ISSN-2815-5823
Thứ sáu, 07h24 10/07/2020

Sự lây lan trong không khí của Coronavirus và những gì chúng ta biết về truyền nhiễm COVID-19

(KDPT) – Các chuyên gia khẳng định Coronavirus có thể lan truyền trong không khí, nhưng WHO tin rằng chưa hoàn toàn có cơ sở và cần thêm bằng chứng.

Một bức thư ngỏ, được ký bởi 239 nhà nghiên cứu từ 32 quốc gia, gửi đến các cơ quan y tế công cộng, bao gồm Tổ chức Y tế Thế giới vào hôm thứ hai vừa qua, lập luận rằng, có bằng chứng quan trọng để nói Covid-19 có thể tồn tại trong không khí và lan truyền theo các hạt nhỏ li ti trong không khí từ người sang người.

Bức thư, được công bố trên “Tạp chí Lâm sàng Bệnh truyền nhiễm” hồi đầu tuần, ủng hộ “việc sử dụng các biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu lây truyền qua đường không khí này” và đề nghị kiểm tra lại vai trò của các đường lây truyền khác trong sự bùng nổ của Covid-19.

Người dân các nước vẫn được khuyến cáo đeo khẩu trang nơi công cộng nhằm phòng ngừa sự lây lan Covid-19. (Ảnh: Internet)

Thư ngỏ đã được tờ New York Times và Los Angeles Times đưa tin đầu tiên vào thứ Bảy tuần trước, mô tả WHO là một tổ chức “không theo khoa học” trong vấn đề này. Hôm thứ Năm tuần này, WHO đã trả lời bằng cách đưa ra “tóm tắt” khoa học về cách thức lây lan của Coronavirus. Tóm tắt của WHO lưu ý rằng, khoa học chưa chỉ rõ SARS-CoV-2, Coronavirus gây ra COVID-19, lây lan và gây bệnh qua không khí. Giống như nhiều khía cạnh của đại dịch, đó là một bài toán chưa có lời giải.

Babak Javid, một bác sĩ về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Y khoa Thanh Hoa (Tsinghua – có trụ sở tại Bắc Kinh) cho biết: “Đôi khi có thể và thậm chí có khả năng lây truyền qua đường không khí xảy ra đối với SARS-CoV-2 là có cơ sở. Tuy nhiên, không thấy được sự rõ ràng mức độ phổ biến của nó”.

Hướng dẫn chính thức của WHO về vấn đề này là, virus di chuyển từ người này sang người khác thông qua “những giọt nhỏ”, chúng phát ra từ một người bị COVID-19 ho, hắt hơi hoặc nói. Những giọt nước này quá nặng để di chuyển khoảng cách lớn, nhanh chóng chìm xuống mặt đất. Ngoài ra, virus có thể xuất hiện từ các bề mặt của các đồ vật xung quanh. Đó là lý do tại sao rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn và giãn cách xã hội là rất quan trọng để giúp ngăn chặn sự lây lan.

Nhưng các bên ký kết trong thư ngỏ lập luận SARS-CoV-2 tồn tại trong không khí, và điều này có thể đóng một vai trò trong việc phát tán Coronavirus. Họ tin rằng, khi một người bị COVID-19 trở thành nguồn phát tán virus, virus sẽ bám vào các hạt cả ở trên cao và có thể di chuyển rất xa trên các luồng không khí, đặc biệt là nơi thông gió kém. “Điều này được hiểu rằng chưa có kết luận phổ biến đối với việc truyền SARS-CoV2 trong không khí, nhưng trong đánh giá tập thể của chúng tôi có quá nhiều bằng chứng hỗ trợ để áp dụng thêm các biện pháp phòng ngừa”, họ viết.

Để giảm thiểu rủi ro lây truyền qua đường không khí, họ đề xuất hai biện pháp chính cần được thực hiện: Thông gió tốt hơn trong các tòa nhà công cộng và giảm quá tải. Nhóm chuyên gia cũng kêu gọi WHO công nhận đường lây truyền “tiềm năng” và tất có cơ sở này. Đồng thời, truyền thông mạnh mẽ hơn về các rủi ro gặp phải khi Coronavirus bị lan truyền trong không khí.

