ISSN-2815-5823
Tâm Phạm
Thứ sáu, 09h58 22/03/2024

Thép Việt chịu "sức ép" khi nhập khẩu thép từ Trung Quốc tăng gấp 3 lần

(KDPT) - Hiện nay, ngành thép Việt Nam vốn đang khó khăn khi mà nhu cầu thấp thì lại thêm “sức ép” to lớn từ thép nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc.

Dòng thép “giá rẻ” từ Trung Quốc tiếp tục chảy vào Việt Nam

Tổng Cục Hải quan cho biết, trong thời gian 2 tháng đầu năm 2024, lượng sắt thép nhập khẩu về Việt Nam hơn 2,6 triệu tấn, so với cùng kỳ năm trước tăng gần gấp đôi. Kim ngạch nhập khẩu đạt mức gần 1,9 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái tăng 57%. 

Trong đó thì thép từ Trung Quốc chiếm tỷ trọng đến gần 70%, tương đương với 1,8 triệu tấn, trị giá là hơn 1,1 triệu USD. Con số này ghi nhận tăng đột biến so với thời gian 2 tháng đầu năm 2023, gấp 3 lần về lượng và 2,3 lần về giá trị. Đây cũng chính là động lực khiến cho tổng lượng thép nhập khẩu của Việt Nam tăng mạnh trong thời gian 2 tháng đầu năm.

Và mặt hàng thép cuộn cán nóng chiếm phần lớn (ghi nhận khoảng 78%) trong cơ cấu chủng loại thép thành phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam trong thời gian 2 tháng đầu năm nay. Tỷ trọng này trong năm 2023 ghi nhận là 73%. 

Thép Việt chịu sức ép khi nhập khẩu thép từ Trung Quốc tăng gấp 3 lần. (Ảnh: Kinh tế đô thị)
Thép Việt chịu sức ép khi nhập khẩu thép từ Trung Quốc tăng gấp 3 lần. (Ảnh: Kinh tế đô thị)

Trong khi nhu cầu tiêu thụ thép ở thị trường trong nước vẫn yếu và nhập khẩu thép tăng cũng đang tạo áp lực lên các doanh nghiệp sản xuất thép ở trong nước. 

Trong báo cáo mới đây của  Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) ghi nhận, lượng bán hàng théo thành phẩm chỉ mới tăng 11% so với cùng kỳ lên mức 4,3 triệu tấn. Nếu như bóc tách phần xuất khẩu, chỉ tính riêng tiêu thụ ở trong nước, bán hàng thép thành phẩm trong thời gian 2 tháng đầu năm thậm chí giảm. 

Chi tiết, tiêu thụ ở trong nước trong thời gian 2 tháng đầu năm nay khoảng 2,7 triệu tấn, giảm nhẹ so với mức 2,8 triệu của thời điểm cách đây 1 năm. VSA cho biết, nhu cầu thép xây dựng trong thời gian 2 tháng giảm bởi trùng kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.

Chi tiết, tiêu thụ ở trong nước trong thời gian hai tháng đầu năm khoảng 2,7 triệu tấn, so với mức 2,8 triệu của thời điểm này cách đây một năm giảm nhẹ. VSSA cho biết, nhu cầu thép xây dựng trong tháng 2 giảm bởi trùng kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, tuy nhiên nhìn chung chưa có tín hiệu khởi sắc. 

Thực tế, năng lực sản xuất trong nước cơ bản là đáp ứng được nhu cầu trong nước. Thống kê của VSA cho biết, năng lực sản xuất thép thành phẩm gồm thép xây dựng, thép cuộn cán nóng, tôn mạ, cán nguội, ống thép đạt mức khoảng 38,6 triệu tấn/năm. Năm ngoái, các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội thép sản xuất 27,7 triệu tấn. Tiêu thụ đạt mức khoảng 26,3 triệu tấn, trong đó xuất khẩu đạt mức 8 triệu tấn, trong đó xuất khẩu đạt 8 triệu tấn. 

