ISSN-2815-5823
Thứ năm, 01h39 30/07/2020

Các CEO công nghệ mạnh nhất thế giới sắp bị Quốc hội Mỹ “sờ gáy”

(KDPT) – Quốc hội Hoa Kỳ đang chuẩn bị điều trần những “gã khổng lồ” công nghệ hàng đầu thế giới. Đó là: Amazon, Apple, Facebook, và công ty mẹ của Google là Alphabet. Microsoft, hiện tại là “ông lớn” trong ngành tránh được đợt giám sát chống độc quyền của Mỹ, vì họ tập trung vào các phân khúc kinh doanh khác các tập đoàn trên.

Bốn CEO thuộc Big Tech sẽ bị điều trần trước Quốc hội Mỹ về vấn đề chống độc quyền. (Ảnh: CNN).

Bài học từ Microsoft

Còn nhớ 22 năm trước, Bill Gates đã có những tuyên bố trở thành “điệp khúc” quen thuộc ở Thung lũng Silicon khi Microsoft bị cáo buộc cạnh tranh không lành mạnh.

Ông chủ của Microsoft cho rằng, họ đã sản xuất các sản phẩm mới nổi bật với giá cả phải chăng, tạo ra nhiều việc làm và góp phần làm cho nền kinh tế Mỹ hơn bất kỳ nền kinh tế nào trên thế giới.

Tuy nhiên, Microsoft đã phải đối mặt với một vụ kiện chống độc quyền lớn từ chính phủ Hoa Kỳ. Vụ kiện đã được nhắc đến nhiều năm sau đó trong giới công nghệ, như một bước ngoặt cho nền kinh tế kỹ thuật số.

Bây giờ, một sự kiện cũng sẽ tạo “tiếng vang” mới, khi Quốc hội đang chuẩn bị điều trần những “gã khổng lồ” công nghệ hàng đầu thế giới. Đó là: Amazon, Apple, Facebook, và công ty mẹ của Google là Alphabet. Microsoft, hiện tại là “ông lớn” trong ngành tránh được làn sóng giám sát chống độc quyền của Mỹ, vì họ tập trung vào các phân khúc kinh doanh khác các tập đoàn trên.

Các CEO của bốn công ty trên, sẽ xuất hiện trước hội đồng chống độc quyền của Ủy ban Tư pháp Hạ viện để trả lời các cáo buộc rằng, họ đã chi phối và gây tổn hại đến việc cạnh tranh kinh doanh. Do đại dịch Covid-19, các CEO sẽ bị điều trần qua cầu truyền hình.

Đây sẽ là phiên điều trần chống độc quyền đầu tiên kể từ khi Bill Gates phải tới Đồi Capitol năm 1998. Các chuyên gia chính sách dự đoán rằng, lịch sử có thể lặp lại, vì Big Tech (Thuật ngữ dùng cho 4 công ty Amazon, Apple, Facebook, Google, đôi khi cả Microsoft) phải đối mặt với hàng loạt các cuộc thăm dò chống độc quyền của các quan chức nhà nước và liên bang, như cũng như Liên minh châu Âu.

“Càng nhiều thành viên của Ủy ban Tư pháp vào cuộc, thì càng gây áp lực buộc các nhà thi hành chống độc quyền phải tích cực điều tra,” Gene Kimmelman, cựu quan chức chống độc quyền của Bộ Tư pháp và Cố vấn cao cấp của Bộ Tư pháp Mỹ cho hay.

Các trợ lý ủy ban cao cấp cho biết, họ quyết tâm giữ cho phiên điều trần tập trung vào mục đích chính, thu thập bằng chứng về ảnh hưởng to lớn của Big Tech liên quan đến gian lận cạnh tranh này. Nhưng với những “gã khổng lồ” công nghệ cũng không vừa, họ phòng thủ trên rất nhiều mặt trận, đặc biệt trong mùa bầu cử tổng thống Mỹ sắp diễn ra.

Tim Cook của Apple cũng đã phải giải trình vào năm 2013, trước khi ông cho rằng công nghệ thực sự cần được giữ vững và Apple không làm việc bất minh. Ngoài ra, Tim Cook còn thảo luận về những điểm tốt hơn của chính sách thuế toàn cầu với các nhà lập pháp. Trong khi đó, Giám đốc điều hành của Alphabet, Sundar Pichai, tỏ ra lạnh lùng trước áp lực trong phiên điều trần về dữ liệu của Google và tuyên bố có “sự thiên vị chính trị” do Ủy ban Tư pháp Hạ viện nắm giữ vào cuối năm 2018. Và Mark Zuckerberg của Facebook cũng từng bị Thượng viện bắt giải trình trong 10 giờ về chính sách quyền riêng tư đối với người dùng.

Tuy nhiên, trong số bốn CEO, phần lớn sự chú ý của công chúng có khả năng rơi vào Jeff Bezos của Amazon. Người đàn ông giàu nhất thế giới đã tự định vị mình theo cách nào đó với tư cách là người có quyền lực bằng cách mua nhà ở thủ đô Washington DC, thành lập văn phòng mới của Amazon tại Sân bay Quốc gia Reagan và là người sở hữu The Washington Post. Tuy nhiên, Bezos chưa bao giờ bị điều trần trước Quốc hội.

Tại sao Thung lũng Silicon trở thành “chảo lửa”?