Các nhà nghiên cứu viết: “Chúng tôi lo ngại rằng việc thiếu công nhận nguy cơ lây truyền COVID-19 trong không khí và thiếu các khuyến nghị rõ ràng về các biện pháp kiểm soát sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng”. Phía WHO đã tỏ ra “thận trọng” về lời khuyên bổ sung của các nhà nghiên cứu, với lý do thiếu bằng chứng.

Tuy nhiên, một số nhà khoa học bày tỏ lo ngại về bức thư ngỏ, cho thấy mối quan tâm về việc truyền qua đường hàng không có thể bị thổi phồng.

“Tôi hơi sốc khi điều này xuất hiện”, Isaac Bogoch, một nhà nghiên cứu về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Toronto (Canada), nói. “Không có dữ liệu mới, chỉ là một lá thư được ký tên được gửi đến”. Isaac Bogoch nhấn mạnh.

Tranh luận về “lây truyền” trong không khí

Các cuộc tranh luận tập trung vào việc giải thích các phương thức truyền bệnh, và sự “nhầm lẫn” này tác động mạnh đến nhận thức của công chúng về cách lây lan của căn bệnh. “Một vấn đề ở đây là mâu thuẫn tiềm tàng giữa khái niệm kỹ thuật truyền bệnh trong không khí và nhận thức của công chúng về thuật ngữ này”, Jose Vazquez-Boland, Chủ tịch Về các Bệnh truyền nhiễm tại Đại học Edinburgh (Vương quốc Anh) nói.

Một số các thức lan truyền Covid-19 được các tổ chức y tế công bố. (Ảnh: Internet)

Kerfuffle, học thuật về nguyên lý tạo ra các “giọt” cho thấy các hạt nặng rơi xuống đất trong vòng 6 feet (1,82m) – chống lại “aerosol” – hệ kết dính của các hạt chất rắn hoặc các giọt chất lỏng” khiến các hạt virus nhẹ vẫn lơ lửng trong không khí. Sự khác biệt chính là kích thước của các hạt.

“Kích thước của một “giọt” sẽ rất quan trọng, bởi vì tất cả đều có trọng lượng hoặc cân nặng một cách cụ thể”, Bruce Thompson, một chuyên gia về hô hấp tại Đại học Swinburne ở Úc giải thích. Những giọt hô hấp lớn hơn từ một thứ gì đó như hắt hơi không tồn tại lâu trong không khí; Chúng bay trên không, nhưng chúng nhanh chóng rơi xuống đất vì trọng lực.Tuy nhiên, nếu là bình xịt thì lại khác, hạt từ bình xịt bắn ra có khả năng sẽ nổi lơ lửng trên không trung nhiều hơn”, Thompson nói.

“Người dân có thể khó phân biệt giữa các tình huống và định nghĩa kỹ thuật khác nhau, điều này ảnh hưởng đến hiệu quả phòng chống Covid-19”, Vazquez-Boland cho hay.

Bạn có thể nghĩ ngay rằng, chỉ cần chạy bộ hoặc dành thời gian bên ngoài có thể bị lây nhiễm COVID-19 vào phổi của bạn? Nhưng nhiều khả năng lây lan “trong không khí” lại xảy ra ở những nơi đông đúc hoặc trong nhà với hệ thống thông gió kém. Việc bạn có thể bị nhiễm SARS-CoV-2 hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, và không cố định phương thức cụ thể. Tuy nhiên, một số cách thức lây nhiễm được nêu đang bị “chồng chéo” khiến công chúng nhầm lẫn về sự lây lan của căn bệnh này.

