ISSN-2815-5823
KINHDOANHVAPHATTRIEN.VN
Thứ tư, 08h50 26/06/2024

Tọa đàm Xu hướng bứt phá trong chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn của doanh nghiệp Việt

(KDPT) - Sáng ngày 26/6 tại Hà Nội, Viện Đào tạo, Tư vấn và Phát triển Kinh tế (IDE) và Tạp chí điện tử Kinh doanh và Phát triển tổ chức Tọa đàm Xu hướng bứt phá trong chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn của doanh nghiệp Việt.

Tại toạ đàm, các nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia, đại diện doanh nghiệp cùng đóng góp tiếng nói chia sẻ quan điểm, kiến thức và đề xuất những biện pháp mới, có tính đột phá và thúc đẩy cao, đưa quá trình chuyển dịch xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn vững vàng vượt qua mọi thách thức, giúp Việt Nam sớm đạt được các mục tiêu về phát triển bền vững.

Tham dự chương trình, về phía lãnh đạo các cơ quan Trung ương có: TS. Nguyễn Tú Anh - Vụ trưởng - Giám đốc Trung tâm Thông tin phân tích và dự báo kinh tế - Ban Kinh tế Trung ương

TS. Nguyễn Tú Anh - Vụ trưởng - Giám đốc Trung tâm Thông tin phân tích và dự báo kinh tế - Ban Kinh tế Trung ương
TS. Nguyễn Tú Anh - Vụ trưởng - Giám đốc Trung tâm Thông tin phân tích và dự báo kinh tế - Ban Kinh tế Trung ương

Về phía các chuyên gia, nhà khoa học có: PGS.TS. Đặng Văn Thanh - Chủ tịch Hội đồng Quản lý Viện Đào tạo, Tư vấn và phát triển kinh tế (IDE), Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế - Ngân sách Quốc hội; TS. Nguyễn Sĩ Dũng - Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Đào tạo, Tư vấn và phát triển kinh tế (IDE), Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; Ông Bùi Văn Doanh - Viện trưởng Viện nghiên cứu Bất động sản Việt Nam; TS. Nguyễn Minh Phong - Chuyên gia kinh tế; Luật sư Vũ Quốc Bình - Phó Chủ tịch Quỹ hỗ trợ Hộ gia đình thu nhập thấp phát triển kinh tế (VietED Foundation).

PGS.TS. Đặng Văn Thanh - Chủ tịch Hội đồng Quản lý Viện Đào tạo, Tư vấn và phát triển kinh tế (IDE), Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế - Ngân sách Quốc hội
PGS.TS. Đặng Văn Thanh - Chủ tịch Hội đồng Quản lý Viện Đào tạo, Tư vấn và phát triển kinh tế (IDE), Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế - Ngân sách Quốc hội
TS. Nguyễn Sĩ Dũng - Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Đào tạo, Tư vấn và phát triển kinh tế (IDE), Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội
TS. Nguyễn Sĩ Dũng - Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Đào tạo, Tư vấn và phát triển kinh tế (IDE), Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội
Ông Bùi Văn Doanh - Viện trưởng Viện nghiên cứu Bất động sản Việt Nam
Ông Bùi Văn Doanh - Viện trưởng Viện nghiên cứu Bất động sản Việt Nam
TS. Nguyễn Minh Phong - Chuyên gia kinh tế
TS. Nguyễn Minh Phong - Chuyên gia kinh tế
Luật sư Vũ Quốc Bình - Phó Chủ tịch Quỹ hỗ trợ Hộ gia đình thu nhập thấp phát triển kinh tế (VietED Foundation)
Luật sư Vũ Quốc Bình - Phó Chủ tịch Quỹ hỗ trợ Hộ gia đình thu nhập thấp phát triển kinh tế (VietED Foundation)

Về phía lãnh đạo Viện Đào tạo, Tư vấn và Phát triển Kinh tế (IDE) có: Ông Nguyễn Quốc Hải - Viện trưởng Viện Đào tạo, Tư vấn và phát triển kinh tế (IDE).

