ISSN-2815-5823
Thứ ba, 06h36 09/04/2019

Năng suất lao động: Sớm chấm dứt tình trạng “ngược chuẩn”

(KDPT) – Tuy Việt Nam đã phần nào giải quyết được mối quan hệ giữa “năng suất” và “chất lượng”, cũng như tích lũy được kinh nghiệm đáng kể trong lĩnh vực này, song nếu muốn gia tăng sức cạnh tranh cho nền kinh tế, cần phải nâng tầm quốc gia cho tăng năng suất lao động thay vì tầm doanh nghiệp như lâu nay.

>>> Năng suất lao động một số ngành của Việt Nam thua Campuchia

>>> Mệnh lệnh thị trường: Nâng cao năng suất lao động ngành chăn nuôi

Một yếu tố tác động trực tiếp lên cải thiện năng suất lao động là cơ cấu lao động Việt Nam hiện chưa giải quyết được bất cập “thừa thầy, thiếu thợ” cùng việc “càng học cao, càng mau thất nghiệp”.

Minh họa cho việc bất hợp lý trong cơ cấu lao động này, nhóm nghiên cứu của Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam mới đây cho biết, nếu như mô hình chuẩn của các nước là cao đẳng, đại học-trung cấp-sơ cấp dạy nghề là 1-4-10 thì Việt Nam 1-0,3-0,5. Tỷ lệ thất nghiệp của nhóm có trình độ cao đẳng, đại học thường cao gấp 3,2-3,9 lần các nhóm còn lại. Đặc biệt với 24.330 tiến sĩ và 101.000 thạc sĩ, Việt Nam hiện là quốc gia có số lượng cao nhất Đông Nam Á, nhưng nghiên cứu khoa học lại ở mức thấp nhất khu vực

Nhiều chuyên gia cho rằng, Chính phủ và các cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nên cùng phối hợp triển khai để mang lại kết quả. Trong việc cải cách năng suất lao động của nền kinh tế, cần tạo môi trường kinh doanh để doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân có thể sản xuất với mức chi phí thấp nhất, hạn chế các rào cản, từ đó cải thiện khả năng tổ chức, sản xuất, tăng năng suất lao động hiệu quả.

Đặc biệt, cần lưu ý thực tế là cùng với đà đô thị hóa gia tăng mạnh mẽ, việc chuyển từ các khu vực có năng suất thấp sang khu vực kinh tế có năng suất cao đang chững lại. Việt Nam cần có được thị trường lao động đủ mạnh để “hấp thu” lực lượng lao động chuyển dịch từ nông thôn.

Nguồn: báo Công thương điện tử



Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

eMagazine
 
kinhdoanhvaphattrien.vn | 01/01/2025