ISSN-2815-5823
Chủ nhật, 08h54 09/02/2020

Thời hạn bảo quản hồ sơ chuyên ngành khoa học và công nghệ

(KDPT) – Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư 19/2019/TT-BKHCN quy định thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu chuyên ngành khoa học và công nghệ.

Ảnh minh họa

Thông tư quy định, thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu chuyên ngành khoa học và công nghệ được áp dụng đối với 7 nhóm hồ sơ, tài liệu sau: Nhóm 1. Hồ sơ, tài liệu quản lý khoa học và công nghệ; Nhóm 2. Hồ sơ, tài liệu quản lý các nhiệm vụ khoa học và công nghệ; Nhóm 3. Hồ sơ, tài liệu nghiên cứu khoa học; Nhóm 4. Hồ sơ, tài liệu phát triển công nghệ; Nhóm 5. Hồ sơ, tài liệu sở hữu trí tuệ; Nhóm 6. Hồ sơ, tài liệu tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; Nhóm 7. Hồ sơ, tài liệu an toàn bức xạ, hạt nhân và năng lượng nguyên tử.

Cụ thể, hồ sơ, tài liệu có thời hạn bảo quản vĩnh viễn gồm: Báo cáo tổng kết điều tra khảo sát; hồ sơ, tài liệu cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài tại Việt Nam; hồ sơ, tài liệu đánh giá, nghiệm thu, công nhận kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ; hồ sơ, tài liệu thực hiện các nội dung phục vụ nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp quốc gia, cấp bộ, cấp tỉnh…

Các hồ sơ, tài liệu có thời hạn bảo quản 50 năm gồm: Hồ sơ, tài liệu khảo sát, điều tra, đánh giá hoạt động ứng dụng, chuyển giao và đổi mới công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh; hồ sơ, tài liệu cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ…

Ngoài ra, một số loại hồ sơ, tài liệu khác được bảo quản trong thời hạn 5 năm, 7 năm, 10 năm, 15 năm, 20 năm, 30 năm.

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 03/02/2020.

Theo Báo Chính phủ điện tử



Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

eMagazine
 
kinhdoanhvaphattrien.vn | 06/12/2024