ISSN-2815-5823

Ứng dụng mô hình Fintech trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam

(KDPT) - Việc các công ty Fintech gia nhập vào thị trường với những lợi thế về mặt công nghệ đã khiến cho các ngân hàng phải tích cực chuyển đổi số nhằm để phần nào đó cũng cạnh tranh lại với những công ty Fintech.

Fintech tác động như thế nào đến hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam?

Theo khảo sát của Ngân hàng Nhà nước về hệ sinh thái Fintech ở Việt Nam, phần lớn dịch vụ Fintech cung cấp ở Việt Nam thuộc lĩnh vực ngân hàng hoặc có bản chất giống hoạt động ngân hàng như thanh toán, cho vay, huy động vốn, chấm điểm tín dụng, dịch vụ tài chính cá nhân... Với vị thế là những thành viên mới gia nhập vào thị trường dịch vụ tài chính, các công ty Fintech đang tăng cường cạnh tranh, cung cấp những dịch vụ mà tổ chức tài chính truyền thống làm kém hiệu quả hơn hoặc là bỏ qua, mở rộng nhóm người dùng các dịch vụ đó. Tuy nhiên thì các công ty Fintech cũng sẽ không thay thế các ngân hàng trong hầu hết các chức năng tài chính của ngân hàng. Chức năng trung gian của ngân hàng vẫn tiếp tục sẽ đóng vai trò quan trọng ở trong thị trường tài chính, tuy nhiên thì một phần được thực hiện theo một cách khác so với ngày nay. 

Việc các công ty Fintech gia nhập vào thị trường với những lợi thế về mặt công nghệ đã khiến cho các ngân hàng phải tích cực chuyển đổi số nhằm để phần nào đó cũng cạnh tranh lại với những công ty Fintech. (Ảnh minh họa)
Việc các công ty Fintech gia nhập vào thị trường với những lợi thế về mặt công nghệ đã khiến cho các ngân hàng phải tích cực chuyển đổi số nhằm để phần nào đó cũng cạnh tranh lại với những công ty Fintech. (Ảnh minh họa)

Chính sự tham gia mạnh mẽ của các công ty Fintech vào thị trường dịch vụ tài chính buộc các ngân hàng sẽ phải nâng cấp năng lực, chuyển đổi để có thể cạnh tranh cũng như tham gia vào những lĩnh vực mới. Chính vì thế, sự xuất hiện cũng như phát triển của các công ty Fintech có cả tác động tích cực lẫn tiêu cực đến hệ thống ngân hàng thương mại. 

Tác động tích cực của Fintech

Đầu tiên, các công ty Fintech chính là động lực khiến cho các ngân hàng thương mại chuyển đổi số mạnh mẽ hơn nhằm đáp ứng các nhu cầu đang ngày càng đa dạng và khắt khe hơn của khách hàng để từ đó thu hút các khách hàng mới cũng như tạo được lợi thế cạnh tranh cho ngân hàng. Việc các công ty Fintech gia nhập vào thị trường với những lợi thế về mặt công nghệ đã khiến cho các ngân hàng phải tích cực chuyển đổi số nhằm mục đích cải thiện hiệu suất hoạt động của ngân hàng cũng như trải nghiệm của khách hàng, phần nào đó cũng cạnh tranh lại với những công ty Fintech. 

Theo báo cáo Digital Banking Maturity của Deloitte (2020) khảo sát trên 318 ngân hàng có dịch vụ bán lẻ trực tuyến ở 39 quốc gia cho thấy, những ngân hàng dẫn đầu các xu hướng kỹ thuật số cũng như có quá trình chuyển đổi số tích cực nhất. 

Thứ hai là, ngân hàng có thể tận dụng những công nghệ hỗ trợ của Fintech nhằm ứng dụng những công nghệ mới vào các dịch vụ tài chính. Và trong xu hướng hiện nay, các ngân hàng đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ tiên tiến để có thể cung cấp những sản phẩm và dịch vụ tài chính sáng tạo, ví dụ như trí tuệ nhân tạo (AI), học máy (ML), phân tích dữ liệu nâng cao cùng công nghệ sổ cái phân tán (DLT), điện toán đám mây, các giao diện lập trình ứng dụng (Application programming interfaces - APIs). 

