ISSN-2815-5823
Tiến Minh
Thứ sáu, 10h27 10/05/2024

Sandbox cho Fintech: Thúc đẩy Fintech phát triển hay đưa trở lại quỹ đạo an toàn?

(KDPT) - Việc ban hành sandbox - cơ chế thử nghiệm cho lĩnh vực Fintech được kì vọng sẽ đưa loại hình này phát triển.

Tuy nhiên, cũng có câu hỏi đặt ra, nếu chúng ta ban hành Nghị định cho việc quản lý lĩnh vực fintech này sẽ đưa lĩnh vực này pphát triển hay đưa nó trở lại quỹ đạo an toàn?

Doanh nghiệp gặp khó

Lĩnh vực Fintech trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã và đang phát triển tương đối mạnh mẽ, nhưng không đồng đều.
Lĩnh vực Fintech trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã và đang phát triển tương đối mạnh mẽ, nhưng không đồng đều.

Lĩnh vực Fintech trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã và đang phát triển tương đối mạnh mẽ, nhưng không đồng đều. Bên cạnh đó, lĩnh vực này cũng có cách hiểu, cách tiếp cận, quản lý rất khác nhau.

Theo TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, hiện đa số người Việt Nam, thậm chí cả trên quốc tế đều hiểu fintech là các công ty fintech. Tuy nhiên, đây chỉ là cách hiểu theo nghĩa hẹp. “Chúng ta cần hiểu theo nghĩa rộng, fintech là đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực dịch vụ tài chính ngân hàng. Theo cách hiểu này, fintech bao phủ sáu lĩnh vực tài chính. Một là ngân hàng số (ngân hàng số 100% không có văn phòng, không có giấy tờ), ở Việt Nam hiện nay chưa có, có chăng chỉ là một nhánh và vẫn phụ thuộc vào ngân hàng mẹ; Hai là chứng khoán số, bảo hiểm, thanh toán trong lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm và quản lý tài sản. Đặc biệt là quản lý tài sản cho những người giàu có, liên quan đến tiền kỹ thuật số, tài sản số… nhiều lĩnh vực rất mới”, ông Lực cho biết.

TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV
TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV

Cũng theo ông Lực, lĩnh vực Fintech ở Việt Nam đang phát triển tương đối nhanh so với các nước trong khu vực nhưng lại phân tán và khác nhau ở cách tiếp cận và quản lý.

Về cách quản lý fintech, Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV cho rằng, hiện nay trên thế giới có bốn mô hình quản lý. Một là chờ đợi quan sát, hai là thử nghiệm và học hỏi, ba là thúc đẩy đổi mới sáng tạo và bốn là sẵn sàng cải cách lập pháp để kiến tạo cho fintech phát triển. Hiện nay chúng ta đang trong mô hình chờ đợi quan sát nhưng đã tích cực hơn, đã chủ động hơn và đang tiếp cận dần mô hình quản lý thứ hai là thử nghiệm và học hỏi.

“Chúng tôi rất mong, trong thời gian tới chúng ta sẽ đẩy mạnh hơn mô hình thứ hai là thử nghiệm và học hỏi”, ông Lực nhấn mạnh.

Từ góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Trưởng phòng quản lý rủi ro Tima - công ty về P2P Lending có thị phần số 1 Việt Nam thông tin, hiện tại, tại Việt Nam, P2P Lending chưa có hành lang pháp lý nào để hoạt động. Chính vì vậy, đơn vị về P2P Lending như Tima đang hoạt động theo thông lệ của thị trường và dựa vào hoạt động của các tổ chức quốc tế để hoạt động theo. Đồng thời, cũng dựa trên những luật sẵn có như Luật Các tổ chức tín dụng, đặc biệt là ngành tín dụng tiêu dùng, các Thông tư liên quan đến tài chính tiêu dùng...

"Dựa trên các cơ sở đó để chúng tôi đưa ra những điều kiện cho vay, bảo vệ người cho vay cũng như khách hàng vay. Đối với người cho vay, có các công cụ được hỗ trợ khách hàng một cách hợp lý", ông Hùng thông tin.

Hiện nay doanh nghiệp đang gặp khó khăn rất lớn đó là chưa có hành lang pháp lý để tiếp cận nguồn thông tin như lịch sử tín dụng, kiểm tra thông tin về nhân thân… để hỗ trợ người cho vay.
Hiện nay doanh nghiệp đang gặp khó khăn rất lớn đó là chưa có hành lang pháp lý để tiếp cận nguồn thông tin như lịch sử tín dụng, kiểm tra thông tin về nhân thân… để hỗ trợ người cho vay.

