Định hình xu hướng thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam
Mới đây, công ty công nghệ thanh toán điện tử hàng đầu thế giới (Visa)đã công bố những nghiên cứu mới nhất đối với bối cảnh thanh toán tại Việt Nam trong Nghiên cứu về Thái độ thanh toán của người tiêu dùng do Visa thực hiện. Báo cáo này đã cho thấy làn sóng tăng trưởng mạnh mẽ và gây ấn tượng của những phương thức thanh toán không sử dụng tiền mặt, giúp cho ngành bán lẻ mở ra tương lai đầy tiềm năng trên thị trường.
Nghiên cứu từ Visa chỉ ra những xu hướng thanh toán đang định hình một nền kinh tế không sử dụng tiền mặt trên phạm vi cả nước. Đồng thời, sẽ mở ra một bối cảnh thanh toán - tài chính tương đối ổn định trong tương lai.
Ứng dụng thanh toán lên ngôi
Tại thị trường Đông Nam Á, Việt Nam đã góp mặt trong top đầu những quốc gia có số lượng người dùng mới sử dụng ứng dụng thanh toán giống như một phương thức được yêu thích, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế số và tài chính số. Bên cạnh đó, báo cáo cũng cho thấy cứ 5 người thanh toán thì có ít nhất 4 người sử dụng những ứng dụng thanh toán thường xuyên. Trong đó, tập trung nhiều nhất ở thế hệ người dùng Gen X và nhóm tiêu dùng hạng sang.
Thanh toán theo thời gian thực trở thành mối quan tâm hàng đầu
Trong thời gian gần đây, việc thanh toán theo thời gian thực đang dần trở nên phổ biến và có độ phủ sóng rộng rãi. Phương thức thanh toán thời gian thực đã phát huy tính hiệu quả và rất nhanh chóng, tiện lợi và là một tiền đề quan trọng để tạo đà cho tiến trình số hoá nền kinh tế diễn ra tích cực.
Tại Việt Nam, việc thanh toán theo thời gian đang rất được ưa chuộng, trung bình cứ 5 người tiêu dùng thì có 2 người cho biết đã từng sử dụng giải pháp này. Ứng dụng thanh toán theo thời gian ngày càng được cải tiến trở nên đa dạng hơn, thậm chí mở rộng những giao dịch xuyên biên giới, chuyển tiền giữa các cá nhân P2P, thanh toán hoá đơn, thanh toán cho nhà bán lẻ…
Mua trước trả sau được người dùng yêu thích
Mua trước trả sau (Buy Now Pay Later, BNPL) đã trở thành xu hướng phổ biến rộng rãi chiếm được sự quan tâm của người dùng Việt Nam khi mang đến những phương thức thanh toán linh hoạt. Theo số liệu báo cáo thống kê, người dùng Việt Nam tham dự khảo sát đang ngày càng ít mang theo tiền mặt mà chỉ cần mang theo chiếc điện thoại là có thể tự tin ra ngoài.
Đặc biệt với thế hệ Gen X và Gen Y đang ngày càng chuộng xu hướng không dùng tiền mặt và trở thành lực lượng tiên phong trong lĩnh vực này. Trong số lượng người tham gia khảo sát có đến 89% số lượng đã tiếp cận thành công với những phương thức thanh toán kỹ thuật số trong cuộc sống đời thường.
Xu hướng tăng trưởng của phương thức thanh toán không dùng tiền mặt mà thay vào đó là mã QR và ứng dụng thanh toán được dự đoán sẽ còn phổ biến hơn nữa trong tương lai khi các ngành nghề như Thực phẩm & ăn uống (F&B), Bán lẻ và Cửa hàng tiện lợi cũng dần chuyển sang hình thức thanh toán này.
Trên thị trường hiện nay các nhà bán lẻ đang dần chuyển sang thanh toán không tiền mặt bằng các hình thức như chuyển khoản, thẻ ngân hàng, thanh toán qua ứng dụng, quét mã QR… Việc sử dụng hình thức thanh toán này không chỉ mang lại trải nghiệm mua sắm nhanh chóng, tiện lợi cho khách hàng mà còn tăng tính an toàn và đảm bảo thông tin cá nhân.
Hiện nay, để thúc đẩy hình thức thanh toán không tiền mặt nhiều hệ sinh thái tài chính trên thị trường đã bắt tay với các đối tác lớn để đưa ra những đối tác lớn, để đưa ra voucher ưu đãi độc quyền với các đối tác lớn hoạt động trong lĩnh vực như thương mại điện tử, ẩm thực, gọi xe...
