ISSN-2815-5823

Hé lộ địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút FDI trong quý 1/2024

(KDPT) - Theo Cục Đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư nước ngoài trong 3 tháng đầu năm nay đã đầu tư vào 42 tỉnh thành trên cả nước. Trong đó, Hà Nội dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký lên đến hơn 970,8 triệu USD, chiếm 15,7% tổng vốn đầu tư đăng ký, so với cùng kỳ năm 2023 đã cao gấp hơn 6,1 lần.

Theo như báo cáo mới nhất của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh cũng như góp vốn để mua cổ phần và mua phần vốn góp (GVMCP) của các nhà đầu tư nước ngoài tính đến ngày 20/3/2024 đạt hơn 6,17 tỷ USD, so với cùng kỳ năm 2023 đã tăng 13,4%.

Đáng chú ý, có đến 644 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, so với cùng kỳ năm trước đã tăng 23,4%. Ngoài ra, tổng vốn đăng ký cũng đạt hơn 4,77 tỷ USD, tăng 57,9% so với cùng kỳ năm trước.

Cũng theo báo cáo này, những dự án điều chỉnh vốn trong 3 tháng đầu năm ghi nhận 248 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, so với cùng kỳ năm trước đã tăng 6%. Tổng vốn đăng ký tăng thêm trong khoảng thời gian này đạt 934,6 triệu USD, tương ứng giảm 22,6% so với cùng kỳ.

Theo nhận định của báo cáo này, lượng vốn đầu tư điều chỉnh của những dự án hiện hữu và các giá trị giao dịch GVMCP trong tháng 3/2024 đã cao hơn so với 2 tháng đầu năm. (Ảnh minh họa)
Theo nhận định của báo cáo này, lượng vốn đầu tư điều chỉnh của những dự án hiện hữu và các giá trị giao dịch GVMCP trong tháng 3/2024 đã cao hơn so với 2 tháng đầu năm. (Ảnh minh họa)

Đối với việc góp vốn và mua cổ phần, có 604 lượt các nhà đầu tư FDI đã góp vốn và mua cổ phần, tổng giá trị vốn góp giảm 61,7% so với cùng kỳ năm trước và đạt gần 466,2 triệu USD.

Theo nhận định của báo cáo này, lượng vốn đầu tư điều chỉnh của những dự án hiện hữu và các giá trị giao dịch GVMCP trong tháng 3/2024 đã cao hơn so với 2 tháng đầu năm. Bên cạnh đó, số lượng dự án mới cũng nhiều hơn nhưng quy mô của các dự án mới lại nhỏ hơn do không có nhiều dự án lớn. Vì thế, tổng vốn đầu tư đăng ký trong 3 tháng đầu năm so với cùng kỳ tăng 13,4%, nhưng mức tăng này vẫn giảm  25,2 điểm phần trăm khi so sánh với 2 tháng năm 2024.

So với cùng kỳ năm 2023, vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài cũng đã tăng 7,1% và ước đạt khoảng 4,63 tỷ USD. Báo cáo cho thấy, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư cho 17 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân.

Trong đó, ngành chế biến và chế tạo dẫn đầu, tổng vốn đầu tư chiếm gần 63,6% tổng vốn đầu tư đăng ký và đạt gần 3,93 tỷ USD, so với cùng kỳ năm trước giảm nhẹ 1,3%. Vị trí "á quân" thuộc về ngành kinh doanh bất động sản với tổng vốn đầu tư đạt hơn 1,58 tỷ USD, chiếm đến 25,6% tổng vốn đầu tư đăng ký, so với cùng kỳ đã cao gấp gần 2,1 lần. 

Địa phương nào dẫn đầu về thu hút FDI?

Xét theo địa bàn đầu tư, Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, các nhà đầu tư nước ngoài trong 3 tháng đầu năm nay đã đầu tư vào 42 tỉnh thành trên cả nước. Trong đó, Hà Nội dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký lên đến hơn 970,8 triệu USD, chiếm 15,7% tổng vốn đầu tư đăng ký, so với cùng kỳ năm 2023 đã cao gấp hơn 6,1 lần.

