ISSN-2815-5823
Thứ tư, 09h31 15/07/2020

Kinh tế đại dương có thể hỗ trợ phục hồi kinh tế sau Covid-19

(KDPT) – Mỗi đô la đầu tư cho nền kinh tế đại dương bền vững có thể mang lại lợi nhuận ít nhất gấp năm lần, theo một báo cáo mới được đưa ra bởi Hội đồng cấp cao về “một nền kinh tế đại dương bền vững”.

Khi nhiều quốc gia triển khai các gói cứu trợ để chống lại tác động của đại dịch Covid-19, báo cáo cho biết, đầu tư vào bốn lĩnh vực quan trọng dưới đây có thể giúp hỗ trợ phục hồi kinh tế cả hiện tại và trong tương lai. Đó là: Bảo tồn và phục hồi rừng ngập mặn; Giảm thiểu khí thải cacbon ngành vận tải biển; Mở rộng quy mô sản xuất điện gió ngoài khơi; Tăng sản lượng thực phẩm giàu protein từ biển bằng giải pháp đánh bắt khoa học.

Mở rộng quy mô sản xuất điện gió ngoài khơi là một yếu tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế biển một các bền vững. (Ảnh: Patrick Pleul)

Manaswita Konar, tác giả chính của báo cáo cho biết: “Họ cung cấp công ăn việc làm và sinh kế cho cộng đồng, đó cũng là giải pháp đầu tư để làm môi trường sống trở lại bền vững hơn”. Nghiên cứu cho thấy, bốn lĩnh vực trên đều mang lại lợi tức đầu tư từ 5 đến 10 lần về mặt kinh tế, môi trường, sức khỏe và có thể mang lại lợi nhuận ròng tối thiểu là 8.2 nghìn tỷ đô la trong vòng 30 năm.

Báo cáo được xây dựng dựa trên nghiên cứu năm ngoái từ Hội đồng cấp cao về “một nền kinh tế đại dương bền vững” cho thấy, việc giảm thiểu khí thải cacbon ngành vận tải biển có thể đạt 1/5 mức cắt giảm khí thải carbon cần thiết, để đạt được mục tiêu của Hiệp định khí hậu Paris là hạn chế tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5 độ C.

Nghiên cứu mới cho thấy, nhiệt độ toàn cầu có thể vượt quá mục tiêu 1,5 độ trong 5 năm tới.

Hội đồng cấp cao của “nền kinh tế đại dương bền vững” là một liên minh gồm 14 nhà lãnh đạo thế giới tập trung vào phát triển nền kinh tế đại dương bền vững. Nhóm này bao gồm: Thủ tướng Úc Scott Morrison, Thủ tướng Canada Justin Trudeau, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và các nhà lãnh đạo từ Na Uy, Jamaica, Indonesia, Mexico, Kenya…

Toàn bộ đại dương trên thế giới mang về 3,5% đến 7% GDP toàn cầu, số này sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030, theo báo cáo.

Các hệ sinh thái biển như rừng ngập mặn, đầm lầy muối và cỏ hoặc rong có nhiều carbon trên một đơn vị diện tích hơn so với rừng trên cạn. Hơn nữa, nó gia tăng việc bảo vệ bờ biển, ngăn bão và sự dâng lên của biển, khi mà các hiện tượng này ngày càng xuất hiện nhiều do biến đổi khí hậu.

Với dân số thế giới đạt gần 10 tỷ người vào năm 2050, các nguồn thực phẩm từ đại dương, như cá và động vật có vỏ, có thể giúp giảm áp lực đối với ngành chăn nuôi gia súc trên đất liền.