Ông Nguyễn Quốc Hải - Viện trưởng Viện Đào tạo, Tư vấn và phát triển kinh tế (IDE)
Ông Nguyễn Quốc Hải - Viện trưởng Viện Đào tạo, Tư vấn và phát triển kinh tế (IDE)

Về phía lãnh đạo các doanh nghiệp có: Ông Hoàng Tuấn Anh - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Shinec; Bà Hoàng Thanh Bình - Chủ tịch HĐQT Linh Anh Group; đại diện Tập đoàn TH, Vingroup, Ngân hàng Agribank, Vietinbank, Techcombank…

Ông Hoàng Tuấn Anh - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Shinec
Ông Hoàng Tuấn Anh - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Shinec
Bà Hoàng Thanh Bình - Chủ tịch HĐQT Linh Anh Group
Bà Hoàng Thanh Bình - Chủ tịch HĐQT Linh Anh Group

Về phía Ban Tổ chức và đơn vị đồng tổ chức có: Ông Nguyễn Quốc Hải - Viện trưởng Viện IDE; Nhà báo Bùi Văn Khương - Bí Thư chi bộ, Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Kinh doanh và Phát triển.

Nhà báo Bùi Văn Khương - Bí Thư chi bộ, Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Kinh doanh và Phát triển
Nhà báo Bùi Văn Khương - Bí Thư chi bộ, Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Kinh doanh và Phát triển

Cùng sự tham gia của đại diện các doanh nghiệp và các cơ quan báo chí truyền thông khác.

NỘI DUNG TOẠ ĐÀM

08h30: Nhà báo Bùi Văn Khương - TBT Tạp chí điện tử Kinh doanh và Phát triển phát biểu khai mạc Toạ đàm

Tọa đàm Xu hướng bứt phá trong chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn của doanh nghiệp Việt - ảnh 13

Kính thưa:

-  PGS.TS. Đặng Văn Thanh - Chủ tịch Hội đồng Quản lý Viện Đào tạo, Tư vấn và phát triển kinh tế (IDE), Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế - Ngân sách Quốc hội.

- TS. Nguyễn Sĩ Dũng - Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Đào tạo, Tư vấn và phát triển kinh tế IDE, Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.

- TS. Nguyễn Tú Anh - Vụ trưởng - Giám đốc Trung tâm Thông tin phân tích và dự báo kinh tế - Ban Kinh tế Trung ương

- Ông Nguyễn Quốc Hải - Chủ tịch Viện Đào tạo tư vấn và phát triển kinh tế (IDE)

Thưa

- Quý vị chuyên gia, khách quý, cùng toàn thể quý vị có mặt trong buổi Tọa đàm hôm nay.       

Thay mặt Ban tổ chức, tôi xin nhiệt liệt chào mừng các Quý vị đại biểu đã đến tham dự Toạ đàm Xu hướng bứt phá trong chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn của doanh nghiệp Việt do Tạp chí điện tử Kinh doanh và Phát triển và Viện Đào tạo, Tư vấn và Phát triển Kinh tế (IDE) đồng chủ trì tổ chức.

Như các quý vị đã biết,

Những năm gần đây, nhân loại đang đối mặt với hàng loạt vấn đề về môi trường, biến đổi khí hậu. Thế giới đang đứng trước thời khắc lịch sử chuyển đổi mô hình phát triển dựa vào tài nguyên sang kinh tế tri thức, kinh tế carbon thấp cùng với một trong những xu thế lớn nhất là chuyển đổi xanh và phát triển kinh tế tuần hoàn.

Tại Việt Nam, chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, được hỗ trợ bởi khung khổ pháp lý, dẫn dắt bởi chiến lược và kế hoạch hành động quốc gia. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định “Chủ động thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, dịch bệnh, quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên; lấy bảo vệ môi trường sống và sức khỏe nhân dân làm mục tiêu hàng đầu; kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái; xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường” là một trong những định hướng chủ chốt phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030. Đồng thời, xác định tăng trưởng xanh là chìa khóa của phát triển bền vững, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Chiến lược tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Chiến lược này đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia phát triển xanh, bền vững. Để cụ thể hóa Chiến lược về tăng trưởng xanh, Việt Nam đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030. Trong đó, Việt Nam xác định rõ mô hình tăng trưởng theo hướng xanh hóa các ngành kinh tế; giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP; xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững; xanh hóa quá trình chuyển dịch trên nguyên tắc bình đẳng, bao trùm, nâng cao năng lực chống chịu.

