Vay mua chung cư ở ngân hàng nào đang có lợi nhất hiện nay?Đâu là giải pháp để các ngân hàng đảm bảo an toàn cho khách hàng khi sử dụng Gen AI?Việc mất 10 tiếng để làm được AI hoàn thành trong 10 giây: Các sinh viên tài chính ngân hàng chuẩn bị mất việc?

Chiều 17/4 đã diễn ra Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024 của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank - Mã chứng khoán: LPB) tại tỉnh Ninh Bình. Tại đại hội, nhiều nội dung quan trọng đã được trình đến các cổ đông như kế hoạch kinh doanh của năm nay, việc đổi tên ngân hàng, tăng vốn điều lệ…

Mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 35%

LPBank trong năm 2024 dự kiến đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế là 9.500 tỷ đồng, so với kết quả thực hiện của năm 2023 đã tăng gần 35%. Tổng tài sản dự kiến cũng tăng 11,6% so với năm ngoái, đạt 427.260 tỷ đồng.

LPBank trong năm 2024 dự kiến đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế là 9.500 tỷ đồng, so với kết quả thực hiện của năm 2023 đã tăng gần 35%.
LPBank trong năm 2024 dự kiến đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế là 9.500 tỷ đồng, so với kết quả thực hiện của năm 2023 đã tăng gần 35%.

Bên cạnh đó, huy động thị trường 1 được kỳ vọng sẽ tăng 11,2% và đạt mức 317.380 tỷ đồng. Ngoài ra, tín dụng thị trường 1 dự kiến lên mức 319.140 tỷ đồng, tăng 15,9%. Năm 2023, LPBank đã vượt qua kế hoạch được Đại hội đồng cổ đông giao với những chỉ tiêu về lợi nhuận trước thuế, thu dịch vụ và tín dụng thị trường 1 cũng như tổng tài sản.

Để có thể hoàn thành những mục tiêu đề ra, ngân hàng này trong năm nay sẽ chú trọng đầu tư cho công nghệ và chuyển đổi số, đồng thời ưu tiên triển khai ứng dụng loạt công nghệ hiện đại vào kinh doanh cùng quản trị điều hành như: Định danh eKYC, thanh toán không tiếp xúc NFC và triển khai nền tảng quản trị dữ liệu, ngoài ra còn là giải pháp thanh toán, giải pháp ngân quỹ Treasury và nền tảng ngân hàng hợp kênh LienViet24h …

Không chia cổ tức trong 3 năm để tăng cường năng lực tài chính

Trong đại hội lần này, HĐQT của ngân hàng trình các cổ đông phương án tăng vốn điều lệ thêm tối đa 8.000 tỷ đồng bằng việc chào bán 800 triệu cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu. Việc này sẽ diễn ra ngay sau khi có sự đồng thuận của Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. 

Theo dự kiến, giá chào bán sẽ không thấp hơn so với mệnh giá và được ủy quyền cho Hội đồng quản trị quyết định. Cho đến nay vẫn chưa công bố về thời gian chào bán cũng như những thông tin chi tiết khác. Thời điểm hiện tại, vốn điều lệ của LPBank được ghi nhận ở mức 25.576 tỷ đồng. Sau khi việc chào bán hoàn tất, vốn điều lệ của ngân hàng này sẽ được tăng lên mức 33.576 tỷ đồng và thuộc nhóm những nhà băng có vốn cao nhất cả nước. 

Theo LPBank, việc tăng vốn điều lệ sẽ giúp ngân hàng có thể nâng cao năng lực tài chính và quy mô hoạt động, đồng thời tăng khả năng cạnh tranh.
Theo LPBank, việc tăng vốn điều lệ sẽ giúp ngân hàng có thể nâng cao năng lực tài chính và quy mô hoạt động, đồng thời tăng khả năng cạnh tranh.

Theo LPBank, việc tăng vốn điều lệ sẽ giúp ngân hàng có thể nâng cao năng lực tài chính và quy mô hoạt động, đồng thời tăng khả năng cạnh tranh cũng như đổi mới công nghệ hướng đến mục tiêu phát triển bền vững trong năm nay cũng như các năm kế tiếp. Năm 2023, LPBank đã tiến hành tăng vốn từ 17.291 tỷ đồng lên 25.576 tỷ đồng.