Ngay cả khi rủi ro được WHO đánh giá thấp hoặc không được thừa nhận, nó có thể không có tác dụng mạnh mẽ trong việc chống lại sự lây lan. Tổ chức này khuyên bạn nên tránh những nơi đông người như một phần trong hướng dẫn chính thức của họ về bảo vệ bản thân khỏi COVID-19. Họ cũng khuyên những người cảm thấy bị bệnh nên ở nhà, hoặc đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, giúp hạn chế nguy cơ lây truyền Covid-19 hơn.

Cho đến nay, cho dù coronavirus có trong không khí hay không thì các hướng dẫn vẫn chủ yếu giống nhau. Tránh các địa điểm trong nhà đông đúc, hoặc nếu bạn phải ở trong nhà, hãy tranh thủ ra ngoài nếu có thể. Virus có thể tập trung cao ở những nơi kém thoáng, điều này làm tăng nguy cơ lây nhiễm.

Bạn nên tiếp tục duy trì các biện pháp giãn cách xã hội. Khi bạn ra ngoài, đeo khẩu trang, rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn… Và tiếp tục lắng nghe lời khuyên từ các cơ quan y tế địa phương với lời cảnh báo rằng thông tin có thể sẽ thay đổi dựa trên những công bố khoa học mới.

Ý kiến ​​của WHO

Trong cuộc họp báo vào thứ ba vừa qua, các nhà báo đã hỏi WHO về báo cáo của New York Times và thư ngỏ đến tổ chức này liệu có là cơ hội để WHO có ý kiến công khai và chính thức về việc Coronavirus có lây qua đường không khí?

Đáp lại, Benedetta Allegranzi, một nhà lãnh đạo kỹ thuật của WHO trong phòng ngừa và kiểm soát nhiễm trùng cho biết: “Chúng tôi thừa nhận có bằng chứng mới trong lĩnh vực này. Chúng tôi tin rằng chúng tôi phải cởi mở với bằng chứng mà thư ngỏ gửi đến và hiểu được ý nghĩa quan trọng của nó liên quan đến các phương thức lây truyền của Covid-19.”

“Như chúng tôi đã nói trước đây, chúng tôi hoan nghênh sự tương tác từ các nhà khoa học trên toàn thế giới”, Bà Maria Van Kerkhove, lãnh đạo kỹ thuật về đại dịch COVID-19 nói thêm. “Chúng tôi cũng đang xem xét vai trò của “truyền dẫn không khí” trong các môi trường khác, nơi bạn có hệ thống thông gió kém”, cô lưu ý.

Van Kerkhove cho biết WHO đã nghiên cứu “tóm tắt” về việc phương thức truyền bệnh trong vài tuần. Bản “tóm tắt” được công bố vào thứ Năm, ngày 9 tháng 7, đây là bản cập nhật tuyên bố “cách thức lây truyền Covid-19” được WHO tung ra từ ngày 29 tháng 3.

Hiện tại, WHO thừa nhận bằng chứng mới về lây truyền qua đường không khí được cung cấp bởi thư ngỏ của các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, tóm tắt mới của tổ chức này nói rằng, bệnh nhân mắc COVID-19 “chủ yếu” lây nhiễm cho người khác qua các giọt nước và tiếp xúc gần gũi. WHO đã không “đảo ngược” hướng dẫn của mình, như một số tuyên bố, mà chỉ bổ sung vào đó dựa trên bằng chứng mới (và thư ngỏ), trong khi thừa nhận bằng chứng về lây truyền qua đường không khí vẫn còn mỏng và “lây truyền truyền SARS-CoV-2 bằng đường không khí này chưa được chứng minh.”

Việc SARS-Co-V-2 có lây truyền qua đường không khí hay không vẫn còn đang tranh cãi. Và bản tóm tắt cập nhật của WHO “cần có nghiên cứu cụ thể, khẩn cấp hơn, để làm rõ cách thức lây nhiễm của Covid-19”. Bởi khi vẫn còn “mơ hồ” về lây truyền bệnh thì việc kiểm soát và đẩy lùi đại dịch Covid-19 vẫn còn là “cửa hẹp”.

DUY LỘC

Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

eMagazine
kinhdoanhvaphattrien.vn | 21/05/2024