Tọa đàm Xu hướng bứt phá trong chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn của doanh nghiệp Việt - ảnh 14

Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào ngày 7/6/2022, đã đưa ra lộ trình, định hướng phát triển với các mục tiêu cụ thể về tái chế rác thải, chất thải nhằm tiết kiệm tài nguyên, giảm phát thải, mang lại các lợi ích kinh tế. Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao trách nhiệm cụ thể về xây dựng cơ chế, chính sách tạo thuận lợi cho phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn theo cấp độ phù hợp ở các ngành, lĩnh vực, địa phương.

Mang lại nhiều lợi ích, chuyển đổi xanh là con đường tất yếu phải thực hiện nhằm xây dựng một nền kinh tế phát triển bền vững. Không đơn thuần là ứng dụng công nghệ mà chuyển đổi xanh còn giúp thay đổi quy trình nội tại, quy trình xử lý công việc, hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu suất, tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới, giảm phát thải, hướng tới kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.

Với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, xu thế trên không chỉ là cơ hội mà còn là thách thức lớn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp sẽ thích ứng và tận dụng được hiệu quả các cơ hội từ ứng phó với biến đổi khí hậu, bắt kịp xu hướng phát triển trong hội nhập quốc tế.

Trên tinh thần đó, được sự chỉ đạo của Viện Đào tạo, Tư vấn và Phát triển Kinh tế (IDE), Tạp chí điện tử Kinh doanh và Phát triển đã tổ chức Tọa đàm Xu hướng bứt phá trong chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn của doanh nghiệp Việt.

Nhận thức đây là một trong những chủ đề khoa học rộng lớn, đã - đang được Đảng, Nhà nước và toàn thể xã hội rất quan tâm. Trong Tọa đàm ngày hôm nay, Ban tổ chức kính đề nghị các Nhà khoa học, các chuyên gia, và các diễn giả tập trung đề cập, làm rõ những nội dung sau:

  1. Đánh giá, nhìn nhận một cách khái quát nhất về sự phát triển và thay đổi của khoa học - công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong xu hướng chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn của các doanh nghiệp.
  2. Những lợi thế, thách thức, rào cản… trong quá trình bứt phá, chuyển đổi xanh, phát kinh tế tuần hoàn của doanh nghiệp Việt nói chung, trong một số ngành nghề, lĩnh vực tiêu biểu nói riêng.
  3.  Doanh nghiệp Việt cần chuẩn bị những gì để thích ứng cũng như để bứt phá trong quá trình chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn, đáp ứng những yêu cầu của xã hội.

Với khuôn khổ chỉ trong một buổi tọa đàm chưa thể đề cập cũng như giải quyết được hết các vấn đề được nêu, quan điểm của các tổ chức, các nhà khoa học, cũng như các chuyên gia… và có thể còn nhiều những ý kiến, đề xuất của cộng đồng doanh nghiệp và độc giả. Nhưng trên tinh thần khoa học và trách nhiệm, Ban tổ chức mong rằng, các bài nghiên cứu, các tham luận về xu hướng chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn từ các nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia, đại diện doanh nghiệp trong tọa đàm sẽ cùng đóng góp tiếng nói chia sẻ quan điểm, kiến thức và đề xuất những biện pháp mới, có tính đột phá và thúc đẩy cao, đưa quá trình chuyển dịch xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn vững vàng vượt qua mọi thách thức, giúp Việt Nam sớm đạt được các mục tiêu về phát triển bền vững. Đồng thời, tôi cũng mong muốn các quý vị quan tâm tới tọa đàm ngày hôm nay có thể tìm thấy những thông tin, bài học nào đó hữu ích cho doanh nghiệp mà mình đang làm việc từ các bài tham luận, phần thảo luận của các diễn giả.

Thay mặt Ban Tổ chức, xin kính chúc các quý vị đại biểu sức khoẻ, hạnh phúc và nhiều thành công.

Chúc Toạ đàm hôm nay thành công tốt đẹp.

Xin trân trọng cảm ơn!

 

8H50: THAM LUẬN CẤP CAO: Ứng dụng trong chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn của doanh nghiệp Việt

Chuyên gia điều phối: TS. Nguyễn Minh Phong 

Đây là một tọa đàm rất ý nghĩa trong bối cảnh hiện nay. Toạ đàm là buổi chia sẻ giữa các chuyên gia hàng đầu.  Tôi xin giới thiệu tham luận đầu tiên là của TS. Nguyễn Tú Anh - Giám đốc Trung tâm Thông tin, phân tích và dự báo kinh tế, Ban Kinh tế Trung ương: Thị trường tín chỉ Carbon công cụ quan trọng cho mục tiêu Netzero 2050.

