ISSN-2815-5823

Gác xép là gì? Kinh nghiệm thiết kế gác xép đẹp và hiệu quả

Gác xép là gì? Gác xép là khu vực được xây dựng nhằm mục đích tận dụng không gian để phục vụ tốt hơn cho nhu cầu sinh hoạt.

Gác xép là gì? Gác xép là khu vực được xây dựng nhằm mục đích tận dụng không gian để phục vụ tốt hơn cho nhu cầu sinh hoạt. Gác xép nếu được thiết kế một cách thông minh, khoa học sẽ tối ưu được mọi khu vực “thừa", đồng thời tạo điểm nhấn cho ngôi nhà.

Gác xép là gì?

Gác xép là gì? Gác xép là khu vực trung gian trong kiến trúc của nhà ở. Gác xép có chiều cao trung bình của là 2.2-2.5m, thường nằm trên tầng trệt, trần thấp. Gác xép đã xuất hiện từ xưa, trong những căn nhà mái bằng; cho tới ngày nay, gác xép phổ biến ở trong cả những mẫu nhà hiện đại, đóng vai trò lớn cho thẩm mỹ của ngôi nhà.

Gác xép là khu vực trung gian trong kiến trúc của nhà ở
Gác xép là khu vực trung gian trong kiến trúc của nhà ở

Vai trò của gác xép

Gác xép là khu vực đa chức năng, mục đích chính là tối đa được không gian để phục vụ thêm các nhu cầu khác của gia chủ. Do vậy, bạn có thể sử dụng gác xép theo ý muốn:

  • Lấp đầy không gian trống, tạo điểm nhấn cho ngôi nhà

  • Tối ưu không gian sử dụng, có thể biến thành nơi chứa đồ, phòng tập thể dục, phòng đọc sách, nơi sinh hoạt chung...

  • Với nhà bị hạn chế về diện tích, gác xép sẽ là khu vực chức năng như phòng ngủ phụ, phòng bếp

  • Sử dụng làm không gian trưng bày đồ nội thất.

So sánh với gác lửng, gác mái

Trên thực tế, gác xép vẫn thường được gọi là gác lửng, tầng lửng. Tuy nhiên, vẫn có sự khác biệt “vô hình” giữa hai khái niệm trên. Gác xép thường được nhắc đến khi là một khu vực trung gian có chiều cao hạn chế hơn, do vậy chúng được tận dụng để lưu trữ đồ nhiều hơn. Gác lửng có kết cấu vững chắc, chiều cao và diện tích đều lớn hơn, thích hợp để làm một phòng chức năng hoặc phòng trang trí cho nhà.

Gác mái sẽ là khu vực nằm trên cùng của căn nhà, trong đó gác xép chỉ yêu cầu nằm trên tầng trệt. Gác mái sẽ có kết cấu trần dốc, được tạo bởi mái của ngôi nhà. Không gian cũng bị bó hẹp, hạn chế hơn.

Quy định trong thiết kế gác xép

Do đặc điểm của tầng lửng, nên quá trình thi công cần thận trọng để tránh ảnh hưởng tới quá trình sinh hoạt, cũng như những khu vực khác trong nhà.

Diện tích tối thiểu và tối đa

  • Theo quy định ở Việt Nam, diện tích gác xép không được lớn hơn 80% diện tích tầng trệt; nếu công trình bị mất ô thông lối ở gác lửng thì sẽ bị phạt vào tội xây dựng vượt quá số tầng

  • Tầng trệt trong nhà ở riêng lẻ không được tính vào số tầng chính thức, nếu diện tích không lớn hơn 65% diện tích sàn tầng bên dưới

  • Việc xây dựng gác xép không bắt buộc, hoàn toàn tùy thuộc vào chủ nhà

  • Lộ giới đường thấp hơn 3m5 sẽ không được xây gác xép, tầng lửng

Quy định về chiều cao gác xép

Theo quy định, với nhà có lộ giới thấp hơn 20m, tầng trệt và tầng lửng sẽ được xây với chiều cao tối đa là 5m8 (so với độ cao từ vỉa hè) và tối thiểu là 5m6. Lộ giới trên 20m thì gác xép sẽ được phép cao tối đa 7m.

