ISSN-2815-5823

Bản tin kinh tế 26/10: Tiền gửi người dân vào ngân hàng lập kỷ lục mới

(KDPT) - Cổ phiếu bị bán tháo, la liệt nằm sàn, VN-Index mất gần 50 điểm; Tán thành cho Tổng Liên đoàn Lao động đầu tư nhà ở xã hội để cho thuê; Tiền gửi người dân vào ngân hàng lập kỷ lục mới... là những tin tức nổi bật trong ngày 26/10.
Lượng giao dịch bất động sản chưa được cải thiện do thiếu hụt nhà ở xã hội 52 dự án đủ điều kiện vay theo Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng hỗ trợ NƠXH

Tán thành cho Tổng Liên đoàn Lao động đầu tư nhà ở xã hội để cho thuê

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tán thành phương án Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là cơ quan chủ quản dự án đầu tư dự án nhà ở xã hội để cho thuê.

Tiếp tục kỳ họp thứ 6, chiều 26/10, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi).

Nhu cầu nhà ở xã hội lớn
Nhu cầu nhà ở xã hội lớn. (Ảnh minh họa)

Về quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp (khoản 4 Điều 80), ông Hoàng Thanh Tùng cho biết, nội dung này còn ý kiến khác nhau, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo 2 phương án.

Xem thêm thông tin tại đây

Cổ phiếu bị bán tháo, la liệt nằm sàn, VN-Index mất gần 50 điểm

Sau khi đảo chiều giảm hơn 4 điểm trong phiên hôm qua, thị trường chứng khoán mở cửa phiên giao dịch 26/10 khá tiêu cực khi các chỉ số chính đều ghi nhận mức giảm mạnh. Thị trường lao dốc ngay khi mở cửa khiến không ít nhà đầu tư hoang mang.

Đỉnh điểm, lúc 9h50, chỉ số VN-Index mất gần 50 điểm, tương đương 4,47%, còn 1.052,55 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng hẳn về bên giảm điểm khi có tới 436 mã giảm với 34 mã giảm sàn và chỉ có 15 mã tăng điểm.

Chỉ số VN30-Index cũng giảm tới gần 47 điểm (4,3%) về còn 1.067 điểm. Tất cả 30 mã trong nhóm VN30 đều đi xuống.

Xem thêm thông tin tại đây

Nghịch lý thị trường nhà ở xã hội vừa thiếu nhưng cũng vừa "ế"

Theo Số liệu của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng, cùng với đó là chi phí các khâu làm dự án đều cao..., khiến cho giá địa ốc, nhất là căn hộ chung cư ở những thành phố lớn liên tục tăng không ngừng. Chính vì vậy, nhà ở xã hội gần như trở thành cơ hội duy nhất cho giấc mơ an cư của đa số người dân.

Hiện tại, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển nhà ở xã hội, cải thiện nguồn cung. Tuy nhiên, những chính sách này còn nhiều bất cập, thiếu đồng độ gây khó khăn cho cả doanh nghiệp và người dân có nhu cầu.

VARS nhận định rằng, cơ chế pháp luật liên quan đến nhà ở xã hội vô cùng phức tạp. Việc xin cấp phép xây dựng dự án còn ề à, thậm chí mất thời gian hơn dự án nhà ở thương mại. Để lấy được giấy phép xây dựng, chủ đầu tư phát triển nhà ở xã hội phải mất ít nhất 2 năm hoàn thành thủ tục.

Xem thêm thông tin tại đây

Tiền gửi người dân vào ngân hàng lập kỷ lục mới

Ngày 26/10, Ngân hàng Nhà nước công bố số liệu mới nhất về tiền gửi tiết kiệm vào ngân hàng của dân cư và tổ chức. Số liệu mới nhất này cho thấy, trong tháng 8, người dân gửi thêm vào hệ thống ngân hàng khoảng 43.723 tỷ đồng. Tổng số tiền tiết kiệm gửi vào ngân hàng tính đến tháng 8 đã đạt trên 12,4 triệu tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi của dân cư tiếp tục đạt mức kỷ lục mới với hơn 6,43 triệu tỷ đồng.

Ảnh minh họa.
Tiền gửi người dân vào ngân hàng lập kỷ lục mới. (Ảnh minh họa)

Mức tăng này cải thiện đáng kể so với mức 6.700 tỷ đồng tháng 7 liền trước hay mức 35.300 tỷ đồng của tháng 6 và 14.700 tỷ đồng của tháng 5.

Tuy nhiên, giai đoạn 4 tháng đầu năm, mức tăng bình quân về lượng tiền gửi thêm vào ngân hàng lên đến trên 110.000 tỷ mỗi tháng.

Lãi suất tiết kiệm tính đến cuối tháng 8 đã giảm đáng kể so với hồi đầu năm, không nhiều ngân hàng sẵn sàng trả lãi suất 7%/năm cho khoản tiền gửi 12 tháng. Đà giảm lãi suất kéo dài từ tháng 4 khiến lãi suất hiện đã xuống đáy, thậm chí thấp hơn giai đoạn dịch COVID-19.

Xem thêm thông tin tại đây

Standard Chartered: GDP 2024 của Việt Nam ở mức 6,7%

Theo báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, ngân hàng Standard Chartered đã hạ dự báo mức tăng trưởng GDP 2023 của Việt Nam từ mức 5,4% xuống 5%. Điều này phản ánh dữ liệu kinh tế từ đầu năm cho đến nay thấp hơn mức kỳ vọng và triển vọng kinh tế toàn cầu ảm đạm hơn.

Đánh giá về mức điều chỉnh này, Standard Chartered cho biết đây có thể là một thách thức khi đòi hỏi mức tăng trưởng quý IV năm nay phải đạt mức 7%.

Ngân hàng này vẫn duy trì dự báo tăng trưởng GDP cả năm 2024 của Việt Nam ở mức 6,7% (6,2% trong nửa đầu năm và 6,9% trong nửa cuối năm).

Standard Chartered cho rằng, mặc dù các chỉ số kinh tế vĩ mô đã được tạm thời cải thiện, thương mại vẫn chưa thấy tín hiệu phục hồi sản xuất rõ ràng. Tuy nhiên, các tín hiệu phục hồi trong nước vẫn tiếp tục và có khả năng tăng mạnh hơn nữa nhờ doanh số bán lẻ tăng mạnh.

Xem thêm thông tin tại đây

HƯƠNG LAN



Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

eMagazine