Hà Nội dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký lên đến hơn 970,8 triệu USD, chiếm 15,7% tổng vốn đầu tư đăng ký, so với cùng kỳ năm 2023 đã cao gấp hơn 6,1 lần.
Hà Nội dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký lên đến hơn 970,8 triệu USD, chiếm 15,7% tổng vốn đầu tư đăng ký, so với cùng kỳ năm 2023 đã cao gấp hơn 6,1 lần.

Đứng thứ hai là Bắc Ninh, tổng vốn đầu tư đăng ký của địa phương này chiếm gần 12,1% tổng vốn đầu tư của cả nước và đạt gần 745,2 triệu USD. Những địa phương tiếp theo là Quảng Ninh, Thái Nguyên, TP.HCM, Đồng Nai…

Nếu xét về số lượng dự án, dẫn đầu cả nước là TP.HCM với số lượng dự án mới chiếm đến 38,4%, điều chỉnh vốn chiếm 17,3% còn GVMCP chiếm 72,7%.

Báo cáo cũng chỉ ra, vốn đầu tư chủ yếu tập trung vào những tỉnh, thành phố có nhiều lợi thế trong thu hút FDI (sở hữu cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định, luôn nỗ lực cải cách thủ tục hành chính, năng động trong xúc tiến đầu tư…) như Hà Nội, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thái Nguyên, TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hưng Yên, Bắc Giang và Hải Phòng. Tính riêng 10 địa phương nói trên đã chiếm tới 74,7% số dự án mới cùng với 77,6% số vốn đầu tư của cả nước trong 3 tháng đầu năm 2024.

Lũy kế đến ngày 20/03/2024, trên cả nước có 39.758 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký là gần 475,83 tỷ USD. Tĩnh lũy kế vốn thực hiện của các dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng 301,8 tỷ USD, tương đương 63,4% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.

Các nhà đầu tư nước ngoài đã "rót tiền" cho 19 trong tổng số 21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân. Chiếm tỷ lệ cao nhất là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với gần 287,5 tỷ USD, tương đương 60,4% tổng vốn đầu tư. Tiếp đến là các ngành kinh doanh bất động sản với vốn đầu tư gần 70,1 tỷ USD, tương đương 14,7% tổng vốn đầu tư. Thứ ba là ngành sản xuất, phân phối điện với gần 40,7 tỷ USD và chiếm gần 8,5% tổng vốn đầu tư.

Các nhà đầu tư nước ngoài đã
Các nhà đầu tư nước ngoài đã "rót tiền" cho 19 trong tổng số 21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân. (Ảnh minh họa)

Tính đến thời điểm hiện tại, vẫn có 145 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vẫn còn hiệu lực ở Việt Nam. Đứng đầu là Hàn Quốc với tổng vốn đầu tư đạt gần 86,9 tỷ USD và chiếm 18,3% tổng vốn đầu tư; thứ hai là Singapore với hơn 77,2 tỷ USD và chiếm 16,2% tổng vốn đầu tư. Những cái tên tiếp theo lần lượt là Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hong Kong (Trung Quốc).

Báo cáo cũng chỉ rõ, các nhà đầu tư nước ngoài đã có mặt ở khắp 63 tỉnh thành trên cả nước. Dẫn đầu về thu hút FDI là TP.HCM với hơn 57,7 tỷ USD và chiếm 12,1% tổng vốn đầu tư. Đứng vị trí thứ 2 là Hà Nội với hơn 42,1 tỷ USD, tương đương 8,9% tổng vốn đầu tư; thứ ba là Bình Dương với gần 40,6 tỷ USD, tương đương 8,5% tổng vốn đầu tư./.



Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

eMagazine
 
kinhdoanhvaphattrien.vn | 14/12/2024