Nikkei: Việt Nam đề xuất công cụ đánh thuế và giám sát Big Tech
Theo đó, bộ quy định sẽ gồm hai đề xuất. Một đề xuất yêu cầu cung cấp cho bộ phận thanh tra nhà nước quyền truy cập vào dữ liệu nội bộ của các trang thương mại điện tử, và đề xuất khác đặt ra một chế độ thu thuế được coi là “nghiêm ngặt” và “cần thiết”, do một nhóm thương mại do Apple và “gã khổng lồ” thương mại điện tử Nhật Bản Rakuten hỗ trợ.
Bất chấp nhiều năm cố gắng quản lý Big Tech, đặc biệt là những công ty khó tiếp cận ở nước ngoài, hai đề xuất mới nhất này đã đưa ra các công cụ mà chính quyền sẽ sử dụng nhằm quản lý các đại gia công nghệ xuyên quốc gia.
Dự kiến các hãng công nghệ sẽ phải nộp thuế thông qua ngân hàng.
Quy định này sẽ yêu cầu các ngân hàng trong nước sàng lọc tài khoản của khách hàng và khấu trừ thuế đối với bất kỳ khoản thanh toán nào đối với các dịch vụ thương mại điện tử và kỹ thuật số của các công ty nước ngoài. Ví dụ, nếu một khách hàng ở Việt Nam mua các gói dịch vụ của Netflix, ngân hàng của họ (Netflix) sẽ khấu trừ một phần thuế rồi sau đó chuyển phần còn lại cho công ty ở Mỹ.
Để tránh thanh toán được thực hiện theo cách này, các doanh nghiệp bên ngoài Việt Nam sẽ phải đăng ký với chính phủ thông qua một cổng thông tin điện tử, dự kiến sẽ ra mắt vào cuối năm nay và phải tự nộp thuế.
Tuy nhiên, các nhóm doanh nghiệp đã bày tỏ quan ngại về các đề xuất này. Jeff Paine – Giám đốc điều hành của Asia Internet Coalition (có các thành viên bao gồm Airbnb, Yahoo và Line) cho biết: “Một số điều khoản trong dự thảo thông tư chồng chéo và quá phức tạp, có thể sẽ dẫn đến gánh nặng và không cần thiết trong toàn bộ chuỗi giá trị, bao gồm cả khách hàng Việt Nam”.
Netflix cho biết hiện vẫn đang đàm phán với các quan chức Việt Nam về vấn đề này. Người phát ngôn của công ty cho biết: “Mỗi quốc gia đều có các quy tắc về thuế khác nhau, Netflix tôn trọng các quy tắc đó và tuân thủ các luật hiện hành. Chúng tôi đã gặp và tiếp tục trao đổi với cơ quan thuế Việt Nam về những vấn đề này”.
Đề xuất pháp lý khác yêu cầu các nền tảng thương mại điện tử phải tạo một chức năng cho phép chính phủ truy cập vào hồ sơ của công ty về bên thứ ba, với mục đích để các nhà chức trách có thể tìm kiếm các hồ sơ này khi điều tra cáo buộc bán hàng giả và các hành vi vi phạm khác của người bán trực tuyến.
Đề xuất này đã đặt ra các câu hỏi về tính thực thi và quyền riêng tư. Các nhà phân tích cho rằng không có lý do hợp lý nào để những công ty thương mại điện tử phải phát triển một công cụ tìm kiếm cho chính phủ nhằm giám sát chính công ty của họ.
“Tôi cảm thấy lo ngại về tính khả thi và tính nhạy cảm của đề xuất này, đặc biệt là khi quy tắc này áp dụng cho các nền tảng xuyên biên giới,” Trần Mạnh Hùng – đối tác của Baker McKenzie nói với Nikkei Asia.
Amazon, Lazada của Alibaba và Shopee, thuộc sở hữu của tập đoàn Sea của Singapore hiện từ chối bình luận về vấn đề này.
Tuy nhiên, có những nhà quản lý đã đồng tình với hai đề xuất này. Phạm Long – quản lý của Access Ventures, công ty đầu tư vào các công ty công nghệ, cho biết các cửa hàng trực tuyến hiện nay “có nhiều khả năng về vấn đề hàng giả”, vì vậy Việt Nam nên đưa ra các giải pháp như công cụ tìm kiếm để giải quyết vấn đề này.
Ông cho biết việc đánh thuế các công ty thu lợi nhuận từ thị trường gần 100 triệu dân của Việt Nam nhưng lại ghi nhận lợi nhuận của họ ở các khu vực pháp lý có thuế thấp hơn là cần thiết và công bằng.
Các quốc gia từ lâu đã cố gắng đạt được sự đồng thuận toàn cầu về việc đánh thuế các tập đoàn công nghệ không bị ràng buộc bởi biên giới, đáng chú ý nhất là thông qua Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Sau thời gian dài trì hoãn, một thỏa thuận ngày càng có vẻ khả năng là có một chính quyền mới trong Nhà Trắng ủng hộ nhiều hơn các cuộc đàm phán của OECD.
Hôm qua (5/4), Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen đã kêu gọi áp dụng mức thuế doanh nghiệp tối thiểu trên toàn cầu để ngăn chặn hành vi trốn thuế.
Liên minh Internet khuyến nghị Việt Nam nên đợi kế hoạch của OECD trước khi thực hiện chế độ thu thuế của riêng mình.
Tuy nhiên, Matt Lourey – đối tác quản lý tại Acclime, một cố vấn thuế và kinh doanh cho biết có khả năng trong thời gian ngắn nữa thôi, Việt Nam sẽ làm gương với một hoặc hai “gã khổng lồ” công nghệ. Ông nói rằng các công ty sẽ sớm phải tuân thủ các quy định thuế mới, và khuyến khích những “con cá” nhỏ hơn hoặc là tuân theo luật hoặc bị trừng phạt, chẳng hạn như cách Việt Nam chặn các trang web của họ trong nước.
Google và Facebook, hai trong số những mục tiêu thường xuyên bị tranh cãi về thuế tại Việt Nam hiện đã từ chối bình luận.
Một nhân viên tại Access Ventures cho biết cả đề xuất về thuế và công cụ tìm kiếm này sẽ khiến các công ty nước ngoài phải chịu sự giám sát tương tự như các công ty trong nước đang phải đối mặt. Ông nói: “Những củng cố mới về các quy tắc chống hàng giả này sẽ thực sự giúp ích cho các thương hiệu trong nước, cũng như cách mà luật thuế mới đang giúp các công ty địa phương giành được thị trường tiêu dùng một cách công bằng”.
MINH HẠ