(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)

Và ba công nghệ hỗ trợ Fintech, cụ thể đó là AI/ML/phân tích dữ liệu nâng cao, công nghệ sổ cái phân tán cùng với điện toán đám mây bản thân là những Fintech mới tuy nhiên đó cũng chính là chất xúc tác cho phép các ngân hàng phát triển nhiều sản phẩm sáng tạo mới. 

Chi tiết, AI tạo ra những công cụ phân tích tiên tiến, tận dụng khả năng xử lý khối lượng dữ liệu cũng như hỗ trợ các giải pháp sáng tạo cho nhu cầu kinh doanh. Và khả năng này cũng cho phép các tổ chức tài chính - ngân hàng phát triển các cách thức tiếp cận khách hàng liên kết cũng như tăng khả năng tự phục vụ của khách hàng, hiểu biết một cách sâu hơn về nhu cầu của khách hàng cũng như cung cấp các dịch vụ phù hợp có tính cá thể hóa. 

Thứ ba đó là do ngân hàng và công ty Fintech có những ưu điểm riêng của mình, chính vì thế sự hợp tác giữa công ty Fintech và ngân hàng có thể thúc đẩy quá trình cải tổ hệ thống ngân hàng.  

Thách thức mà ngân hàng phải đối mặt

Một số thách thức mà ngân hàng sẽ phải đối mặt khi mô hình Fintech phát triển: 

Đầu tiên, sự xuất hiện của công ty Fintech có thể khiến cho hệ thống ngân hàng sẽ phải đối mặt với những rủi ro chiến lược. Và việc các công ty Fintech tham gia thị trường đã khiến cho thị trường dịch vụ ngân hàng bị phân mảnh, làm gia tăng rủi ro đối với lợi nhuận của các ngân hàng riêng lẻ. Những tổ chức tài chính truyền thống sẽ mất đi một phần đáng kể về thị phần hoặc là giảm tỷ suất lợi nhuận nếu như các công ty Fintech ứng dụng một cách hiệu quả công nghệ cũng như cung cấp các dịch vụ với mức chi phí thấp, đáp ứng được tốt hơn kỳ vọng của khách hàng. 

Và trong môi trường này, các ngân hàng sẽ trải qua sự suy giảm khả năng sinh lời bởi năng lực dự báo kém về những xu hướng thị trường cũng như sự thích nghi kém với những đổi mới. Đồng thời có thể sẽ mất đi các mối quan hệ khách hàng trực tiếp có lợi hoặc là tỷ suất lợi nhuận biên thấp có thể sẽ làm suy yếu đi khả năng của các tổ chức tài chính truyền thống trong việc vượt qua các chu kỳ kinh doanh trong tương lai.  

Thứ hai, sự tăng cường hoạt động của Fintech dẫn đến gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các bên tham gia vào thị trường và cơ sở hạ tầng của thị trường dẫn đến gia tăng rủi ro hoạt động. Điều này cũng có thể khiến cho sự kiện rủi ro công nghệ thông tin leo thang thành khủng hoảng hệ thống, đặc biệt là ở những lĩnh vực dịch vụ tập trung vào một hoặc là một số tổ chức chi phối. Chính sự gia nhập của các công ty Fintech vào thị trường dịch vụ ngân hàng đã làm tăng độ phức tạp của hệ thống cũng như gia tăng rủi ro chung của hệ thống. 

(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)

Ngoài ra, sự phát triển của các sản phẩm cũng như dịch vụ công nghệ có thể sẽ làm tăng mức độ phức tạp của việc cung cấp dịch vụ tài chính, khiến cho việc quản lý cũng như kiểm soát rủi ro hoạt động trở nên khó khăn hơn. Và hệ thống công nghệ thông tin của ngân hàng có thể sẽ không đủ khả năng thích ứng hoặc là không còn phù hợp. Một số ngân hàng đang có quan hệ hợp tác với các bên thứ ba, dưới hình thức thuê ngoài hoặc là các quan hệ đối tác Fintech khác từ đó làm tăng độ phức tạp cũng như làm giảm đi sự minh bạch của các hoạt động đầu cuối. Và việc gia tăng sử dụng dịch vụ của các bên thứ ba có thể dẫn đến những rủi ro liên quan đến bảo mật dữ liệu, quyền riêng tư, hoạt động rửa tiền, tội phạm mạng cũng như công tác bảo vệ khách hàng.  