Chính vì thế, việc thép nhập khẩu ngày càng tràn nhiều vào thị trường nội địa gây sức ép lớn cho các nhà máy thép trong nước. 

(Nguồn ảnh: Tổng cục Thống kê)
(Nguồn ảnh: Tổng cục Thống kê)

Từ đầu quý I, giá nguyên vật liệu (quặng sắt, than coke, phế..) giảm tuy nhiên các chi phí tài chính cũng như tỷ giá USD tăng khá cao, cộng với nhu cầu tiêu thụ thép thấp đã khiến cho các nhà máy phải điều chỉnh giảm giá bán nhằm mục đích bù lại một phần chi phí sản xuất tăng. 

Vào thời điểm đầu tháng 3, với sự cạnh tranh gay gắt thị phần, các nhà máy đã có các thông báo điều chỉnh giảm giá bán để có thể mở rộng hoặc giữ thị phần. VSA cũng cho rằng, hiện nay các nhà máy trong nước đối mặt với nhiều khó khăn bởi giá tồn kho cao, giá bán thấp cùng với các chi phí tài chính. 

Ngoài ra, cạnh tranh về giá cũng là một vấn đề mà các nhà sản xuất lo ngại. Giá thép nhập khẩu vốn dĩ đã rẻ hiện nay còn rẻ hơn khi mà giảm liên tiếp trong thời gian vài tháng qua.

Giá thép trung bình nhập khẩu từ Trung Quốc là khoảng 623 USD/tấn - đây là mức đáy ít nhất tính từ tháng 1/2022 và là tháng có giá giảm thứ 6 liên tiếp.

Ở trong lĩnh vực thép cán nóng (HRC), đại diện một doanh nghiệp lớn cho hay, trên 70% lượng nhập khẩu mặt hàng này đến từ Trung Quốc. 

Cũng theo vị này, giá bán thép của Trung Quốc cùng với các quốc gia khác cung cấp cho Việt Nam đã giảm rõ rệt. HRC của Trung Quốc cũng giảm từ mức 618 USD/tấn trong quý I/2023 xuống chỉ còn 557USD/tấn trong quý IV. Và giá bán HRC của Trung Quốc trong đầu tháng 3 đã tiếp tục giảm, dao động trong khoảng 520-560 USD/tấn (tùy loại). 

Trong khi đó thì giá bán HRRC của các doanh nghiệp ở trong nước dao động trong khoảng 598-611 USD/tấn tùy vào khối lượng của đơn hàng.

Thị trường Trung Quốc còn tạo áp lực lớn đối với ngành thép Việt

Đến thời điểm hiện tại, Trung Quốc đang tăng cường xuất nhập khẩu thép sang các nước trong bối cảnh tiêu thụ nội địa khó khăn khi mà ngành bất động sản chưa có dấu hiệu hồi phục. Chính vì thế, ngành thép của các nước lân cận, trong đó có Việt Nam đang phải chịu áp lực lớn.

Và trong báo cáo mới đây, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nói rằng, trong năm 2023, Trung Quốc đã ghi nhận lượng thép xuất khẩu cao nhất trong giai đoạn 2017-2023 và về lại mức trên 80 triệu tấn/năm. Và mức này tương ứng với giai đoạn 2014-2015 (đây là thời điểm mà Trung Quốc tiến hành đẩy mạnh xuất khẩu thép sang các nước do thừa cung). 

Chính vì thế, VDSC lưu ý về rủi ro thị trường thép Việt Nam chịu ảnh hưởng tiêu cực từ thị trường Trung Quốc ở khía cạnh cạnh tranh về mặt bằng bán hàng đối với các nhà sản xuất thép nội địa. 

Những doanh nghiệp thép Việt Nam đang tỏ ra lo lắng trước làn sóng thúc đẩy xuất khẩu của Trung Quốc. 