Nếu gác xép cao 6m trở lên cần phải sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền và hạ chiều cao của các tầng trên xuống nhằm đảm bảo nhà có chiều cao đúng với giấy phép đăng ký. Nếu nhà có gác xép, tầng 1 và tầng 2 chỉ được phép cao tới 3m4.

Quy định về cấu trúc của gác xép

Chủ nhà sẽ không bị xử phạt về hành vi xây dựng trái phép, nếu việc xây dựng thêm gác xép không làm thay đổi kết cấu chịu lực bên trong nhà ở, hoặc vẫn đảm bảo chiều cao đúng Quy chuẩn xây dựng. Về cầu thang, vị trí đặt nên gọn ở góc, đồng thời diện tích có thể được hạn chế để tránh là điểm vướng ở tầng dưới.

Chủ nhà sẽ không bị xử phạt về hành vi xây dựng trái phép, nếu gác xép không làm thay đổi kết cấu chịu lực bên trong nhà ở
Chủ nhà sẽ không bị xử phạt về hành vi xây dựng trái phép, nếu gác xép không làm thay đổi kết cấu chịu lực bên trong nhà ở

Những kiểu gác xép phổ biến cho nhà ở

4 loại gác xép chính, được phân loại theo vị trí:

Gác xép phía sau: Thường xuất hiện ở những ngôi nhà phố, nhà liền kề có diện tích lớn. Việc đặt gác xép về phía sau sẽ giúp gia chủ dễ dàng quan sát phía bên dưới. Tuy nhiên, nhược điểm là không gian phía sau của tầng dưới sẽ thiếu sự thông thoáng, chật hẹp hơn.

Gác xép phía trước: Được xem là giải pháp "tận dụng không gian" lý tưởng nhất, cho phép gia chủ thoải mái sáng tạo thiết kế; gác xép sẽ không ảnh hưởng quá nhiều tới không gian tầng dưới.

Gác xép bên trong phòng: Tầng gác được bố trí trong phòng ngủ, hoặc phía trên nhà vệ sinh, chỉ phù hợp với phòng lớn. Phương án đảm bảo sự riêng tư cho người sử dụng. 

Gác xép bên hông: Vị trí thường có mục đích lấp đầy không gian bị trống trong căn nhà, chủ yếu được sử dụng như một khu vực chức năng chung bởi vị không gian bên hông không có nhiều sự riêng tư.

Những mẫu thiết kế gác xép đẹp năm 2024

Gợi ý các mẫu thiết kế gác xép, tầng lửng đẹp năm 2024:

Mẫu gác xép tông màu sáng

Mẫu gác xép tông màu sáng
Mẫu gác xép tông màu sáng

Mẫu gác xép phòng ngủ phụ

Mẫu gác xép dùng làm phòng ngủ phụ
Mẫu gác xép dùng làm phòng ngủ phụ

Mẫu gác xép dùng để đọc sách, thư giãn

Mẫu gác xép dùng để đọc sách
Mẫu gác xép dùng để đọc sách

Mẫu gác xép dùng để làm việc

Mẫu gác xép dùng làm phòng làm việc
Mẫu gác xép dùng làm phòng làm việc

Mẫu gác xép sử dụng lan can kính

Gác xép dùng lan can kính
Gác xép dùng lan can kính

Mẫu gác xép sử dụng lan can sắt

Mẫu gác xép sử dụng lan can sắt
Mẫu gác xép sử dụng lan can sắt

Gác xép là gì? Bài viết trên đã giải đáp đầy đủ về khái niệm và tiêu chuẩn khi thi công gác xép. Không chỉ tăng không gian cho ngôi nhà, gác xép còn là yếu tố để tăng điểm nhấn, giúp gia chủ thể hiện được gu thẩm mỹ./.



Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

eMagazine
 
kinhdoanhvaphattrien.vn | 04/10/2024