ISSN-2815-5823
Minh Hằng
Chủ nhật, 06h23 14/04/2024

Thách thức và xu hướng của ngành Fintech tại Đông Nam Á trong năm 2024

(KDPT) - Ngành tài chính số đã trở nên quan trọng với nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau. Có thể nói, hiện tại là thời điểm chín muồi để đầu tư vào Fintech, mở ra cơ hội cho những giải pháp thanh toán mới và an toàn.

Trong thời gian qua, lĩnh vực công nghệ tài chính (Fintech) tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã cho thấy khả năng phục hồi mạnh mẽ. Khu vực này cũng đã phải hứng chịu đại dịch Covid-19 tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế, nhiều công ty phải đóng cửa, nhiều vụ tấn công mạng xảy ra cũng như nhiều vấn đề khác ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội. Tuy vậy, các quốc gia Đông Nam Á vẫn đang phát triển mạnh mẽ.

Theo dự đoán, thị trường thanh toán số tại Đông Nam Á sẽ có tổng giá trị giao dịch là 287,20 tỷ USD trong năm nay. Lĩnh vực này đảm bảo an ninh trong các giao dịch dựa trên Internet, sự thuận tiện cho khách hàng và sự hòa nhập cho những người không sử dụng dịch vụ ngân hàng và những người chưa được phục vụ đầy đủ.

Hiện tại là thời điểm chín muồi để đầu tư vào Fintech, mở ra cơ hội cho những giải pháp thanh toán mới và an toàn. (Ảnh minh họa)
Hiện tại là thời điểm chín muồi để đầu tư vào Fintech, mở ra cơ hội cho những giải pháp thanh toán mới và an toàn. (Ảnh minh họa)

Có thể thấy, Fintech đã có đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế và tài chính toàn diện. Fintech thách thức các tổ chức tài chính truyền thống thông qua công nghệ tiên tiến như AI, blockchain và phân tích dữ liệu. Quá trình chuyển đổi thanh toán số đã giúp hợp lý hóa các quy trình, giảm chi phí và nâng cao hiệu quả. Ngoài ra, sự hỗ trợ của Fintech đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như vai trò của Fintech trong việc thúc đẩy hiểu biết về tài chính thông qua các nền tảng khác nhau cũng rất đáng chú ý.

Ngành tài chính số đã trở nên quan trọng với nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau. Có thể nói, hiện tại là thời điểm chín muồi để đầu tư vào Fintech, mở ra cơ hội cho những giải pháp thanh toán mới và an toàn. 

Tuy nhiên, lĩnh vực Fintech tại khu vực Đông Nam Á bao gồm có Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức, ảnh hưởng đến sự phát triển và cả việc cấp vốn cho các công ty khởi nghiệp công nghệ và định giá cổ phiếu.

Ngành Fintech tại Đông Nam Á đang phải đối mặt với những thách thức nào?

Báo cáo của eConomy SEA 2023 cho biết, khu vực ASEAN đã phải đối mặt với những trở ngại kinh tế vĩ mô toàn cầu trong hơn 1 năm qua, chẳng hạn như vấn đề lãi suất cao. Nghiên cứu cũng cho thấy lạm phát giảm xuống 3%, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) duy trì trên mức 4% và niềm tin của người tiêu dùng hồi phục trong nửa cuối năm 2023.

Báo cáo Rủi ro toàn cầu năm 2024 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) cũng đã chỉ ra một số vấn đề đang gây tổn hại cho ngành Fintech như sau:

Căng thẳng địa chính trị: Bất chấp thời gian qua, thế giới vẫn đứng trên bờ vực nguy hiểm, với nhiều xung đột hơn. Những căng thẳng này đã và đang gây tổn hại đến hoạt động đầu tư và gây ra những bất ổn trên thị trường chứng khoán, đến việc định giá, và M&A. Hơn thế, xung đột còn gây gián đoạn chuỗi cung ứng, hàng hóa mà khách hàng đã thanh toán trực tuyến sẽ không được đảm bảo, chi phí kinh doanh theo đó cũng tăng lên.

