ISSN-2815-5823
Thứ bảy, 11h08 29/05/2021

Tin nóng bất động sản tuần qua (24 – 29/5/2021)

(KDPT) – Đất Cần Giờ lại “nóng sốt”, thị trường nhà phố cho thuê “ế ẩm” vì dịch bệnh, lãnh dạo tỉnh Kon Tum đưa ra cảnh bảo về tình trạng sốt đất, Tập đoàn Đèo Cả đề xuất đầu tư cao tốc An Hữu – Cao Lãnh vốn 6.000 tỷ đồng, Điều chỉnh quy hoạch 1/500 KĐT Aquacity tại Đồng Nai,… là những thông tin được quan tâm nhất tuần qua.

Đất Cần Giờ “sốt nóng”, đầu tư cẩn trọng tránh nhận “trái đắng”

Một môi giới nhà đất cho biết, đất Cần Giờ giờ đã “nóng ran” và chưa có dấu hiệu dừng lại, đặc biệt là đất ở xã Bình Khánh. Đơn cử, giá mặt tiền đường Rừng Sác (xã Bình Khánh), đoạn cách bến phà khoảng 2 km, có giá từ 60 – 70 triệu đồng/m2. Các tuyến đường nhỏ hơn khu vực này, giá đất cũng dao động trong khoảng 25 – 30 triệu đồng/m2. Đất mặt tiền đường Tắc Xuất, Cần Thạnh – nối từ phà Vũng Tàu ra biển, giá đất được giao dịch khoảng 45 – 50 triệu đồng/m2, tăng 70 – 80% so với cùng kỳ.

Bàn về việc “sốt đất” ở huyện Cần Giờ, các chuyên gia cho rằng, đầu tiên là do thông tin TP Hồ Chí Minh có phương án xây cầu nối huyện đảo này về khu trung tâm nội đô. Kế đến, việc một tập đoàn BĐS lớn nhất Việt Nam có thông tin chính thức trở thành chủ đầu tư dự án lấn biển ở huyện đảo này cũng đã “thổi” sức nóng vào giá đất quanh đây. Thêm nữa, tác động của cơn sốt đất đang diễn ra ở nhiều địa phương trong nước khiến cho “nước chảy về chỗ trũng”, một huyện đảo heo hút có giá đất “bèo” nhất tại TP Hồ Chí Minh như Cần Giờ khó có thể nằm ngoài vòng xoáy tăng giá đất.

Ông Nguyễn Hoàng – Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu Thị trường DKRA Việt Nam cho rằng “Mỗi khi xuất hiện thông tin khu vực nào được nâng cấp lên quận hay có thông tin về các dự án lớn, giá đất tại khu vực đó lại nóng sốt, gây bất ổn cho thị trường nhà đất nói riêng và thị trường BĐS nói chung. Do đó, chính quyền địa phương cần phải có ngay các giải pháp minh bạch thông tin về quy hoạch, lộ trình đầu tư kết cấu hạ tầng để nhà đầu tư, người dân biết, tránh chạy theo tâm lý đám đông, rất dễ rơi vào vòng xoáy làm giá của các “cò” đất”.

Thị trường nhà phố lại “điêu đứng” vì dịch bệnh

Là phân khúc chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất từ Covid-19, thị trường nhà phố cho thuê gần như chưa tìm được “cửa sáng” từ năm 2020 đến nay. Thực tế cho thấy, đại dịch đã tác động mạnh mẽ đến nhà phố mặt tiền cho thuê theo hướng tiêu cực nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Kể từ dịch bệnh bùng phát năm 2020 đến nay, giá thuê nhà phố trên các tuyến đường lớn tại TP Hồ Chí Minh, nhất là khu vực trung tâm quận 1, quận 3 liên tục giảm mạnh nhưng vẫn khó giữ chân người thuê. Nếu thời điểm tháng 4/2020, giá thuê mặt bằng nhà phố giảm 10-20% thì đến đợt dịch thứ hai vào tháng 7/2020, giá thuê nhà phố giảm xuống mức 25-35%. Đến tháng 2/2021, đợt dịch bùng phát lần ba đã đẩy giá thuê nhà phố giảm xuống 40%, thậm chí nhiều khu vực còn có giá giảm 50% so với năm 2019.

