Nhận diện môi trường đầu tư trong hoạt động đấu thầu: Công ty Cổ phần Cấp nước Thủ Đức có vi phạm Luật?
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đã nảy sinh nhiều vấn đề liên quan công tác quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn, nhất là sự bất cập, thiếu minh bạch trong thực hiện các dự án đầu tư phát triển, chương trình mua sắm gắn với các hành vi tham nhũng… Do vậy, những sai phạm trong hoạt động đấu thầu đã được hình sự hóa, nhằm xây dựng cơ sở pháp lý rõ ràng, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu.
Mặc dù đã được quy định chi tiết, cụ thể về hành vi cố ý làm trái quy định của nhà nước trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với hoạt động đấu thầu, nhưng vẫn còn những vấn đề vướng mắc, chưa thể tháo gỡ đang xảy ra tại nhiều đơn vị, doanh nghiệp. Vừa qua, Tòa soạn Kinh doanh và Phát triển nhận được đơn khiếu nại của một số cổ đông Công ty CP Cấp nước Thủ Đức, phản ánh tình trạng vi phạm luật đấu thầu ở doanh nghiệp này và đề nghị các cơ quan chức năng sớm xử lý.
Cụ thể, theo đơn phản ánh, thì từ năm 2015, trong báo cáo của cổ đông Công ty Cổ phần Cấp nước Thủ Đức, thời ông Huỳnh Tuấn Anh làm Giám đốc, đã chỉ định thầu bằng miệng 4 dự án. Thứ nhất, năm 2015, dự án PTML cấp nước đường Lương Định Của quận 2 cho Công ty Nam Khang thi công. Thứ hai, năm 2016, dự án PTML đường Trương Văn Thanh – đường số 2 (Phong Phú ) cho Công ty Minh Trang thi công. Thứ ba, năm 2017, dự án PTML CN đường Gò Dưa – Do Công ty Quân Tuấn thi công. Thứ tư, năm 2017, dự án PTML quận 2, quận 9, quận Thủ Đức đợt 1 do Công ty Hồng Đức thi công (đã mở thầu hợp thức thành công).
Giá trị mỗi dự án hơn 5 tỷ đồng (tổng cộng hơn 20 tỷ) không được chỉ định thầu theo luật. Tuy nhiên 4 dự án trên đã thi công xong và Công ty Cổ phần Cấp nước Thủ Đức đã khai thác gắn đồng hồ nước cho dân mấy năm qua.
Trong đơn phản ánh, các cổ đông cung cấp thông tin, Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Cấp nước Thủ Đức đã thống nhất cho chia nhỏ 4 dự án lớn thành 12 dự án nhỏ giảm xuống còn hơn 1 tỷ một dự án để chỉ định thầu, giá trị tổng còn lại hơn 11,5 tỷ, mục đích giải quyết tồn đọng việc cũ do Giám đốc cũ Huỳnh Tuấn Anh để lại.
Năm 2018, ông Hứa Trọng Nghi được điều chuyển về làm Giám đốc thay ông Huỳnh Tuấn Anh, ông Hứa Trọng Nghi đã giải quyết những tồn tại sai pháp luật của giám đốc cũ để lại, cho nhà thầu và kiểm toán thỏa thuận về giá trị các dự án trên giảm được từ 20 tỷ của 4 dự án xuống 11,5 tỷ và phân ra 12 dự án nhỏ, sự việc này nhằm giải quyết tiền trả cho các nhà thầu và nhập tài sản vào tài sản vốn cho Công ty Cổ phần Cấp nước Thủ Đức theo như trình tự kiểm toán hàng năm của Công ty Cổ phần.
Việc này đã được thống nhất của Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Cấp nước Thủ Đức, nhưng nhóm lợi ích cho rằng Giám đốc Nghi làm sai, tố cáo nhiều việc về cá nhân, phải chăng vì bị cắt giảm tiền, mất quyền lợi của nhóm lợi ích nên họ quậy phá? Trong khi đó ông Bí thư Đảng ủy Công ty Cổ phần Cấp nước Thủ Đức là Nguyễn Tống Đăng Khoa có 3 đơn tố cáo lên Đảng Ủy Tổng Công ty năm 2020, phiếu tín nhiệm Đảng viên thấp.
Hiện nay, nhóm cán bộ lãnh đạo cũ làm nội bộ Công ty Cổ phần Cấp Nước Thủ Đức mất đoàn kết, khiếu nại, kiện cáo xung quanh việc chỉ định thầu 12 dự án nhỏ này. Các cổ đông gửi đơn phản ánh đến cơ quan báo chí mong muốn Tổng Công ty Cấp Nước Sài Gòn TNHH MTV và các cơ quan chức năng làm rõ có xung đột vì lợi ích nhóm lãnh đạo trong việc này hay không? Và việc Công ty Cổ phần Cấp nước Thủ Đức tách gói thầu lớn ra thành gói nhỏ để chỉ định thầu, hợp thức hồ sơ, việc này có vi phạm quy định trong Luật Đấu thầu hay không? Và nếu vi phạm sẽ bị xử lý ra sao?
Qua đơn thư phản ánh, các cổ đông đề nghị Tổng Công ty Cấp Nước Sài Gòn TNHH MTV giải quyết các yêu cầu của kiểm toán nhà nước số 522/TB-KTNN ngày 31 tháng 12 năm 2020 về việc xử lý 12 dự án sai phạm trên, để đảm bảo tính ổn định cho Công ty và quyền lợi của cổ đông.
NHÓM PV