Thứ ba đó là sự xuất hiện của các công ty Fintech có thể sẽ khiến cho hệ thống ngân hàng gặp rủi ro tín dụng thông qua dịch vụ cho vay ngang hàng. Có thể thấy, công nghệ cho vay ngang hàng sẽ có hiệu quả lớn nhất khi đề cập đến hoạt động cho vay mạo hiểm - đây là một lĩnh vực không phải là phạm vi hoạt động ưu tiên của ngân hàng hoặc một phương án duy nhất có thể vay được tiền trong trường hợp ngân hàng từ chối cho vay. Có nhiều ngân hàng đã sử dụng thành công công nghệ cho vay ngang hàng để cung cấp những khoản vay nhanh. Khi các nhà đầu tư tự quyết định phân bổ tài sản của mình thông qua công nghệ cho vay ngang hàng và gọi vốn cộng đồng thì trong trường hợp này nhà đầu tư chấp nhận toàn bộ những rủi ro có thể xảy ra. Khi vay vốn qua ngân hàng thì ngân hàng chính là chủ thể chấp nhận những rủi ro về phía mình.  

Hàm ý đối với chính sách cho Việt Nam về Fintech

Một số khuyến nghị để có thể nâng cao hiệu quả trong quan hệ hợp tác giữa Fintech và hệ thống ngân hàng ở Việt Nam:  

Đối với cơ quan quản lý Nhà nước: Đầu tiên đó là tạo ra môi trường tài chính an toàn, đảm bảo nhận được sự hỗ trợ từ phía cơ quan chức năng quản lý chính là một cam kết quan trọng thúc đẩy mối quan hệ giữa ngân hàng thương mại và Fintech. 

Thứ hai, hoàn thiện khung pháp lý chuẩn cho những công ty Fintech. Theo đó thì Chính phủ cần phải có chính sách quản lý phù hợp để cho các công ty Fintech được hoạt động ở trong môi trường cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy tài chính một cách toàn diện và bền vững cùng với hệ thống ngân hàng. 

(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)

Thứ ba đó là đầu tư cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin cũng như mạng kết nối, đảm bảo tốt về an toàn thông tin. Cuối cùng là ban hành chuẩn kết nối giữa hệ thống ngân hàng, các công ty Fintech và trong đó là chuẩn hóa những quy định có liên quan để bảo mật thông tin của khách hàng, chia sẻ thông tin cũng như quy định về sử dụng mạng dữ liệu.  

Đối với những ngân hàng thương mại: Đầu tiên, khi mà ứng dụng Fintech vào hoạt động thì các ngân hàng cần phải đảm bảo xây dựng được môi trường kiểm soát, áp dụng những quy trình quản lý rủi ro đầy đủ và toàn diện. Chính sự an toàn, lành mạnh, ổn định của ngân hàng có thể được tăng cường bằng cách thực hiện các chương trình giám sát để đảm bảo rằng các ngân hàng có cơ cấu quản trị hiệu quả cùng những quy trình quản lý rủi ro một cách rõ ràng, từ đó quản lý cũng như giám sát một cách thích hợp những rủi ro phát sinh liên quan đến Fintech. 

Thứ hai là liên quan đến rủi ro của bên thứ ba, các ngân hàng cần phải áp dụng những thông lệ quản lý rủi ro phù hợp cũng như xử lý mọi hoạt động được thuê ngoài hoặc hỗ trợ bởi bên thứ ba, trong đó có bao gồm các công ty Fintech và các biện pháp kiểm soát đối với các dịch vụ thuê ngoài được duy trì theo tiêu chuẩn như những hoạt động mà ngân hàng tự tiến hành. Thứ ba là những quy trình và thực tiễn liên quan bao gồm thẩm định, quản lý rủi ro hoạt động và giám sát liên tục việc thực hiện hợp đồng của các nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba, quyền kiểm toán. Cuối cùng đó là các ngân hàng có thể giảm thiểu rủi ro bằng cách mở rộng văn hóa quản lý rủi ro của mình cho những bên thứ ba./.



Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

eMagazine
 
kinhdoanhvaphattrien.vn | 22/11/2024