ISSN-2815-5823

Giả mạo Bộ Công Thương lừa đảo người dùng về dự án nhận quà online

(KDPT) - Trước thông tin báo chí phản ánh về việc một số đối tượng trên mạng xã hội đăng tải văn bản quyết định của Bộ Công thương về việc “Phê duyệt dự án tham gia nhận quà online”, chiều ngày 30/10, Bộ Công thương đã phản hồi về việc này.

Bộ Công Thương (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số) vừa nhận được phản ánh của cơ quan báo chí về việc một số đối tượng trên mạng xã hội đăng tải văn bản giả mạo Quyết định của Bộ Công Thương về việc “Phê duyệt dự án tham gia nhận quà online”.

Văn bản giả mạo Bộ Công Thương.
Văn bản giả mạo Bộ Công Thương.

Về vấn đề này Bộ Công Thương khẳng định văn bản trên là hoàn toàn giả mạo. Bộ Công Thương và Sàn giao dịch TMĐT TiKi hoàn toàn không có chương trình hợp tác nào như vậy.

Sàn giao dịch TMĐT TiKi cũng đã khẳng định hành vi giả mạo tương tự nêu trên và đã nhiều lần cảnh báo trên website của Tiki.

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số thông báo để người dân, doanh nghiệp biết và tránh bị lừa đảo. Đồng thời nhấn mạnh: Nếu phát hiện đối tượng giả mạo nêu trên, đề nghị gửi phản ánh theo tại địa chỉ: Phòng Quản lý hoạt động TMĐT - Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội; Điện thoại: 024-22205512; email: qltmdt@moit.gov.vn
Cảnh giác chiêu lừa mới yêu cầu tích hợp thông tin giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào VNelD Cảnh giác chiêu lừa mới yêu cầu tích hợp thông tin giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào VNelD
Cảnh giác với dịch vụ YouTube Premium giá rẻ để tránh bị lừa đảo Cảnh giác với dịch vụ YouTube Premium giá rẻ để tránh bị lừa đảo

Ghi nhận của Cục An toàn thông tin, trong 6 tháng đầu năm 2023, tình hình lừa đảo trực tuyến tại Việt Nam tăng 64,78% so với cùng kỳ năm ngoái; tăng 37,82 % so với 6 tháng cuối năm 2022. Qua các vụ án lừa đảo công nghệ cao, Bộ Công an tổng hợp có 3 nhóm lừa đảo chính: Giả mạo thương hiệu, chiếm đoạt tài khoản và các hình thức kết hợp khác.

Theo Bộ Công an, một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng trên được xác định đến từ nhận thức của người sử dụng. Thậm chí, những kẻ xấu còn dùng chính các thiết bị công nghệ để thực hiện mục đích xấu xa.

Cho đến nay, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông) đã xây dựng, phát hành bộ Cẩm nang Bảo đảm an toàn thông tin, trong đó có hướng dẫn các biện pháp để bảo vệ thông tin cá nhân, tài khoản; xây dựng, phát triển Cổng không gian mạng quốc gia trên các nền tảng mạng xã hội để đưa thông tin, tuyên truyền về vấn đề an toàn thông tin, đặc biệt là lừa đảo trực tuyến; thiết lập cổng thông tin khonggianmang.vn để tiếp nhận thông tin, phản ánh của người dân về lừa đảo đồng thời cung cấp kiến thức, kỹ năng giúp người dân tự bảo vệ mình trên không gian mạng.

Để đẩy lùi vấn nạn lừa đảo gây nhức nhối trên không gian mạng cần đến sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức cung cấp, ứng dụng công nghệ thông tin-viễn thông cũng như sự chung sức của cả xã hội. Trong đó, ý thức cảnh giác, tuân thủ các quy định về an ninh, an toàn thông tin của mỗi người sử dụng là yếu tố hết sức quan trọng.

Cảnh giác với dịch vụ YouTube Premium giá rẻ để tránh bị lừa đảo
Người dân cảnh giác, lưu ý thực hiện các biện pháp để tránh bị lừa đảo. (Hình minh họa)

Cảnh báo ba hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến nhất hiện nay: Giả mạo website, lừa đảo chiếm đoạt bằng đường link/file nén, lừa đảo thẻ tín dụng, chiếm đoạt tài sản thông qua mã QR là những hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến nhất hiện nay.

Thông tin này được Bộ Thông tin và Truyền thông công bố tại họp báo chiều 5/10/2023. Theo Cục An toàn thông tin, trong tháng 9-2023, cục đã ghi nhận ba hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến nhất, gồm:

Một là, hình thức lừa đảo giả mạo website. Cụ thể là lợi dụng sự kiện ra mắt của Apple để lập các website giả mạo, quảng cáo bán iPhone 15 với khuyến mãi hấp dẫn, đề nghị người mua đặt cọc tiền, hay giả mạo website nền tảng Ticketbox lừa đảo bán vé concert Westlife…

Hai là, hình thức lừa đảo chiếm đoạt bằng đường link/file nén thông qua việc thu thập và đánh cắp thông tin cá nhân của học sinh bằng những đường link "khảo sát"; phát tán mã giới thiệu ứng dụng siêu thị trực tuyến có chứa mã độc...

Thứ ba là lừa đảo thẻ tín dụng, chiếm đoạt tài sản thông qua mã QR. Mã QR này dẫn tới các trang web giả mạo ngân hàng, yêu cầu nhập thông tin cá nhân, mã OTP hoặc tới các trang quảng cáo cờ bạc để cài mã độc vào thiết bị của người dùng.

Từ thực tế nói trên, các chuyên gia của Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân cảnh giác, lưu ý thực hiện các biện pháp để tránh bị lừa đảo.

Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

eMagazine
kinhdoanhvaphattrien.vn | 11/05/2024