ISSN-2815-5823

Làm thế nào để Gen Z gia tăng dòng tiền với mức lương 8 triệu đồng/tháng?

(KDPT) - Việc quản lý tài chính cá nhân hiệu quả là một cách để gia tăng dòng tiền, đặc biệt là đối với những bạn trẻ Gen Z có mức lương 8 triệu đồng/tháng.

Có thể thấy, với mức lương khởi điểm 8 triệu đồng/tháng thì Gen Z đang đối mặt với thách thức gia tăng tài sản cũng như quản lý tài chính cá nhân. Để có thể đạt được điều này thì các bạn trẻ cần tìm hiểu cũng như áp dụng những chiến lược tiết kiệm, đầu tư thông minh. Cùng tìm hiểu những cách gia tăng dòng tiền cho thế hệ Gen Z dưới đây. 

Thế hệ Gen Z chi tiêu như thế nào với mức lương 8 triệu đồng/tháng?

Ghi nhận, việc chi tiêu của gen Z có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như là địa lý, mức sống, ưu tiên cá nhân. Dưới đây là một số mục chi tiêu phổ biến của thế hệ trẻ có mức thu nhập khoảng 8 triệu đồng/tháng. 

Chi tiêu hàng ngày: Đây được xem là các chi phí cơ bản như mua thực phẩm, đi lại, các hóa đơn tiền điện nước cùng các nhu yếu phẩm khác. Số tiền chi tiêu hàng ngày có thể thay đổi tùy thuộc vào nơi sống cũng như phong cách sống cá nhân của mỗi người. 

Thuê nhà: Nếu như bạn không sở hữu nhà riêng thì sẽ phải trả tiền thuê nhà. Và mức chi tiêu này sẽ thay đổi tùy thuộc vào vị trí, diện tích cũng như chất lượng của nhà ở. 

(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)

Tiền điện thoại, tiền internet: Đối với thế hệ Gen Z thì việc sử dụng điện thoại di động và internet là một yếu tố rất quan trọng. Theo đó, bạn có thể phải trả tiền cho gói dịch vụ di động, gói data cùng các khoản phí liên quan khác. 

Tiền gửi tiết kiệm: Nếu như bạn có ý định tiết kiệm thì có thể đặt một phần thu nhập hàng tháng vào tài khoản tiết kiệm. Việc này sẽ giúp cho bạn tích lũy tiền dự phòng cũng như đạt được mục tiêu tài chính dài hạn. 

Trang thiết bị cá nhân: Thế hệ Gen Z thường quan tâm đến việc sắm sửa những trang thiết bị công nghệ mới như là điện thoại, tai nghe, máy tính,... Mặc dù vậy thì việc mua sắm này phụ thuộc vào ưu tiên cá nhân cũng như ngân sách của bạn. 

Giải trí cùng sở thích cá nhân: Một phần thu nhập của bạn cũng có thể được dành cho việc giải trí như xem phim, tham gia các hoạt động vui chơi, du lịch hoặc là mua sắm theo sở thích cá nhân. 

Đóng góp cho gia đình: Có một số Gen Z có trách nhiệm đóng góp chi phí gia đình như là hỗ trợ cho phụ huynh hoặc chi trả một phần hóa đơn. 

Đầu tư, phát triển bản thân: Thế hệ Gen Z có thể muốn đầu tư vào bản thân cũng như phát triển kỹ năng như tham gia vào khóa học, mua sách hoặc tham gia vào các chương trình đào tạo. 

Bí quyết để gia tăng dòng tiền với mức lương mỗi tháng 8 triệu đồng

Lập ra kế hoạch tài chính cá nhân

Đầu tiên, Gen Z cần phải xây dựng cho bản thân mục tiêu tài chính để từ đó có thể xây dựng được bức tranh tài chính cá nhân một cách toàn vẹn. Và tài chính cá nhân sẽ bao gồm 3 cột trụ đó là: Kiếm tiền như thế nào? Quản lý tiền, lập ngân sách chi tiêu ra sao? Bảo vệ tiền như thế nào? 

