Người lao động năm 2024 muốn hưởng lương hưu phải đóng BHXH tự nguyện bao nhiêu năm?
Những đối tượng nào được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện?
Khoản 4, Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Điều 8 Quyết định 595/QĐ-BHXH đã quy định vô cùng rõ ràng về các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội. Những đối tượng này gồm có công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đều có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Khoản 4, Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Điều 8 Quyết định 595/QĐ-BHXH đã quy định vô cùng rõ ràng về các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội. (Ảnh minh họa) |
Cụ thể, các đối tượng được tham gia bảo hiểm tự nguyện theo quy định trên gồm có:
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động với thời hạn dưới 03 tháng trước 01/01/2018; người lao động làm việc theo hợp đồng lao động thời hạn dưới 01 tháng từ 01/01/2018 trở đi;
- Người hoạt động không chuyên trách ở các thôn, ấp, bản, làng, tổ dân phố và khu phố;
- Người lao động giúp việc trong gia đình;
- Người tham gia sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không hưởng lương;
- Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc tại các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
- Nông dân, lao động tự do;
- Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi nhưng chưa đủ điều kiện về thời gian để hưởng lương hưu;
- Người tham gia khác.
Để được hưởng lương hưu, người lao động cần đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm?
Theo như quy định đã được nêu rõ ràng tại Điều 73 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động sẽ hưởng lương hưu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện dưới đây:
- Đủ tuổi nghỉ hưu theo như quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động;
- Đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.
Người lao động khi đủ điều kiện về tuổi nhưng thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm sẽ được đóng cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu. (Ảnh minh họa) |
Ngoài ra, người lao động khi đã đủ điều kiện về tuổi theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 73 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm sẽ được đóng cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện tối thiểu hiện nay
Theo quy định tại Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, được hướng dẫn tại Nghị định 134/2015/NĐ-CP thì mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được quy định cụ thể như sau:
Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hàng tháng sẽ đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động tự lựa chọn, sau đó đóng vào bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Dựa vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội cũng như khả năng của ngân sách nhà nước nhằm quy định đối tượng hỗ trợ, mức hỗ trợ cùng với thời điểm thực hiện hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho những người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Với những ý nêu trên, mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động tham gia bảo hiểm sẽ được tính toán theo công thức dưới đây:
Mức đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng = 22% x Mức thu nhập người lao động chọn đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện - Mức Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Trong đó:
- Mức thu nhập chọn đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện tối thiểu sẽ bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn, trong khi đó mức thu nhập chọn đóng bảo hiểm xã hội cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở;
- Mức Nhà nước tiến hành hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được quy định cụ thể tại Điều 14 Nghị định 134/2015/NĐ-CP như sau:
Mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của Nhà nước sẽ được tính theo tỷ lệ phần trăm trên mức đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo ở khu vực nông thôn trong khoảng thời gian nhiều nhất là 10 năm. Theo đó, tỷ lệ hỗ trợ của hộ nghèo là 30%; tỷ lệ hỗ trợ của hộ cận nghèo là 25% và tỷ lệ hỗ trợ của các trường hợp khác là 10%.
Mức hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện của Nhà nước được tính theo tỷ lệ phần trăm trên mức đóng BHXH hàng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo ở khu vực nông thôn trong nhiều nhất là 10 năm. (Ảnh minh họa) |
Ngoài ra, như đã nói ở trên thì người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có thể lựa chọn mức thu nhập để đóng BHXH, nhưng con số phải đảm bảo mức tối thiểu cũng như tối đa đúng theo quy định.
Cụ thể, mức thu nhập chọn đóng bảo hiểm tối thiểu của người lao động sẽ bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn.
Thời điểm hiện tại, quy định của năm 2024 chuẩn nghèo đa chiều về tiêu chí thu nhập ở vùng nông thôn đều đã được quy định tại Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP là 1,5 triệu đồng/người/tháng. Hiểu đơn giản, mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thấp nhất của người lao động là 330.000 đồng/tháng, con số này vẫn chưa trừ tiền hỗ trợ mức đóng./.