Ngoài ra, việc mua sắm tại các cửa hàng cũng đang chứng kiến hàng loạt sự thay đổi đáng kể khi các đơn vị bán lẻ giờ đây đã trở nên tích cực hơn bởi việc sử dụng trí tuệ nhân tạo mang đến trải nghiệm mua sắm hoàn toàn mới mẻ cho người dùng, từ đó có thể thúc đẩy doanh thu tăng cao.
Thúc đẩy chuyển đổi số
Theo các chuyên gia đánh giá làn sóng kinh tế không dùng tiền mặt tại Việt Nam đang mang đến rất nhiều tiềm năng tăng trưởng và đổi mới, mở ra cơ hội cho thị trường, người dùng cũng như các doanh nghiệp.
Theo báo cáo của visa, trong tương lai thị trường sẽ dẫn tới việc giao dịch kỹ thuật số tiện lợi và an toàn đảm bảo thông tin cho người sử dụng. Visa sẽ tiếp tục đồng hành cùng với người tiêu dùng để giữ vững vai trò đi đầu trong quá trình chuyển đổi số đầy sáng tạo tại thị trường Việt Nam.
Bà Đặng Tuyết Dung - Giám đốc Visa Việt Nam và Lào Cho biết thêm, visa cam kết sẽ tiếp tục đồng hành cùng với quá trình đổi mới, sáng tạo cũng như mang đến những trải nghiệm nâng cao về việc thanh toán đối với người tiêu dùng Việt Nam.
Bà Dung cho biết thêm, với những hiểu biết từ nghiên cứu thái độ thanh toán của người tiêu dùng do Visa thực hiện, một lần nữa có thể khẳng định rằng xu hướng phát triển nhanh chóng của giao dịch không tiếp xúc đang ngày càng phổ biến. Dẫn chứng cụ thể là 53% các giao dịch không tiếp xúc đã được thực hiện thông qua thẻ visa. Bên cạnh đó, tổng giá trị giao dịch qua thẻ visa được phát hành tại thị trường Việt Nam đã tăng 19 %, số lượng các giá trị giao dịch xuyên biên giới cũng có sự tăng trưởng đã cho thấy hoạt động kinh tế và kết nối giữa Việt Nam với các quốc gia khác trong khu vực ngày càng gia tăng.
Với những mối quan hệ hợp tác bền chặt với các đối tác trong và ngoài nước, Visa mong muốn sẽ mang đến thật nhiều giải pháp tốt hơn nữa cho người tiêu dùng, cũng như việc đem lại những trải nghiệm hiện đại, tiên tiến và dễ sử dụng cho người dùng.
Theo số liệu thống kê từ ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cho thấy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt và hoạt động ngân hàng số đã tăng về số lượng và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tính đến thời điểm cuối năm 2023, số lượng tài khoản thanh toán cá nhân trên thị trường là 182,88 triệu tài khoản, tăng 21,8% so với cùng kỳ năm 2022.
Trong khi đó, thanh toán bán lẻ xuyên biên giới cũng có những dấu hiệu tích cực, ngân hàng nhà nước Việt Nam đã thực hiện phối hợp với một số quốc gia trong khu vực như lào, Thái Lan, Campuchia để thử nghiệm triển khai thí điểm việc kết nối thanh toán bán lẻ song phương qua mã QR.
Đồng thời, các ngân hàng cũng đang triển khai ứng dụng công nghệ cao trong hoạt động để đạt được nhiều kết quả ấn tượng. Tính đến cuối năm 2023, đã có khoảng 40 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài mở tài khoản thanh toán bằng phương thức điện tử (eKYC) với tổng số tài khoản được mở và đang hoạt động là khoảng 35 triệu tài khoản.
Hiện nay, với xu hướng áp dụng mạnh mẽ công nghệ số vào hoạt động ngân hàng, ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang khuyến khích các tổ chức tín dụng đẩy mạnh việc triển khai chuyển đổi số, kết nối và hợp tác với những ngành, lĩnh vực khác nhau nhằm hình thành và phát triển Hệ sinh thái số một cách hoàn chỉnh để cung ứng ra thị trường những sản phẩm dịch vụ tốt nhất mang đến cho khách hàng trải nghiệm hoàn hảo, đầy đủ./.
- Tương lai phát triển kinh tế số đang rộng mở với Việt Nam
- Doanh nghiệp đẩy mạnh năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế số