ISSN-2815-5823
Thứ ba, 03h06 28/08/2018

Syria: Nền kinh tế bị hủy diệt

(KDPT) – Đội tuyển bóng đá nam Olympic Syria ngày hôm qua đã có một trận đấu cân sức với tuyển Olympic Việt Nam, tuy nhiên kết quả cuối cùng đội tuyển Việt Nam đã giành chiến thắng với tỉ số 1-0 với pha lập công của Văn Toàn ở phút 108 của hiệp phụ thứ 2. Tuy nhiên việc thất bại của đội tuyển Syria cũng có thể lý giải từ hậu quả của cuộc nội chiến dai dẳng tại đất nước Tây Á này.

Màn trình diễn của các cầu thủ Syria tại ASIAD 18 là không tệ, nếu so với tình hình chiến tranh của đất nước Tây Á này.

Tại một nước kinh tế khó khăn và thường xuyên bị chiến tranh tàn phá như Syria, việc đầu tư cho bóng đá là điều không tưởng.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Syria từng đạt mức 60,2 tỷ USD vào năm 2010, song con số này trong năm 2016 đã giảm hơn một nửa xuống còn 27,2 tỷ USD (tính theo giá năm 2010). Theo các chuyên gia, nếu tính đến tỷ lệ tăng trưởng thực, tổng thiệt hại kinh tế của Syria đã lên tới ít nhất 430% GDP (tính theo giá năm 2010), và đây là một trong những mức thiệt hại lớn nhất về GDP do xung đột gây ra kể từ sau Thế chiến Thứ hai.

Những năm gần đây, nội chiến khiến kinh tế Syria phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng, cùng với đó là những trở ngại cho tăng trưởng khi duy trì khu vực công quá lớn nhưng hoạt động yếu kém, sản lượng dầu giảm sút, tham nhũng trên diện rộng, thị trường tài chính non trẻ. Tính đến năm 2016, GDP của Syria đạt 77.460 USD, đứng thứ 68 thế giới, đứng thứ 24 Châu Á và đứng thứ 8 Trung Đông.

Nhỏ hơn nước Anh, với dân số chính thức khoảng 20 triệu người, kể từ “Mùa xuân Ả rập” năm 2011, đất nước này đã gặp nhiều biến động lớn.

Sự trừng phạt của quốc tế lên chính phủ Syria đang bào mòn cuộc sống của từng người dân nơi đây.Trước chiến tranh, cứ 50 Lira (đơn vị tiền tệ của Syria) đổi được 1 USD, nhưng đến nay, phải hơn 500 Lira mới bằng 1 USD. Vấn nạn kinh tế biến phần lớn tầng lớp trung lưu ở quốc gia này quay về mức nghèo khổ. Lạm phát đã tăng 400% kể từ năm 2011, khiến 2/3 người dân sống trong mức nghèo khổ cùng cực.

Và tất nhiên, nền kinh tế Syria cũng đã bị xóa sổ. Theo Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2017, thiệt hại về cơ sở hạ tầng bị hủy hoại và sự tăng trưởng bị mất đã khiến Syria “phải trả” một khoản tiền khổng lồ lên tới 291 tỷ USD – một con số gấp nhiều lần GDP của cả đất nước này vào năm 2011. Con số 1.170 tỷ USD được tạm tính là tổng thiệt hại của Syria trong 6 năm mà đất nước này chìm trong nội chiến.

Tổng thống Syria Bashar al-Assad cho rằng, “vấn đề quan trọng của kinh tế Syria hiện nay là phục hồi cơ sở hạ tầng, sẽ cần tới không dưới 400 tỷ USD và phải mất từ 10 đến 15 năm”.

Đó thực sự là ác mộng của bất kì quốc gia nào, 400 tỷ USD là con số ước chừng. Sự thực, để tái thiết một đất nước bị chiến tranh tàn phá tính đến nay đã 6 năm cần nhiều hơn thế.

Bi kịch đã đến với người dân và cả chính quyền của Thủ tướng Assad. Theo Liên hợp quốc, hơn 700.000 thường dân đã thiệt mạng, với khoảng 13 triệu người, tức là hơn một nửa dân số đã phải rời bỏ nhà cửa để tìm nơi lánh nạn.

Theo Báo cáo từ phòng công nghiệp Damascus, đến năm 2016, Syria không thể xuất khẩu để thu về ngoại tệ, các nhà máy bị cướp bóc và kiểm soát bởi các nhóm vũ trang. Phần lớn các ngành công nghiệp Syria đã giảm sút khoảng 50-60%.

Các khó khăn hiện tại của Syria bao gồm: các rào cản thương mại quốc tế, sản lượng dầu suy giảm, thất nghiệp cao, thâm hụt ngân sách tăng lên, thiếu nước sạch và cơ sở hạ tầng bị phá hủy nghiêm trọng. Liên Hiệp Quốc từng nhận định vào năm 2014 rằng, nền kinh tế Syria cần 30 năm để có thể phục hồi.

Đối với các nhà đầu tư quốc tế, điều thực sự thử thách họ là các tác động tiềm tàng từ các cuộc không kích của phương Tây và bạo lực gia tăng ở khu vực Trung Đông đối với chứng khoán, trái phiếu và tiền tệ. Ở mảnh đất này, những thứ như cổ phiếu từ lâu đã được đánh giá quá cao nhưng thật mong manh.

Giới quan sát phương Tây cũng tỏ ra hoài nghi về khả năng Nga có thể “hà hơi thổi ngạt” cho đất nước Syria, khi mà ngay chính bản thân nước này cũng đang gặp nhiều khó khăn từ các lệnh cấm vận của phương Tây. Bất kỳ công ty Nga nào cung cấp thiết bị và dịch vụ cho các nhà sản xuất dầu tại Syria sẽ có nguy cơ nhận các biện pháp trừng phạt tài chính.

Syria vốn là một nền kinh tế nằm trong mức trung bình của thế giới, phát triển dựa trên ba mũi nhọn nông nghiệp, dầu mỏ, công nghiệp và dịch vụ. Nông nghiệp từng đóng góp tới 25% GDP và thu hút 42% lực lượng lao động tại nước này. Hai thập kỷ 1960 và 1970 là thời kỳ phát triển cực thịnh của Syria, khi tăng trưởng kinh tế có lúc đạt tới con số 336%. Trước khi rơi sâu vào bế tắc của cuộc nội chiến, mức tăng trưởng của Syria vẫn được duy trì khoảng từ 4-6%.

Hà Linh

Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

eMagazine
kinhdoanhvaphattrien.vn | 18/05/2024