Xét riêng trong quý đầu năm nay, lợi nhuận trước thuế của LPBank là 2.886 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã tăng mạnh 84,36%, đồng thời hoàn thành được 27,49% kế hoạch năm. Ngoài ra, lợi nhuận sau thuế cũng tăng 84,88% so với cùng kỳ, đạt 2.299 tỷ đồng. Tính ở cuối quý 1/2024, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE là 26,07%.

Bên cạnh đó, xét trong tổng thu thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh, lãi thuần từ dịch vụ của LPBank đang chiếm 18,29%, tăng 2,6 lần so với cùng kỳ. Đáng chú ý, mảng kinh doanh ngoại hối chiếm tỷ trọng là 3,31%. Nhờ kiểm soát được chi phí hoạt động ở mức hợp lý, tỷ lệ CIR (chi phí hoạt động/tổng thu nhập thuần) cuả LPBank tính đến cuối quý 1/2024 đạt 30,74%, so với cuối năm 2023 đã giảm 6,13% và giảm 12,16% so với cùng kỳ.

Liên quan đến vấn đề này, phía LPBank lý giải và cho biết, kết quả này đạt được là nhờ ngân hàng chú trọng việc đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng ngay những tháng đầu năm. Ngoài ra, nhà băng này còn chú trọng thúc đẩy bán chéo loạt sản phẩm dịch vụ, trong đó có cả sản phẩm kinh doanh ngoại tệ, kiều hối và xuất nhập khẩu… 

Tính đến cuối quý 1/2024, dư nợ tín dụng của LPBank đã tăng 11,71% so với cuối năm ngoái (ở mức 307.708 tỷ đồng). Tăng trưởng huy động đạt 6,72% và ở mức 304.531 tỷ đồng.

Trước đó, LPBank trong Đại hội đồng cổ đông 2023 đã thông qua kế hoạch phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho các nhà đầu tư nước ngoài cũng như phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn người lao động (ESOP). Điều đáng nói, hai cấu phần tăng vốn nói trên sẽ được HĐQT đề xuất ngừng thực hiện bởi tình hình thị trường cũng như thực tế triển khai, đồng thời chuyển sang phương án mới trong tờ trình năm nay.

Đối với kế hoạch phân phối lợi nhuận, HĐQT của ngân hàng dự kiến sẽ trình Đại hội đồng cổ đông chiến lược không chia cổ tức trong 3 năm tới, mục đích là xây dựng nền tảng cũng như tăng cường năng lực tài chính bằng việc sử dụng lợi nhuận nhằm bổ sung vốn cho các hoạt động kinh doanh.

Toàn bộ phần lợi nhuận còn lại sau khi đã trích lập các quỹ của năm 2023 và lợi nhuận còn lại của các năm trước được chuyển sang và thặng dư vốn cổ phần (4.345 tỷ đồng) cũng sẽ được giữ lại. Năm ngoái, ngân hàng này đã phát hành cổ phiếu để trả cổ tức với tỷ lệ 19%, tương đương với gần 3.300 tỷ đồng. 

Dự định đổi tên ngân hàng

Trong tờ trình, HĐQT của LPBank cho biết, ngân hàng này từ năm 2011 đến nay đã sử dụng tên “Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt”. Thế nhưng trong quá trình chuyển đổi mạnh mẽ và phát triển toàn diện, nhà băng này sẽ cần tên gọi mới để phù hợp với tình hình.

HĐQT đã đề xuất đổi tên ngân hàng trở thành “Ngân hàng Thương mại cổ phần Lộc Phát Việt Nam” còn tên viết tắt vẫn giữ nguyên là LPBank.
HĐQT đã đề xuất đổi tên ngân hàng trở thành “Ngân hàng Thương mại cổ phần Lộc Phát Việt Nam” còn tên viết tắt vẫn giữ nguyên là LPBank.

Vì thế, HĐQT đã đề xuất đổi tên ngân hàng trở thành “Ngân hàng Thương mại cổ phần Lộc Phát Việt Nam” còn tên viết tắt vẫn giữ nguyên là LPBank.

Vào năm 2023, ngân hàng cũng đã thay đổi nhận diện thương hiệu và tên viết tắt từ LienVietPostBank trở thành LPBank sau khi được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước. Cũng theo LPBank, việc thay đổi nhận diện thương hiệu được coi bước đi chiến lược của ngân hàng nhằm bắt đầu cho một giai đoạn phát triển mới. 

Với phương án đổi tên mới nhất, dấu ấn của cổ đông lớn Tổng Công ty Bưu Điện Việt Nam (VNPost) cũng đã hoàn toàn không còn hiện diện tại LPBank./.