Mặc dù vậy thì nhiều bạn trẻ hiện nay lại có phần nhầm lẫn giữa khoản bảo vệ này với một tài sản để có thể thực hiện việc đầu tư và tiết kiệm. Theo đó thì khoản này không được sử dụng vào những việc để làm tăng tài sản như đầu tư, mua trái phiếu cổ phiếu,... mà chỉ để đó nhằm mục đích dự phòng trong những trường hợp bị ảnh hưởng về công việc và sức khỏe.

Và sau khi đã xem xét về việc dự phòng thì cần nghiên cứu về quản lý chi tiêu. Trên thực tế thì có rất nhiều khác biệt trong cơ cấu sinh hoạt theo mức sống, nhu cầu cũng như hoàn cảnh khác nhau theo thời gian. Chính vì thế mà cần phải lập ra ngân sách chi tiêu để có thể tối đa hóa được thặng dư hàng tháng. Ví dụ như với mức lương là 8 triệu đồng/tháng thì sau khi trang trải các chi phí sinh hoạt, tiền thuê nhà,... hay các mục tiêu sở hữu bất động sản trong tương lai thì cần phải cân đối dòng tiền thặng dư mỗi tháng của mình có đủ để đáp ứng không. 

(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)

Cách phân bổ tiền vào nhiều danh mục khác nhau

Trước khi bắt tay vào đầu tư thì việc đầu tiên mà Gen Z cần làm chính là tìm hiểu về những đặc tính của tài sản, chu kỳ đầu tư cũng như rủi ro, lợi nhuận kỳ vọng của lớp tài sản đầu tư. Ví dụ như nếu bạn muốn đầu tư bất động sản thì cần phải hiểu rõ được các đặc tính của từng phân khúc bất động sản khác nhau về thanh khoản cũng như hiệu suất sinh lời. 

Ngoài ra thì mọi người cũng cần phải quan tâm khi xây dựng danh mục đầu tư chính là tính đa dạng. Bởi vì tính đa dạng của danh mục cũng sẽ giúp ích cho mọi người có thể cân bằng được rủi ro lẫn lợi nhuận trong dài hạn, giúp gia tăng tính thanh khoản. 

Không những thế, bạn cũng nên xem xét tính tối ưu về rủi ro khi xây dựng danh mục đầu tư. Nếu như bạn là người không ưa thích rủi ro thì không nên đầu tư vào những mã cổ phiếu có tính đặc trưng nóng mà sẽ lựa chọn những cổ phiếu tăng trưởng một cách bền vững hơn. 

Nên lựa chọn những kênh đầu tư phù hợp

Thường thì hiện nay có nhiều bạn trẻ Gen Z với mức lương 8 triệu đồng/tháng thì chưa có nhiều tích lũy và không nên đầu tư bất động sản, dù cho sử dụng đòn bẩy tài chính vay mua bất động sản cũng không phải là điều khả thi. Mặc dù vậy thì mức mục tiêu tăng lợi lại cao hơn so với tiền gửi ngân hàng thì kênh đầu tư chứng khoán cũng như ký quỹ là sự lựa chọn phù hợp nhất. 

(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)

Theo đó thì bạn cũng có thể đầu tư vào cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên thì nó có thể có mức rủi ro cao cũng như biến động lớn. Hãy nghiên cứu cũng như tìm hiểu về những công ty và thị trường trước khi đưa ra quyết định đầu tư. 

Ngoài ra, việc đầu tư vào chứng chỉ quỹ cũng có thể là một lựa chọn tốt để có thể phân tán rủi ro cũng như đạt được mức lợi suất ổn định. Hiện nay, ở trên thị trường có nhiều loại quỹ đầu từ như là quỹ chứng khoán, quỹ tiền gửi và quỹ trái phiếu, quỹ hỗn hợp. Theo đó, bạn có thể tìm hiểu xem xét quỹ phù hợp với mục tiêu của bản thân để tiến hành đầu tư. Tuy nhiên thì bạn cũng nên chú trọng vào tính đều đặn mỗi tháng để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất, tránh những rủi ro lúc thị trường giảm mạnh./.



Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

eMagazine
 
kinhdoanhvaphattrien.vn | 22/11/2024