Các cuộc tấn công mạng: Khi khu vực ASEAN bắt đầu thực hiện chuyển đổi số, nguy cơ mất tiền và dữ liệu trực tuyến cũng ngày càng gia tăng. Các cuộc tấn công mạng bao gồm các mối đe dọa ransomware và lừa đảo trực tuyến cùng nhiều mối đe dọa khác. Do các ứng dụng Fintech yêu cầu quyền truy cập thông tin chi tiết trước khi xử lý giao dịch, vì thế việc giữ an toàn cho dữ liệu tài chính cá nhân là điều cần thiết.

Ngành Fintech tại Đông Nam Á đang phải đối mặt với nhiều thách thức. (Ảnh minh họa)
Ngành Fintech tại Đông Nam Á đang phải đối mặt với nhiều thách thức. (Ảnh minh họa)

Lãi suất/suy thoái kinh tế: Việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất để giải quyết các khó khăn kinh tế của Mỹ đã đẩy giá cả khắp khu vực Đông Nam Á tăng cao theo. Không chỉ vậy, chi phí năng lượng và sản xuất tăng lên, giá cả tăng cao làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt.

Vì vậy, các nhà đầu tư trở nên thận trọng hơn khi xuống tiền vào lĩnh vực công nghệ tài chính. Thay vào đó, họ quyết định giữ lại số tiền và tập trung xác định xem công ty khởi nghiệp nào có thể hoạt động tốt với nguồn vốn phù hợp. Những doanh nghiệp mới này phải có lợi nhuận, có lãnh đạo giỏi và tìm cách thực hiện các chính sách môi trường, xã hội và quản trị (EGS).

Thiếu lao động: Hiện nay, ngành công nghệ vẫn đang phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nhân tài, chỉ một số công nhân có khả năng quản lý các hệ thống trong lĩnh vực tài chính kỹ thuật số. Kết quả của một cuộc nghiên cứu cho thấy, bất chấp những đợt sa thải lớn gần đây của các công ty công nghệ trên toàn cầu, các công ty khởi nghiệp ở Đông Nam Á vẫn đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm chuyên gia công nghệ do khó có thể đưa ra mức lương cạnh tranh.

Ngành Fintech tại Đông Nam Á vẫn có nhiều tiềm năng phát triển. (Ảnh minh họa)
Ngành Fintech tại Đông Nam Á vẫn có nhiều tiềm năng phát triển. (Ảnh minh họa)

Trong bối cảnh các yếu tố trên có thể gây ra những thách thức, thì ngành Fintech tại Đông Nam Á vẫn có nhiều tiềm năng phát triển cũng như cung cấp các ứng dụng thanh toán thuận tiện và hiệu quả.

Báo cáo Triển vọng và Tình hình Kinh tế Thế giới năm 2024 của Liên Hợp Quốc cho biết, GDP toàn cầu sẽ giảm từ 2,7% của năm 2023 xuống 2,4% trong năm 2024. ASEAN sẽ trải qua thời kỳ suy thoái vừa phải, giảm 0,3% xuống mức 4,6% trong năm nay. Do đó, dù các khoản đầu tư sẽ giảm trên diện rộng nhưng vẫn có hy vọng các nhà đầu tư có thể chuyển hướng nguồn vốn sang các lĩnh vực định hướng bền vững như năng lượng xanh.

Bên cạnh đó, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp lực lượng lao động ổn định trong tương lai bằng cách đóng vai trò là công cụ hỗ trợ và động lực để hợp lý hóa các hoạt động. Chẳng hạn, AI có thể giúp giảm lượng khí thải carbon với việc đảm nhận một số vai trò quan trọng và phân tích dữ liệu để cải thiện dịch vụ Fintech của khách hàng.

Ngoài ra, Fintech còn có thể góp phần chống biến đổi khí hậu bằng cách tạo ra các nền tảng hoặc ứng dụng để bù đắp lượng tín chỉ carbon. 

Khi các ngân hàng, tổ chức tài chính chuyển từ hệ thống truyền thống sang kỹ thuật số, ngành này sẽ tăng cường tự động hóa và sử dụng AI để thực hiện nhiều nhiệm vụ hơn./.



Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

eMagazine
 
kinhdoanhvaphattrien.vn | 22/11/2024