ISSN-2815-5823
Thứ sáu, 08h29 05/07/2019

Doanh nghiệp phải tuân thủ nguyên tắc kinh doanh

(KDPT) – Trước câu hỏi của báo chí về trách nhiệm của Bộ Công thương trong việc hệ thống siêu thị Big C (thuộc Tập đoàn Central Group) thông báo tạm ngưng nhập các sản phẩm may mặc của các doanh nghiệp Việt, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải khẳng định, : “Chúng tôi tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài nhưng cũng kiên quyết bảo vệ doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam”.

Đánh giá về hiệu quả hoạt động kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt nam , Thứ trưởng Bộ Công thương thừa nhận rằng các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ( trong đó có Big C) đã có những hoạt động rất hiệu quả, có đóng góp rât lớn cho ngân sách nhà nước (riêng Big C trong năm 2018 đóng góp vào ngân sách 500 tỷ đồng) đồng thời tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động trực tiếp và gián tiếp. Ngoài ra các nhà đầu tư nước ngoài còn hỗ trợ tiêu thụ nông sản Việt cho bà con nông dân, giúp nâng cao thu nhập của họ và góp phần đưa giá trị nông sản Việt nam được đi xa hơn trên thị trường quốc tế thông qua các hoạt động thương mại, hội chợ quảng bá quốc tế.

Riêng về vụ việc trên, theo Thứ trưởng Bộ Công thương thì sau khi nhận thông tin về vụ việc, Bộ Công thương đã có buổi gặp gỡ và làm việc giữa ba bên : Bộ Công Thương – Tập đoàn Central Group – Hiệp hội Dệt may Việt nam để tìm hiểu, thảo luận đồng thời tìm cách cách giải quyết vấn đề. Hiện có khoảng 200 nhà cung cấp chuyên phân phối các mặt hàng may mặc bị ảnh hưởng bởi quyết định này.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC:
>>> Người Việt sắp được mua tàu, máy bay, đồ chơi… thuế 0%
>>> Doanh nghiệp dệt may lo lắng trước thông tin Big C ngưng nhập hàng
>>> Bộ Công Thương đang soạn dự thảo về quy định ghi nhãn “Made in Vietnam”

Cũng theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, trên tinh thần làm việc thẳng thắn và hợp tác, Central Group đã đồng ý lần lượt mở lại đơn hàng cho các nhà cung cấp trong thời hạn tối thiểu là 20 ngày. Theo đại diện của Big C việc làm này là họ muốn tái cấu trúc lại cơ cấu ngành hàng và trên thực tế cũng có một số nhà phân phối Việt nam chưa tuân thủ các điều kiện, điều khoản trong hợp đồng phân phối sản phẩm cho Big C.

Đại diện Bộ Công thương cũng cho biết: trong buổi làm việc này, Tập đoàn Central Group và Hiệp hội Dệt may Việt nam đã ký một biên bản thỏa thuận hợp tác để xác định quyền lợi và trách nhiệm của mỗi bên. Nếu các thành viên của Hiệp hội vi phạm các điểu khoản của nhà phân phối thì phải chịu trách nhiệm liên đới và ngược lại. Bộ Công thương sẽ giữ vai trò trung gian để hỗ trợ và tư vấn về pháp lý để đảm bảo quyền lợi của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt nam cũng như của các doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt nam.

Việt Nam hiện đang là thị trường thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư bán lẻ nước ngoài. Ngoài Central Group còn có sự tham gia của AEone Mall, Lotte Mall…hiện đang phát triển rất tốt .

Để hạn chế những rủi ro tương tự có thể xảy ra trong tương lại, trong bối cảnh Việt nam đang trong quá trình hội nhập với thương mại quốc tế, Thứ trưởng Bộ Công thương khuyến cáo : Việc để xảy ra tranh chấp trước hết là vấn đề riêng của doanh nghiệp và hai bên phải dựa trên các văn bản thỏa thuận, những hợp đồng nguyên tắc để xác định đúng – sai, đồng thời phải tuân thủ các quy định khác của pháp luật Việt nam.

“ Quan điểm của Bộ Công thương là một mặt hoan nghênh và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài hoạt đông tại Việt nam, mặt khác là kiên quyết bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp Việt và quyền lợi của người tiêu dùng Việt nam.” – Thứ trưởng Bộ Công thương nhấn mạnh.

Trường Minh

Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

eMagazine
kinhdoanhvaphattrien.vn | 18/05/2024