiện tình trạng này là nội dung chính tại tọa đàm “Đột quy – Nhận diện và phương pháp phòng tránh” vừa được Công ty TNHH Thương mại Pharma New tổ chức tại Hà Nội.

Phát biểu tại tọa đàm, PGS.TS Nguyễn Văn Kình, cố vấn cấp cao Đơn vị Gen trị liệu Bệnh viện Bạch Mai cho biết, đột quỵ có xu hướng gia tăng, ngày càng trẻ hóa. Có nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân chính là chế độ ăn uống không lành mạnh. Ăn nhiều mỡ dàu không đảm bảo, ăn thức ăn nhanh, ăn tạng động vật với lượng colesterol cao, nước uống nhiều đường, không bảo đảm vệ sinh khiến mỡ màu cao, làm vỡ mạch và dễ dẫn đến đột quỵ. Thứ hai là rượu bia gây ảnh hưởng lớn do mạch máu căng, dễ vỡ. Cộng với ăn thức ăn cùng đồ nhậu cũng càng gia tăng căng mạch máu. Thứ ba là cuộc sống nhiều áp lực, nhất là trong giai đoạn Covid-19 ảnh hưởng đến tất cả rồi chiến tranh… Áp lực khiến chúng ta căng thẳng, gây tỷ lệ đột quỵ cao. Thứ tư là chế độ ăn uống không lành mạnh dễ tạo xơ vữa động mạch, dẫn đến đột quỵ. Sinh hoạt không điều độ, thức đêm nhiều ngủ ngày, ít vận động… thì khả năng sinh ra bệnh tật nhiều. Yếu tố chủ quan như bệnh tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường, thừa cân béo phì… cũng dễ dẫn đến đột quỵ.

PGS.TS Nguyễn Văn Kình

Đột quỵ còn do những nguyên nhân bất khả kháng. Tuổi tác rất quan trọng, nếu ở tuổi 55 thì cứ 10 năm nguy cơ đột quỵ tăng lên gấp đôi. Nam giới bị nhiều hơn nữ giới. Tiểu sử gia đình cũng là yếu tố gây đột quỵ. Chủng tộc với người Mỹ gốc Phi cũng đột quỵ nhiều hơn.

PGS.TS Nguyễn Văn Kình cũng đưa ra những quy tắc để nhận biết đột quỵ do Hội Tim mạch Hoa Kỳ đưa ra. Đó là BE-FAST. Trong đó: B (balance) mất thăng bằng, chóng mặt đau đầu; E (eyes) mắt bị mờ đi; F (face) mặt bị méo; A (arm) tay chân khó cử động. Đột quỵ chỉ liệt nửa người chứ không bao giờ cả người, tự nhiên có cảm giác tê hoặc liệt 1 bên thôi chứ không phải 2 bên; S (speak) nói khó khăn; T (time) thời điểm, khi phát hiện phải đi cấp cứu ngay và sơ cứu kịp thời.

Thời gian là yếu tố vô cùng quan trọng với những người đột quỵ. Vì vậy, theo dược sĩ Đinh Thị Thu Thuỷ - chuyên gia Dược phẩm NTB Pharma New, khi có dấu hiệu đột quỵ không nên làm theo phương pháp dân gian truyền miệng mà cần ổn định bệnh nhân, không trích độc ngón tay hay cạo gió hay ăn uống… mà ngay lập tức gọi 115 để đến các bệnh viện có chức năng điều trị đột quỵ.

Dược sĩ Đinh Thị Thu Thuỷ

Hiện Bộ Y tế đã ban hành thông tư quy định rõ những bệnh viện có máy chụp cắt lớp và máy tiêu sợi huyết là có thể chữa đột quỵ vì thế không nhất thiết đến bệnh viện lớn. Điều này giúp bảo đảm cấp cứu bệnh nhân đột quỵ kịp thời.

Bên cạnh những kiến thức về cấp cứu, sơ cứu, điều trị và dự phòng đột quỵ cũng là vấn đề được các đại biểu tham dự tọa đàm quan tâm thảo luận. Việc sử dụng thuốc cốm Tharodas là một trong đề xuất được đưa ra. Sản phẩm này có tác dụng dự phòng và điều trị di chứng liệt nửa người do nhồi máu não; Dự phòng và điều trị di chứng tai biến mạch máu não - liệt dây thần kinh VII; Dự phòng và điều trị hội chứng thiểu năng tuần hoàn não; Cải thiện và tăng cường lưu thông máu.

Tharodas có 7 dược liệu từ động vật và thực vật. Trong đó địa long là thành phần từ động vật, còn lại có hoàng kỳ, đương quy, xích thược… đều có tác dụng hoạt huyết, bảo vệ tế bào thần kinh, chống ô xy hóa và giúp thành phần chính phát huy tác dụng. Đây cũng là sản phẩm hiếm hoi trên thị trường sử dụng dạng cốm thay vì dạng viên nén, viên nang như thường thấy. Điều chế ở dạng cốm giúp bệnh nhân đột quỵ dễ uống thuốc, thời gian hấp thu trong cơ thể nhanh hơn.

Các đại biểu tham dự Tọa đàm.

PGS.TS Nguyễn Văn Kình cho rằng: Sản phẩm Tharodas đánh dấu thành quả nghiên cứu lâu dài của các nhà khoa học dày công nghiên cứu. 6 năm phấn đấu của các nhà khoa học, nhà sản xuất và những người quan tâm đến đột quỵ. Tôi nghĩ rằng Tharodas sẽ có nhiều phiên bản nữa và những phiên bản sau sẽ tốt hơn. Chúng ta sẽ đồng hành cùng những loại thuốc đột quỵ lớn trên thế giới nữa. Chúng ta cũng sẵn sàng cạnh tranh với những sản phẩm đã được cung cấp trên thị trường và xuất khẩu sang nhiều quốc gia, trong đó cả những nước tân tiến. Điều đó cho thấy chúng ta làm theo tiêu chuẩn quốc tế và tương lai khá rộng mở cho Tharodas với điều kiện chúng ta khiêm tốn học hỏi, nỗ lực hơn nữa.

Theo thống kế của tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mỗi năm có khoảng 17 triệu người mắc đột quỵ, trong đó có hơn 5 triệu người bị tử vong và 5 triệu người phải gánh chịu hậu quả thương tật vĩnh viễn, làm tăng gánh nặng kinh tế cho gia đình và cộng đồng.

Ở Việt Nam, tỷ lệ người đột quỵ ngày càng tăng, mỗi năm ghi nhận 200,000 ca mắc mới và 11,000 ca tử vong do đột quỵ. Trung tâm cấp cứu đột quỵ của Bệnh viện 115 thống kê, trong các ca nhập viện do ca đột quỵ thì đột quỵ do nhồi máu chiếm tỷ lệ cao nhất khoảng 76%. Trung bình mỗi 45 giây có 1 người bị đột quỵ và mỗi 3 phút có một người tử vong.



Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

eMagazine
 
kinhdoanhvaphattrien.vn | 26/04/2025