ISSN-2815-5823
Tâm Phạm
Thứ năm, 06h00 25/04/2024

Quý I/2024, doanh số bán lẻ trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử tăng trưởng “đột phá”

Cover image
(KDPT) - Ghi nhận, trong thời gian 3 tháng đầu năm, doanh số của 5 ông lớn thương mại điện tử ở Việt Nam đạt mức 71,2 nghìn tỷ đồng, so với cùng kỳ năm ngoái tăng 78,69%.

Số liệu vừa được Metric - đây là nền tảng số liệu về thương mại điện tử công bố cho thấy, doanh số bán lẻ ở trên 5 sàn thương mại điện tử lớn nhất ở Việt Nam gồm Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Tiktok Shop ghi nhận đã cán mốc 71,2 nghìn tỷ đồng, so với quý I/2023 tăng trưởng 78,69%. Con số này cũng vượt xa kỳ vọng bởi vì theo nhiều dự báo rằng doanh số thị trường thương mại điện tử năm 2024 sẽ chỉ tăng khoảng 35% so với năm 2023. 

Dự báo trong quý II/2024 của Metric, tổng doanh số trên 5 sàn thương mại điện tử bán lẻ trực tuyến lớn nhất Việt Nam sẽ đạt được mức 84,87 nghìn tỷ đồng với 882,12 triệu đơn vị sản phẩm được bán ra; so với quý I/2024 tăng lần lượt 19,2% và 13,57%. (Nguồn ảnh: Vneconomy)
Dự báo trong quý II/2024 của Metric, tổng doanh số trên 5 sàn thương mại điện tử bán lẻ trực tuyến lớn nhất Việt Nam sẽ đạt được mức 84,87 nghìn tỷ đồng với 882,12 triệu đơn vị sản phẩm được bán ra; so với quý I/2024 tăng lần lượt 19,2% và 13,57%. (Nguồn ảnh: Vneconomy)

Doanh số ghi nhận tăng trưởng vượt bậc

Song song với đó, Metric cũng đã ghi nhận hơn 766 triệu đơn vị sản phẩm được bán ra, ghi nhận gần 511.000 gian hàng phát sinh đơn đặt hàng (so với cùng kỳ năm ngoái tăng 9%) với 13,1 triệu sản phẩm có lượt bán (so với cùng kỳ năm ngoái tăng 10%) thông qua các sàn thương mại điện tử lớn này. Đáng chú ý, số lượng nhà bán cũng phát triển một cách mạnh mẽ hơn so với quý II/2023 ở mức 9,22%. Đây chính là dấu hiệu tích cực khi chỉ số này luôn ở mức âm trong thời gian nhiều quý trước đó. 

Trong đó thì Hà Nội và TP.HCM chính là 2 địa phương có doanh số cũng như lượng bán dựa trên địa điểm đặt kho nhiều nhất với tổng cộng chiếm trên 70% toàn thị trường. Và doanh số thương mại điện tử của Hà Nội ở 5 sàn thương mại điện tử nêu trên đạt mức hơn 20.000 tỷ đồng (so với quý I/2023 tăng 77%), TP.HCM trên 14.000 tỷ đồng (so với quý I/2023 tăng 65%). Ghi nhận, hai địa phương này vẫn được xem là những thị trường phát triển một cách mạnh mẽ trong thời gian sắp tới. 

Bên cạnh Hà Nội và TP.HCM thì tình hình kinh doanh trên sàn thương mại điện tử ở các địa phương khác cũng cho thấy được những tín hiệu tích cực, tổng doanh số cũng như sản lượng bán của các địa phương ngoài top 10 đều có sự tăng trưởng tích cực trên mức 50%. Điều này cũng chứng tỏ thương mại điện tử đã không còn là sân chơi riêng dành cho các doanh nghiệp ở các đô thị lớn mà đã có xu hướng mở rộng ảnh hưởng sang những tình thành khác. 