Hiện tượng giá thuê nhà phố mặt tiền rớt mạnh theo những đợt bùng phát dịch không chỉ gây khó cho các ngành ẩm thực và thời trang mà cả những ngành giải trí, dịch vụ khác cũng lao đao không kém. Tình trạng này được dự báo sẽ nghiêm trọng hơn trong đợt bùng phát dịch tháng 5/2021. Nhiều chủ kinh doanh cho biết sau 1 năm vật lộn với thị trường, họ phải lựa chọn chuyển sang các khu vực khác có giá mặt bằng giá thấp để tiết kiệm chi phí hoặc đóng cửa tìm kế làm ăn mới.

“Sốt đất” tại Kon Tum, lãnh đạo tỉnh chỉ đạo cảnh báo người dân

UBND tỉnh Kon Tum cho biết, thời gian vừa qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện một số nhà đầu tư, người môi giới bất động sản lợi dụng các thông tin về quy hoạch, việc ban hành bảng giá đất mới, kế hoạch nâng cấp đơn vị hành chính, đầu tư hệ thống hạ tầng và triển khai các dự án lớn tại các địa phương,… để tung tin đồn thổi, mua đi bán lại bất động sản, lôi kéo người dân tham gia theo tâm lý đám đông vào các giao dịch bất động sản, gây nhiễu loạn thông tin nhằm đẩy giá bất động sản lên cao để lợi dụng trục lợi.

Do đó, lãnh đạo UBND tỉnh Kon Tum giao Sở Xây dựng nắm bắt thông tin, tình hình diễn biến của thị trường bất động sản, thực hiện các biện pháp xử lý để bình ổn thị trường, không để xảy ra tình trạng sốt giá và bong bóng bất động sản trên địa bàn.

Văn bản chỉ đạo về việc tăng cường công tác quản lý tình hình thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Nguồn: UBND tỉnh Kon Tum.

Đồng thời yêu cầu UBND các huyện, thành phố tổ chức công bố công khai thông tin về quy hoạch; tiến độ, lộ trình triển khai các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, các dự án bất động sản, đặc biệt là các dự án lớn; tăng cường giám sát thị trường bất động sản, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi, đối tượng tung tin đồn thổi, đầu cơ nhằm đẩy giá để thu lợi bất chính.

Tập đoàn Đèo Cả đề xuất đầu tư cao tốc An Hữu – Cao Lãnh vốn 6.000 tỷ đồng

Mới đây tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp, Công ty Cổ Phần Tập đoàn Đèo Cả đã đề xuất đầu tư tuyến cao tốc An Hữu – Cao Lãnh, đi qua 2 tỉnh Đồng Tháp và Tiền Giang.

Cụ thể, theo đề xuất dự án có điểm đầu nối với cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận tại nút giao An Thái Trung. Điểm cuối nối với Quốc lộ N2 đoạn Mỹ An – Cao Lãnh (thuộc trục cao tốc Bắc – Nam phía Tây trong tương lai).

Đại diện Tập đoàn Đèo Cả đã đưa ra 2 phương án đầu tư dự án này. Thứ nhất, tuyến cao tốc An Hữu – Cao Lãnh sẽ có chiều dài 32km, tổng vốn đầu tư 6.020 tỷ đồng. Thứ hai, toàn tuyến sẽ có chiều dài 28km, tổng mức đầu tư 5.288 tỷ đồng.

Giai đoạn 1 sẽ đầu tư 4 làn xe, nền đường rộng 17m, vận tốc thiết kế 80km/h. Giai đoạn hoàn thiện, nền đường mở rộng 23m, có 4 làn xe, vận tốc thiết kế được nâng lên 100km/h…Về hình thức đầu tư sẽ có 2 hình thức là đầu tư theo đối tác công tư và đầu tư công kết hợp với đầu tư theo đối tác công tư.

Lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp đề xuất rút ngắn thời gian hoàn vốn tối đa là 15 năm thay vì 17 năm hoặc 22 năm như đề xuất. Sau khi làm việc với lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp, Tập đoàn Đèo Cả dự kiến sẽ có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Tiền Giang để 2 tỉnh có báo cáo đến Bộ Giao thông Vận tải.