Tuy nhiên, theo đại diện Tima, hiện nay doanh nghiệp đang gặp khó khăn rất lớn đó là chưa có hành lang pháp lý để tiếp cận nguồn thông tin như lịch sử tín dụng, kiểm tra thông tin về nhân thân… để hỗ trợ người cho vay. Các thông tin đó ngoài việc sàng lọc còn được đưa vào các hệ thống chấm điểm tín dụng cũng sẽ là phần hỗ trợ sàng lọc khách hàng tốt hơn, đánh giá được khách hàng vay chính xác hơn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp về P2P Lending như Tima vẫn chưa được tiếp cận.

Bên cạnh đó, một khó khăn nữa ông Hùng nêu ra đó là người đi vay, doanh nghiệp tập trung vào những khách hàng không có khả năng vay ngân hàng, họ sẽ tiếp cận các nguồn vốn của các tổ chức P2P lending. Tuy nhiên, các đơn vị P2P lending lại không có cạnh tranh và đảm bảo về mặt lãi suất. Bởi nguồn vốn vay bên ngoài sẽ không thể có lãi suất tốt như ở các ngân hàng hay tổ chức tài chính.

Về hồ sơ, ông Hùng cũng thông tin, nếu không có nguồn thông tin để xác nhận cho vay nhanh hơn mà chỉ dựa vào các nguồn truyền thống như chứng minh thu nhập, chứng minh công việc, tài sản bảo đảm… sẽ hạn chế cho khách hàng.

Sẽ có 3-4 năm để quan sát

PGS.TS. Đào Văn Hùng - Nguyên giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển
PGS.TS. Đào Văn Hùng - Nguyên giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển

PGS.TS. Đào Văn Hùng - Nguyên giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển đánh giá, Ngân hàng Nhà nước đã có những định hướng cho việc quản lý hoạt động của Fintech. Tuy nhiên, từ thực tế, ông Hùng đặt câu hỏi nếu chúng ta ban hành Nghị định của Chính phủ cho việc quản lý lĩnh vực fintech này sẽ thúc đẩy fintech phát triển hay đưa nó trở lại quỹ đạo an toàn?

Từ góc độ cơ quan đưa ra soạn thảo Dự thảo Nghị định quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng, ông Phạm Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Thanh toán NHNN cho biết, việc ban hành sandbox cần hướng tới cả hai mục tiêu an toàn và phát triển.

Ông Tuấn cho rằng, nếu không ban hành thì các hoạt động về P2P Lending vẫn đang hoạt động, nhiều đơn vị vẫn liên tục mua vào thông tin nhằm quyết định khẩu vị rủi ro của mình. "Do đó, không thể nói, không có sandbox thì những hoạt động liên quan không phát triển", ông Tuấn nói và cho rằng "Có chăng, hiện nay chưa có những văn bản quy phạm pháp luật trực tiếp chi phối đến hoạt động của lĩnh vực fintech nên phải mượn qua các luật khác. Ví dụ như P2P Lending hiện nay có hơn hai trăm doanh nghiệp, nếu xảy ra tranh chấp với nhau thì chỉ có thể xử lý bằng Bộ Luật Dân sự. Không có bất kỳ luật nào bảo vệ bên cho vay hay kể cả người vay và cả bên cung cấp hạ tầng đó. Do đó, sandbox ra đười với mục tiêu bảo vệ cả hai đối tượng", ông Tuấn nhấn mạnh.

Ông Phạm Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Thanh toán NHNN
Ông Phạm Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Thanh toán NHNN

Cũng theo Vụ trưởng Vụ Thanh toán NHNN, điểm thứ nhất chúng ta cần làm là cố gắng quan sát đủ để đưa ra một hành lang pháp lý phù hợp, vừa kích thích nó phát triển, đồng thời bảo vệ các chủ thể tham gia hoạt động thử nghiệm này. Trong quá trình thử nghiệm đó, các đối tượng còn lại vẫn hoạt động bình thường. Các dịch vụ đang cung cấp không bị tri phối bởi các tiêu chí của sandbox.

"Theo Nghị định, thời gian gia hạn tối đa hai lần và mỗi lần không quá một năm. Theo đó, chúng ta sẽ có khoảng 3-4 năm để quan sát được những quy định của chúng ta đặt ra cho thử nghiệm đó. Nếu tốt, chúng ta sẽ phát triển thành các hành lang pháp lý để bảo vệ và phát triển. Trường hợp không tốt, chúng ta sẽ dừng lại và kết thúc thử nghiệm đó", ông Tuấn nói.

Bên cạnh đó, Vụ trưởng Vụ Thanh toán NHNN cũng thông tin, trong Dự thảo của nghị định cũng cho phép các tổ chức P2P Lending sẽ tiếp cận được với CIC - qua đó các đơn vị P2P Lending sẽ nắm được toàn bộ thông tin liên quan của người vay./.

Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

eMagazine
kinhdoanhvaphattrien.vn | 20/05/2024