Doanh số và sản lượng của 5 sàn thương mại điện tử quý I/2024. (Nguồn ảnh: Vneconomy)
Doanh số và sản lượng của 5 sàn thương mại điện tử quý I/2024. (Nguồn ảnh: Vneconomy)

Dẫn đầu vẫn là lĩnh vực làm đẹp

Có thể thấy, với việc mang lại tổng cộng 11,25 nghìn tỷ đồng (so với quý I/2023 tăng 62,53%) đối với 5 sàn thương mại điện tử trong thời gian 3 tháng đầu năm, lĩnh vực làm đẹp có sức ảnh hưởng lớn khi tiếp tục duy trì được vị trí quán quân trong bảng xếp hạng những ngành hàng có doanh số cao nhất. Tiếp đến đó là doanh số của lĩnh vực thời trang nữ ở mức doanh số là 9,58 nghìn tỷ đồng (so với quý I/2023 tăng 93.65%) còn lĩnh vực Nhà cửa - Đời sống ghi nhận là 9,13 nghìn tỷ đồng (so với quý I/2023 tăng 78,53%). 

Giám đốc kinh doanh Metric - ông Phạm Bảo Trung cho biết: “Sở dĩ ngành làm đẹp có thể duy trì được vị thế từ năm này qua năm khác đến từ 3 đặc trưng ngành hàng đó là sản phẩm có sức mua lại cao, nhiều chương trình khuyến mãi so với cửa hàng offline, khách hàng đa phần là nữ - đây là tệp khách hàng chủ yếu của các sàn thương mại điện tử”. 

Ngoài ra, quý I/2024 cũng chứng kiến được sự phát triển thần tốc của ngành hàng điện gia dụng với mức doanh số tăng trưởng 146,8% và sản lượng bán tăng đến gần 370%. Top đầu trong những sản phẩm bán chạy đều có mức giá cao, điển hình như máy chiếu, robot hút bụi. Điều này cũng cho thấy người tiêu dùng đã không còn ngại mua sắm những mặt hàng có giá trị trên sàn online nếu như nhà bán hàng chứng minh được uy tín, chất lượng của sản phẩm.

Doanh số theo ngành hàng trên các sàn thương mại điện tử quý I năm 2024. (Nguồn ảnh: Vneconomy)
Doanh số theo ngành hàng trên các sàn thương mại điện tử quý I năm 2024. (Nguồn ảnh: Vneconomy)

Quý II/2024 được dự báo tiếp tục tăng trưởng ổn định

Dự báo trong quý II/2024 của Metric, tổng doanh số trên 5 sàn thương mại điện tử bán lẻ trực tuyến lớn nhất Việt Nam sẽ đạt được mức 84,87 nghìn tỷ đồng với 882,12 triệu đơn vị sản phẩm được bán ra; so với quý 1/2024 tăng lần lượt 19,2% và 13,57%. Đây chính là mục tiêu hoàn toàn có thể đạt được khi thị trường đã có bước khởi đầu tích cực.

Mùa cao điểm kinh doanh của thị trường cũng sẽ trên đà tăng tốc từ quý II/2024 với tốc độ tăng 19,2% so với quý I/2024, tương đương với tăng khoảng 78% so với quý II/2023. Cũng vì thế, doanh nghiệp cần có kế hoạch sản xuất, nhập hàng phù hợp ngay từ đầu năm để tránh rơi vào tình trạng không đủ hàng hóa cung cấp cho thị trường, để từ đó bị giảm doanh thu và thị phần.

Doanh số quý I và quý II qua các năm và dự báo quý II/2024. (Nguồn ảnh: Vneconomy)
Doanh số quý I và quý II qua các năm và dự báo quý II/2024. (Nguồn ảnh: Vneconomy)

Mặc dù vậy, những biến động địa chính trị làm ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng, sự xâm nhập từ các nhà bán nước ngoài cùng với thay đổi chính sách từ một số sàn thương mại điện tử với trọng tâm đề cao người mua sẽ chính là những thách thức mà các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt nếu như muốn phát triển trong phần còn lại của năm 2024.

Ông Trung nhấn mạnh, chính vì thế, tìm hiểu kỹ thị trường, lựa chọn sản phẩm cùng với sàn thương mại điện tử để kinh doanh, đề ra chiến lược hiệu quả dựa trên những số liệu cũng như phân tích thực tế được đánh giá là sẽ hướng đi đúng đắn dành cho nhà bán trong giai đoạn hiện tại./.

Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

Longform
kinhdoanhvaphattrien.vn | 04/05/2024