Nguồn thực phẩm đến từ đại dương sẽ giúp ngành chăn nuôi gia súc trên toàn cầu bớt đi nhiều áp lực. (Ảnh: Nationofchange)

Báo cáo mới cũng chỉ rõ nguyên nhân làm cho những lợi ích này hoặc “dịch vụ đại dương” ngày càng bị đe dọa là do ô nhiễm, dân số gia tăng, đánh bắt quá mức và biến đổi khí hậu. Một số trong những yếu tố trên đã gây nên sự tàn phá của các rạn san hô và mất đa dạng sinh học trong những năm gần đây, với hơn một phần ba rạn san hô và động vật biển có vú bị đe dọa tuyệt chủng.

“Thường thì đại dương được miêu tả là nạn nhân của biến đổi khí hậu và giờ cũng là nạn nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế sau Covid. Nhưng, hiếm khi chúng ta nghĩ về các giải pháp và đầu tư dựa trên đại dương để giải quyết những thách thức này”, Manaswita Konar nói.

Trước những thách thức kinh tế mà nhiều chính phủ trên thế giới phải đối mặt, đã có một sự thúc đẩy phối hợp từ các “nhóm môi trường” để gây áp lực cho các nhà hoạch định chính sách tuân thủ các cam kết của họ, về khí thải carbon. Và giúp kích thích nền kinh tế xanh hơn, trong bối cảnh lo ngại rằng, việc phục hồi nền kinh tế sau Covid, có thể khiến các hành động về biến đổi khí hậu không được đặt là mục tiêu gấp rút. Cơ quan Năng lượng Quốc tế đã công bố một báo cáo được tạo ra với Quỹ Tiền tệ Quốc tế, kêu gọi đầu tư 3 nghìn tỷ đô la vào phục hồi nền kinh tế xanh, với tiềm năng tạo ra khoảng 9 triệu việc làm mỗi năm.

Ô nhiễm môi trường, dân số gia tăng, đánh bắt quá mức và biến đổi khí hậu đã làm hơn một phần ba các rạn san hô trên toàn cầu có nguy cơ bị tuyệt chủng. (Ảnh: Wildfor)

Nền kinh tế đại dương đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, đối mặt với những tổn thất lớn từ sự suy thoái trong du lịch, ngư nghiệp và vận tải biển. “Thách thức đối với bảo vệ đại dương là do đại dịch Covid-19 xuất hiện, vì vậy mà các cam kết phát triển kinh tế đại dương mà chúng tôi đã đồng ý sẽ không được triển khai một cách mạnh mẽ”. Jackie Savitz, giám đốc chính sách của tổ chức phi lợi nhuận bảo tồn đại dương Oceana (Mỹ) nói.

Savitz cho biết, cô đã chứng kiến ​​những động thái làm suy yếu việc quản lý nghề cá ở Mỹ thay vì làm cho chúng bền vững hơn. “Chúng tôi phải cẩn trọng, chúng tôi không thay đổi tất cả các công việc có ích mà chúng tôi đã làm cho đến nay.”

Tin tốt là, Savitz nói rằng, theo nhiều cách để bảo vệ đại dương không nhất thiết phải cần một số tiền đầu tư lớn, nhất là các chính phủ thiếu tiền mặt. Ví dụ, các chiến lược như đặt ra giới hạn dựa trên khoa học về đánh bắt cá một cách hợp lý, thực hành đánh bắt có chọn lọc để bảo vệ các loài có nguy cơ tuyệt chủng. Và đảm bảo rằng ngư cụ không phá hủy môi trường sống dưới biển là những cách hiệu quả, tiết kiệm chi phí để quản lý nghề cá bền vững.

“Đối với nhiều nhà lãnh đạo trong số đó, chỉ cần làm tốt công việc là quản lý”, Savitz nói. “Chi phí cao thực sự tạo ra những áp lực đến từ chính trị và các quyết định đúng đắn có lợi cho công dân trong tương lai. Và thật không may, việc chi nhiều tiền là điều khó nhất để làm.”

DUY LỘC (Theo CNN)



Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

eMagazine
 
kinhdoanhvaphattrien.vn | 23/11/2024