Năm 2024 là thời điểm hàng loạt quy định mới về vấn đề lương hưu sẽ được điều chỉnh, liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người lao động. Do đó, người lao động cần đặc biệt chú ý.

Tăng tuổi nghỉ hưu của người lao động

Bộ luật Lao động năm 2019 quy định, từ ngày 1/1/2024, tuổi nghỉ hưu của lao động nam với điều kiện bình thường là 61 tuổi, còn lao động nữ là 56 tuổi và 4 tháng. Theo lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu, tuổi nghỉ hưu năm 2023 của nam là 60 tuổi 9 tháng còn của nữ là 56 tuổi.

Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được hưởng lương hưu trong trường hợp đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội trở lên, đạt đến tuổi nghỉ hưu đã được điều chỉnh.

Người lao động tham gia BHXH bắt buộc sẽ được hưởng lương hưu trong trường hợp đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội trở lên, đạt đến tuổi nghỉ hưu đã được điều chỉnh. (Ảnh minh họa)

Lao động nữ nghỉ hưu năm 2024 thì tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng sẽ được tính bằng 45%, tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, cứ thêm mỗi năm đóng sẽ tính thêm 2%. Mức hưởng lương hưu tối đa bằng 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Với lao động nam nghỉ hưu vào năm 2024, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng sẽ được tính bằng 45%, tương ứng với 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, cứ thêm mỗi năm đóng tính thêm 2%. Mức hưởng tối đa sẽ bằng 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Điều chỉnh lương hưu khi tiến hành cải cách tiền lương

Căn cứ theo Nghị quyết 104/2023/QH15 về dự toán ngân sách Nhà nước 2024, mỗi khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ tiến hành điều chỉnh luôn lương hưu. Chính vì thế, khoản tiền đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH) của các cán bộ, công chức và viên chức đang được tính theo ngạch, bậc và cấp bậc cùng các khoản phụ cấp chức vụ và thâm niên vượt khung và thâm niên nghề (nếu có).

Một khi cải cách tiền lương, điều này đồng nghĩa với việc bỏ mức lương cơ sở, thế nên cách tính bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của các đối tượng này cũng sẽ thay đổi theo. Thời điểm hiện tại, mức lương hưu hàng tháng thấp nhất đang được tính bằng mức lương cơ sở, tương đương 1,8 triệu đồng/tháng.

Một khi cải cách tiền lương sẽ bỏ mức lương cơ sở, thế nên cách tính bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của các đối tượng này cũng sẽ thay đổi theo. (Ảnh minh họa)

Tính đến nay, vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể nào về việc tính lương hưu khi cải cách tiền lương. Tuy nhiên, khi tiến hành cải cách tiền lương thì lương hưu của người lao động ít nhiều sẽ có sự điều chỉnh, tối thiểu cũng sẽ không thấp hơn hiện hưởng bởi cải cách tiền lương vẫn bắt buộc phải đảm bảo sao cho mức lương mới không thấp hơn hiện nay, đúng theo tinh thần của Nghị quyết số 27-NQ/TW năm 2018.

Ngoài ra, mỗi khi thực hiện cải cách tiền lương thì lương của cán bộ, công chức và viên chức có thể tăng thêm khoảng 30% so với thời điểm hiện tại. Nguyên nhân bởi mức lương khởi điểm trung bình của công chức tăng lên trong khi mức lương cao nhất tương đương bậc 3 cũng đã được nới rộng hệ số lên 12 so với 10 như hiện tại.

Bên cạnh đó, việc bổ sung tiền thưởng cùng phụ cấp chiếm tới 30% tổng quỹ lương là một trong những nguyên nhân giúp lương của cán bộ, công chức và viên chức tăng lên. Khi tiền lương đóng BHXH tăng lên, lương hưu của cán bộ, công chức cùng với viên chức cũng sẽ tăng theo.

Lương tối thiểu vùng tăng đẩy lương hưu tăng lên

Mới đây, tất cả thành viên của Hội đồng tiền lương quốc gia đã thống nhất về phương án đề xuất tăng 6% lương tối thiểu vùng được áp dụng từ ngày 1/7/2024, cùng thời điểm với cải cách tiền lương của khu vực nhà nước.

Trước đó, mức lương tối thiểu hàng tháng sẽ được đề xuất tăng dao động trong khoảng 200.000 đến 280.000 đồng theo từng vùng nhất định, ngoài ra còn có lương tối thiểu giờ tăng dao động trong khoảng 16.600 đến 23.800 đồng. Điều này đồng nghĩa với việc, một khi lương tối thiểu vùng được tăng lên sẽ kéo theo tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động cũng sẽ tăng cao. Chính vì thế, lương hưu được tính theo mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động cũng sẽ được tăng lên đáng kể.

Tăng lương hưu khi hệ số trượt giá BHXH tăng lên

Cách đây không lâu, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 20/2023/TT-BLĐTBXH, trong đó quy định về hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội mới nhất từ 01/01/2024. Theo đó, hệ số bảo hiểm xã hội năm 2024 cụ thể như sau:

Hệ số trượt giá BHXH của người tham gia BHXH bắt buộc.
Hệ số trượt giá BHXH của người tham gia BHXH tự nguyện.

Căn cứ Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, lương hưu của người lao động sẽ được tính theo tỷ lệ hưởng nhân với mức bình quân tiền lương hoặc là thu nhập bình quân tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Lương hưu = Tỷ lệ hưởng x mức bình quân tiền lương hoặc thu nhập bình quân tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động;

Trong đó, mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của người lao động trong từng năm hoặc hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội ảnh hưởng đến tiền lương hoặc thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm.

Đồng thời, căn cứ vào hai bảng hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội áp dụng với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cũng như người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của Thông tư 20/2023/TT-BLĐTBXH cùng với Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH áp dụng cho năm 2023, hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội năm 2024 đã được điều chỉnh tăng.

Chính vì thế, một khi hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội tăng sẽ kéo theo lương hưu hằng tháng của người lao động cũng sẽ tăng theo./.