Không giống như trường hợp của Microsoft khi tập trung cách sử dụng Windows để đạt được lợi thế cạnh tranh không công bằng trong trình duyệt Web và các loại phần mềm khác. Các doanh nghiệp ngồi ghế nóng vào thứ Tư này phải đối mặt với nhiều khiếu nại hơn. Nó thể hiện một sự phản ánh về mức độ phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ nhằm lấp đầy hầu hết mọi ngóc ngách của cuộc sống, từ cửa hàng tạp hóa, theo dõi sức khỏe, vận chuyển hoặc các hoạt động thường ngày khác.

Trong hơn một năm, hội đồng chống độc quyền của Ủy ban Tư pháp, đứng đầu là Đại diện Dân chủ Rhode Island David Cicilline, đã yêu cầu các cung cấp bằng chứng từ các công ty và tiến hành phỏng vấn nhiều đối thủ của họ. Nó đã dẫn đến năm phiên điều trần công khai với hơn 1,3 triệu tài liệu các loại, theo các trợ lý ủy ban cao cấp.

Amazon đang bị cáo buộc vì sử dụng dữ liệu khách hàng từ bên thứ 3 để tìm ra nhu cầu người dùng, tạo sản phẩm mới nhắm vào tệp khách hàng trên nhằm có thể cắt giảm các cửa hàng trung gian trên nền tảng của mình. Các đối thủ của Apple đã cáo buộc công ty về các chính sách của Apple Store với mục đích giới hạn cách thiết kế ứng dụng và thúc đẩy các nhà sản xuất phần mềm sử dụng các kênh thanh toán do Apple sở hữu.

Sự thống trị của Facebook trong quảng cáo kỹ thuật số đã đặt ra câu hỏi về việc liệu nó có giết chết các ứng dụng tin tức nhỏ hay không, bằng cách loại bỏ doanh thu quảng cáo của họ và mua các công ty khởi nghiệp nhỏ hơn như một chiến lược khả thi để loại bỏ các đối thủ. Và Google đã bị cáo buộc ủng hộ các dịch vụ của riêng mình trong công cụ tìm kiếm. Google cũng bị phạt tương tự tại châu Âu.

Mỗi doanh nghiệp đều đang tìm cách né tránh luật tuyên bố độc quyền trước một số cạnh tranh căng thẳng mà họ gặp phải. Thường thì các doanh nghiệp sẽ đề cập đến các vấn đề của nhau, hoặc nhấn mạnh về sức mạnh kinh tế ngày càng vươn lên của các doanh nghiệp Trung Quốc. Thậm chí, họ còn nêu bật những lợi thế dành cho khách hàng như miễn phí hoặc chi phí thấp cho nhiều dịch vụ.

Trong nhiều thập kỷ, mối bận tâm chính của luật chống độc quyền là hành vi doanh nghiệp đối với giá tiêu dùng có ảnh hưởng ra sao? Gần đây, một số chuyên gia đã đặt câu hỏi liệu các tòa án có tập trung quá hẹp vào hiệu ứng giá, đặc biệt là trong thời đại quảng cáo kỹ thuật số ngày càng bùng nổ? Các công ty được nhắc đến chưa có câu trả lời cho bình luận trên.

Ở một khía cạnh nào đó, nhiều năm qua các phiên điều trần thường tập trung vào các vấn đề như tác động công nghệ đối với quyền riêng tư, tự do ngôn luận, ngôn từ kích động hoặc bầu cử. Nhưng, các vấn đề trên ít có liên quan đến cuộc điều trần lần này do mục tiêu tập trung vào chống độc quyền. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích mong đợi chúng sẽ được nêu ra tại phiên điều trần.

Làm thế nào các công ty công nghệ có thể tự bảo vệ mình?

Trước cuộc điều trần, một trong bốn công ty đã nghiên cứu những giải pháp để bảo vệ mình. Cụ thể, Apple đã công bố một nghiên cứu cho thấy việc cắt giảm 30% doanh thu từ các nhà phát triển ứng dụng là phổ biến trong hệ sinh thái kỹ thuật số của mình, bao gồm trên Google Play Store, Microsoft Store và các thị trường trực tuyến khác.

Bốn CEO sẽ tranh luận mạnh mẽ, giống như Gates đã làm, rằng các công ty của họ đã giúp vô số doanh nghiệp khác hình thành và phát triển mạnh. Các nhà lập pháp tìm cách chọc vào lỗ hổng trong logic của họ và tìm kiếm lỗi.

“Những tranh luận diễn ra trong phiên điều trần không phải là vấn đề quan trọng”. David Heinemeier Hansson, người sáng lập công ty phần mềm quản lý dự án Basecamp cho biết. Hansson, đại diện cho một trong nhiều công ty công nghệ nhỏ mà cuộc điều tra đã đưa ra để chống lại các nền tảng lớn hơn.

Ấn tượng chung mà phiên điều trần sẽ tạo ra động lực cho các doanh nghiệp yếu thế, Hansson lập luận, Nó có thể mở đường cho một vụ kiện chống độc quyền từ Bộ Tư pháp – nơi đang thăm dò Google. Hay Bộ trưởng Bộ Tư pháp cũng đang có điều tra riêng với Google và Facebook.

“Tôi nghĩ rằng sự kiện này quan trọng hơn đối với cá nhân các CEO” Hansson nói. “Về cơ bản, 25 năm qua không có bất kỳ cuộc điều trần nào liên quan đến vấn đề thực thi chống độc quyền về công nghệ kể từ vụ Microsoft. Thật bất ngờ, một ‘bữa tiệc’ về chống độc quyền lại được dọn ra cho chúng tôi”. Hansson nhấn mạnh.

DUY LỘC (theo CNN)



Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

eMagazine
 
kinhdoanhvaphattrien.vn | 20/09/2024