Mùa xuân trên VTD&MNPB.

Biến khó khăn thành lợi thế

Nhìn chung phát triển của VTD&MNPB vẫn còn nhiều hạn chế. Đây vẫn là vùng nghèo và khó khăn nhất của cả nước. Thu nhập bình quân đầu người thấp và khoảng cách về thu nhập so với cả nước đang có xu hướng nới rộng… Với mục tiêu phát huy thế mạnh, tiềm năng, tạo đột phá trong phát triển kinh tế-xã hội bền vững VTD&MNPB, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/ TW ngày 10/2/2022 xác định các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp có ý nghĩa hết sức to lớn nhằm phát huy thế mạnh, tiềm năng, tạo đột phá trong phát triển kinh tế-xã hội bền vững, gắn liền với bảo đảm quốc phòng, an ninh, củng cố vai trò “phên dậu” và “lá phổi” của VTD&MNPB đối với đất nước. Để triển khai hiệu quả và sớm đưa Nghị quyết vào cuộc sống, gắn lý luận với thực tiễn, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 96/ NQ-CP nhằm thống nhất công tác chỉ đạo của các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ trong việc quán triệt, triển khai quyết liệt thực hiện Nghị quyết. Với quyết tâm thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp để tổ chức triển khai thực hiện; phát huy vai trò kiến tạo, điều phối của Chính phủ theo nguyên tắc phân công, phân nhiệm rõ ràng, tập trung, dân chủ, tạo cơ chế phối hợp chặt chẽ, gắn với trách nhiệm của từng bộ, cơ quan Trung ương, địa phương trong Vùng. Chương trình hành động của Chính phủ cho vùng kinh tế trung du và miền núi Bắc Bộ đã xác định cụ thể các mục tiêu, 21 chỉ tiêu và 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cụ thể về phát triển kinh tế - xã hội, môi trường của vùng đến năm 2030, trong đó có một số mục tiêu, chỉ tiêu quan trọng như: Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2030 đạt khoảng 8%-9%; quy mô kinh tế vùng đến năm 2030 đạt 2,1 triệu tỷ đồng; GRDP bình quân của người dân đạt khoảng 140 triệu đồng/ năm… Hình thành 5 cực tăng trưởng trong vùng, bao gồm Lào Cai, Thái Nguyên, Bắc Giang, Sơn La, Lạng Sơn.

Quy hoạch phải đi trước một bước

Trong thời gian từ nay đến 2030, VTD&MNPB đặc biệt quan tâm, tập trung, tích cực triển khai xây dựng, hoàn thiện quy hoạch Vùng, coi đây là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm của Vùng và từng địa phương trong Vùng trong thời gian tới. Quy hoạch phải đi trước một bước với tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược, sát thực tế, khả thi; cần khẩn trương xây dựng, hoàn thiện nhưng phải bảo đảm chất lượng, hiệu quả; chỉ ra và phát huy được tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh. Đẩy mạnh phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, tập trung tháo gỡ điểm nghẽn về hạ tầng giao thông, logistics, hạ tầng xã hội, chuyển đổi số, ứng phó với biến đổi khí hậu. Ưu tiên đầu tư xây dựng, hoàn thành các tuyến cao tốc kết nối liên kết Vùng, kết nối cảng biển, sân bay, các cửa khẩu quốc tế chính; hình thành một số cực tăng trưởng, trung tâm kinh tế của Vùng… Các địa phương thúc đẩy triển khai các dự án hạ tầng được giao trên địa bàn, bảo đảm tiến độ, chất lượng. Ưu tiên nguồn lực đầu tư hiệu quả, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, tháo gỡ nút thắt về nguồn nhân lực… Tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững an ninh biên giới, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, an ninh, an toàn, an dân… Đối với các doanh nghiệp, nhà đầu tư trên quan điểm “đã cam kết thì phải làm bằng được”, “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”; “chân thành, trách nhiệm”, nêu cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường; thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với người lao động và đồng hành với chính quyền, nhân dân địa phương, tếp tục chung tay, đồng hành cùng Chính phủ, các địa phương trong phát triển xanh, bền vững và toàn diện Vùng. Đột phá tư duy, Kiến tạo tương lai Trước những hạn chế về nhiều mặt vị trí địa lý, địa hình, dân cư, dân số, nguồn nhân lực, các địa phương trong VTD&MNPB luôn nhận thức rõ khó khăn, hạn chế để từ đó, xác định các giải pháp, phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, nhằm từng bước khẳng định vị thế trong vùng kinh tế nói riêng và trong cả nước nói chung. Như tại tỉnh Hòa Bình đã tập trung triển khai thực hiện 4 khâu đột phá chiến lược gồm: quy hoạch, cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư hạ tầng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Thường trực Tỉnh uỷ cũng tăng cường chỉ đạo các sở, ngành, địa phương, phối hợp với đơn vị tư vấn xây dựng quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, theo kế hoạch đến tháng 8/2022 trình Chính phủ phê duyệt. Tập trung cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh, bền vững, hàng năm, lãnh đạo tỉnh Tỉnh ủy, UBND tỉnh tổ chức nhiều cuộc làm việc với các doanh nghiệp, nhà đầu tư để lắng nghe, giải quyết khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh; chấn chỉnh hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước nhằm kịp thời giải quyết các thủ tục về đầu tư, kinh doanh, tạo sự đồng thuận với doanh nghiệp trên tinh thần hỗ trợ doanh nghiệp phát triển. Còn ông Bùi Văn Quang, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ cho biết, thời gian tới, Phú Thọ tiếp tục quyết liệt trong tiếp tục đẩy mạnh công tác cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, đồng hành cùng doanh nghiệp, thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần tích cực đưa kinh tế - xã hội Phú Thọ phát triển bền vững. Là địa phương giáp biên giới, tỉnh Lào Cai với nhiệm vụ chính trị trong toàn Đảng bộ đã xác định 2 lĩnh vực đột phá chiến lược giai đoạn 2020-2025. Một là, phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã hội, ưu tiên phát triển các công trình giao thông trọng điểm, hạ tầng đô thị lớn; hạ tầng thông tin viễn thông, hạ tầng số. Hai là, phát triển du lịch, dịch vụ, trong đó tập trung vào khu du lịch thị xã Sa Pa, thành phố Lào Cai, huyện Bắc Hà và xã Y Tý (huyện Bát Xát); du lịch cộng đồng và các sản phẩm du lịch bản sắc; dịch vụ chất lượng cao, hiện đại. Với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự nỗ lực, quyết tâm hành động của cả hệ thống chính trị, sự đoàn kết đồng lòng của nhân dân, việc đưa các Nghị quyết vào thực tế cuộc sống chắc chắn sẽ giúp VTD&MNPB vươn lên mạnh mẽ. Từ đó, góp phần xứng đáng vào công cuộc đổi mới, phát triển đất nước, vì một Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc và phát triển bền vững./.