Tổng Giám đốc Tập đoàn Hòa Phát - ông Nguyễn Việt Thắng nói rằng, năm 2024 thị trường thép trong nước sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro, trong đó có việc nền kinh tế của Trung Quốc chưa thể khởi sắc được. 

(Nguồn ảnh: Tổng cục Thống kê)
(Nguồn ảnh: Tổng cục Thống kê)

Ông Thắng cho hay: “Áp lực từ thị trường Trung Quốc là rất lớn. Vào năm ngoái, nước này xuất khẩu hơn 90 triệu tấn thép, dự kiến có thể tăng lên 100 triệu tấn trong năm 2024. Rõ ràng là có rất nhiều nước đang dựng hàng rào với Trung Quốc. Nếu như Việt Nam không có biện pháp phòng vệ thương mại thì chắc chắn đối với vị trí ngay sát Trung Quốc thì áp lực thép của nước này đổ vào thị trường nội địa là vô cùng lớn. Chính vì thế, chúng tôi mong muốn cơ quan Nhà nước có biện pháp hỗ trợ chính đáng, công bằng”. 

Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Hoa Sen - ông Vũ Văn Thanh cho biết, tính từ khi Việt Nam dừng vụ áp thuế chống bán phá giá AD02 thì lượng tôn mạ nhập khẩu từ Trung Quốc vào thị trường Việt Nam tăng rõ rệt. 

Ông Thanh nói rằng: “Các doanh nghiệp cực kỳ khó khăn trong việc cạnh tranh. Đứng dưới góc độ ngành sản xuất tôn mạ thì chúng tôi mong muốn Cục phòng vệ Thương mại đẩy nhanh tiến độ vụ AD02”. 

Thống kê từ Hiệp hội Thép Việt Nam cho thấy, giai đoạn 2016-2023, Việt Nam đã khởi xướng điều tra 10 vụ việc phòng vệ thương mại liên quan đến sản phẩm thép nhập khẩu. Trong đó thì đa phần các vụ việc và sản phẩm thép có xuất xứ từ Trung Quốc.

Giải pháp gì để “chống thép ngoại”

Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, trong thời gian ngắn tới đây, khi mà các Hiệp định thương mại tự do thực hiện sâu rộng sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến thị trường thép ở trong nước. Chính vì thế mà các Bộ, ngành hữu quan cần phải chuẩn bị chuẩn xác các điều kiện để có thể sẵn sàng ứng phó với những tình huống xấu, đặc biệt là tăng cường công tác quản lý chất lượng thép nhập khẩu vào thị trường Việt Nam. 

Ngoài ra, cũng cần phải tăng cường đưa ra các hàng rào bảo vệ thương mại chính đáng để bảo hộ tối đa những sản phẩm ở trong nước. Về phía các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước cũng cần đổi mới công nghệ, nâng cao khả năng quản trị, sức cạnh tranh ở trong bối cảnh hội nhập đang ngày càng sâu rộng. 

(Nguồn ảnh: Tổng cục Thống kê)
(Nguồn ảnh: Tổng cục Thống kê)

Và một giải pháp cho là có thể giúp cho ngành thép ở trong nước phát triển ổn định được các chuyên gia dự báo, Chính phủ cần mở cửa cho các doanh nghiệp tư nhân đấu thầu cạnh tranh cung cấp thép cho những công trình có vốn Nhà nước. Ngoài ra, các cơ quan chức năng cần tạm dừng việc cấp giấy phép đối với những nhà máy sản xuất thép mới. Bên cạnh đó, VSA cũng kiến nghị hạn chế nhập khẩu thép giá rẻ, theo đó Bộ Công Thương cần có biện pháp giải quyết, áp thuế cho loại thép Bo giống như những loại thép khác để tránh tình trạng trục lợi từ chính sách này dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh với các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước./.

Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

eMagazine
kinhdoanhvaphattrien.vn | 22/05/2024