Điều chỉnh quy hoạch 1/500 KĐT Aquacity tại Đồng Nai

Ông Cao Tiến Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai vừa ký Quyết định phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể quy hoạch 1/500 Khu đô thị (KĐT) Aquacity.

Cụ thể, theo đề xuất dự án có điểm đầu nối với cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận tại nút giao An Thái Trung. Điểm cuối nối với Quốc lộ N2 đoạn Mỹ An – Cao Lãnh (thuộc trục cao tốc Bắc – Nam phía Tây trong tương lai).

Đại diện Tập đoàn Đèo Cả đã đưa ra 2 phương án đầu tư dự án này. Thứ nhất, tuyến cao tốc An Hữu – Cao Lãnh sẽ có chiều dài 32km, tổng vốn đầu tư 6.020 tỷ đồng. Thứ hai, toàn tuyến sẽ có chiều dài 28km, tổng mức đầu tư 5.288 tỷ đồng.

Giai đoạn 1 sẽ đầu tư 4 làn xe, nền đường rộng 17m, vận tốc thiết kế 80km/h. Giai đoạn hoàn thiện, nền đường mở rộng 23m, có 4 làn xe, vận tốc thiết kế được nâng lên 100km/h…Về hình thức đầu tư sẽ có 2 hình thức là đầu tư theo đối tác công tư và đầu tư công kết hợp với đầu tư theo đối tác công tư.

Lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp đề xuất rút ngắn thời gian hoàn vốn tối đa là 15 năm thay vì 17 năm hoặc 22 năm như đề xuất. Sau khi làm việc với lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp, Tập đoàn Đèo Cả dự kiến sẽ có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Tiền Giang để 2 tỉnh có báo cáo đến Bộ Giao thông Vận tải.

Điều chỉnh quy hoạch 1/500 KĐT Aquacity tại Đồng Nai

Ông Cao Tiến Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai vừa ký Quyết định phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể quy hoạch 1/500 Khu đô thị (KĐT) Aquacity.

Quyết định phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể quy hoạch chi tiết 1/500 KĐT Aquacity. Nguồn: Dongnai.gov.vn.

Văn bản có nêu rõ nội dung điều chỉnh lưu ý đảm bảo tỷ lệ căn hộ chung cư của đô thị loại I và nghiên cứu phương án điều chỉnh đảm bảo phù hợp theo định hướng quy hoạch phân khu C4. Thời gian lập và trình duyệt đồ án quy hoạch là 6 tháng. Nguồn vốn lập quy hoạch từ vốn của ba chủ đầu tư là Công ty TNHH Thành phố Aqua, Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Long Hưng Phát và Công ty TNHH Thành phố Aqua Dona.

Hòa Phát đang nghiên cứu đầu tư ba dự án hơn 500 ha tại Cần Thơ

UBND TP Cần Thờ vừa có công văn chấp thuận cho CTCP Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) tiến hành khảo sát, nghiên cứu và đề xuất dự án Khu đô thị thương mại – dịch vụ cao cấp tại quận Bình Thủy.

Theo đó, khu đô thị này có quy mô 452 ha. Thời gian khảo sát, nghiên cứu là 6 tháng kể từ ngày 27/5/2021. Mọi chi phí liên quan đến việc khảo sát, nghiên cứu đều do Tập đoàn Hòa Phát tự chi trả. Đồng thời, trong quá trình nghiên cứu, khảo sát, Hòa Phát không được làm ảnh hưởng đến người dân trong khu vực khảo sát.

Trước đó, ngày 6/5, UBND TP Cần Thơ cũng có công văn chấp thuận cho Tập đoàn Hòa Phát khảo sát, nghiên cứu, đề xuất hai dự án tại quận Cái Răng và quận Ninh Kiều.

Cụ thể gồm: Khu đô thị thương mại – dịch vụ quy mô 88,2 ha tại phường Phú Thứ, quận Cái Răng (gồm khu nhà ở 58,2 ha và trung tâm hội chợ triển lãm 30 ha) và Khu đô thị thương mại – dịch vụ tại đường Lê Lợi và đường Trần Văn Khéo thuộc phường Cái Khế, quận Ninh Kiều (quy mô 6,24 ha).

UYỂN NHI

Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

eMagazine
kinhdoanhvaphattrien.vn | 17/05/2024