ISSN-2815-5823
ÁNH DƯƠNG/ Koreatimes
Thứ năm, 11h23 19/10/2023

AI mang lại cả cơ hội và thách thức trên thị trường lao động

(KDPT) - "Các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) như ChatGPT của OpenAI sẽ không chỉ mang đến thách thức mà còn cả cơ hội trên thị trường lao động, trong bối cảnh lo ngại ngày càng tăng về việc AI sẽ chiếm lấy công việc của mọi người" Bộ trưởng Lao động và Việc làm Hàn Quốc Lee Jung-sik phát biểu tại Diễn đàn Korea Times với chủ đề “Chiến lược sinh tồn và tăng trưởng trong kỷ nguyên AI” ngày 18/10.

Bộ trưởng Lao động và Việc làm Hàn Quốc Lee Jung-sik nhận định: “Sẽ có những công việc được thay thế bởi AI, nhưng đồng thời, nhiều công việc mới sẽ được tạo ra.

Ông Lee Jung-sik trích dẫn Báo cáo Tương lai Việc làm năm 2023 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), trong đó lưu ý rằng 69 triệu việc làm mới sẽ được tạo ra và 83 triệu việc làm sẽ bị loại bỏ vào năm 2027.

AI mang lại cả cơ hội và thách thức cho thị trường lao động
Một khi công nghệ được sử dụng hiệu quả sẽ có những tác động tích cực, như tăng năng suất và cải thiện sức khỏe thể chất, tinh thần của người lao động. (Hình minh họa)

Trong báo cáo, WEF dự đoán rằng những công việc tăng trưởng nhanh nhất sẽ là chuyên gia AI và máy học, nhà phân tích tình báo kinh doanh và chuyên gia bảo mật thông tin, trong khi các vai trò giảm nhanh nhất sẽ bao gồm giao dịch viên ngân hàng, nhân viên thu ngân và nhân viên nhập dữ liệu.

Bộ trưởng Lao động và Việc làm Hàn Quốc Lee Jung-sik thừa nhận, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang làm thay đổi cuộc sống con người một cách nhanh chóng và xu hướng khó dự đoán, gây lo ngại AI có thể khiến con người trở nên dư thừa.

Theo Goldman Sachs và các nhà nghiên cứu tại OpenAI, Đại học Pennsylvania ước tính rằng những lao động nhân viên văn phòng sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi AI.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Lao động và Việc làm Hàn Quốc Lee Jung-sik cho rằng, không nên lo lắng về việc AI gây mất việc làm. Ông Lee Jung-sik trích dẫn một ví dụ về Đạo luật Đầu máy, còn được gọi là luật cờ đỏ, được thông qua ở Vương quốc Anh vào cuối thế kỷ 19 để quy định việc sử dụng các phương tiện cơ giới để bảo vệ xe ngựa kéo.

“Luật này vẫn được áp dụng trong 30 năm để bảo vệ công việc của các tài xế xe khách, nhưng hiện được coi là một trong những ví dụ điển hình nhất về các quy định lỗi thời. Vì Vương quốc Anh cuối cùng đã tụt lại phía sau Hoa Kỳ và Đức trong ngành công nghiệp ô tô,” Ông Lee Jung-sik nói.

AI mang lại cả cơ hội và thách thức cho thị trường lao động
Bộ trưởng Lao động và Việc làm Hàn Quốc Lee Jung Sik phát biểu tại Diễn đàn ngày 18/10. (Ảnh: Korea Times)

Bộ trưởng Lao động và Việc làm Hàn Quốc Lee Jung-sik chỉ ra rằng AI có thể mang lại những tác động tích cực, như tăng năng suất và cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần của người lao động, một khi công nghệ được sử dụng hiệu quả. "Nên can đảm chấp nhận các công nghệ mới để chuẩn bị cho tương lai, giống như những người chiến thắng trong cuộc cách mạng công nghiệp trước đây đã làm. Chúng ta nên liên tục nghiên cứu các biện pháp sử dụng AI theo cách thân thiện với người lao động" - ông Lee Jung-sik chia sẻ.

Ông Lee Jung-sik cũng nhấn mạnh: "Chính phủ sẽ đưa ra nhiều chương trình hỗ trợ khác nhau để giúp người lao động thích nghi với môi trường lao động và công nghệ mới trong bối cảnh những thay đổi nhanh chóng. Đặc biệt, chính phủ sẽ ưu tiên bảo vệ những người dễ bị tổn thương trước những thay đổi công nghệ để đảm bảo rằng họ không bị loại khỏi thị trường lao động."

Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

eMagazine
kinhdoanhvaphattrien.vn | 10/05/2024