Tọa đàm Xu hướng bứt phá trong chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn của doanh nghiệp Việt - ảnh 15

8h55: TS. Nguyễn Tú Anh - Giám đốc Trung tâm Thông tin, phân tích và dự báo kinh tế, Ban Kinh tế Trung ương trình bày tham luận: Thị trường tín chỉ Carbon công cụ quan trọng cho mục tiêu Netzero 2050.

Tọa đàm Xu hướng bứt phá trong chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn của doanh nghiệp Việt - ảnh 16

Trình bày một số vấn đề Carbon, thị trường Carbon là công cụ rất quan trọng để giúp Việt Nam đạt mục tiêu với chi phí thấp nhất, khi nghiên cứu thị trường carbon tôi nhận thấy rất nhiều thách thức. Thị trường Carbon hiện nay đang được dẫn dắt bởi các nước phát triển, được vận hành theo tài trợ hơn theo thị trường hoạt động, nếu những yêu cầu cắt giảm rác thải như Nghị định 22, yêu cầu kiểm kê rác thải nhà kính, kiểm kê bắt buộc ấn định...

Cam kết của Việt Nam về chuyển đổi xanh

Việt Nam phê duyệt tham gia Thỏa thuận Paris vào năm 2016. Đệ trình đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) lên Công ước khung về BĐKH (UNFCC) năm 2020: Cam kết 2020 cắt giảm phát thải KNK đạt 9% bằng nguồn lực trong nước tương đương 83,9 triệu tấn CO2tđ, lên tới 27% khi có hỗ trợ quốc tế, tương đương 250,8 triệu tấn CO2tđ so với kịch bản BAU trong giai đoạn 2021-2030.

Năm 2022: Giảm 15,8% bằng nguồn lực trong nước và 43,5% với sự hỗ trợ quốc tế, các lĩnh vực: Năng lượng, nông nghiệp, chất thải, sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp (LULUCF), các quá trình công nghiệp (IP)

Tại COP 26: Đạt netZero vào năm 2050.

REDD: Giảm phát thải khí nhà kính từ mất rừng và suy thoái rừng

Giảm phát thải ròng:

• Giảm phát thải bằng các công nghệ mới, chuyển đổi cách thức sản xuất, phân phối, tiêu dùng

• Tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính phát thải ra: Chôn lấp Carbon, phong tỏa Carbon không cho phát ra môi trường, và tăng hấp thụ carbon thông qua trồng cây xanh.

• Theo nghiên cứu của Harris và cộng sự (2021) được NASA trích dẫn: Trong giai đoạn 2001-2019, trung bình mỗi năm các cánh rừng trên toàn cầu đã hấp thụ được khoảng 15,6 tỷ tấn Carbon dioxide, nhưng đồng thời việc phá rừng cũng đã làm phát thải ra 8,1 tỷ tấn CO2. Như vậy, rừng hấp thụ ròng được khoảng 7,6 tỷ tấn CO2 gấp 1,5 lượng phát thải của nước Mỹ mỗi năm.

• Hạn chế phá rừng, và tăng diện tích rừng có thể làm giảm phát thải CO2 ròng.

Tiềm năng hấp thụ Carbon của rừng nhiệt đới

1 ha rừng nhiệt đới có thể hấp thụ được 200 tấn Carbon tương đương 100 ha đồng cỏ (The Carbon Potential of Rainforest (coolearth.org).

Năm 2021 Việt Nam có 14.745.201 ha rừng bao gồm cả rừng trồng chưa khép tán; Rừng tự nhiên là 10.171.757 ha; rừng trồng là 4.573.444 ha.

Diện tích đất có rừng đủ tiêu chuẩn để tính tỷ lệ che phủ toàn quốc là 13.923.108 ha, tỷ lệ che phủ là 42,02%.

Như vậy nếu ước tính của Coolearth được áp dụng cho Việt Nam thì diện tích rừng Việt Nam mỗi năm hấp thụ được khoảng 2,8 tỷ tấn Carbon. Nếu ước tính cho Việt Nam chỉ bằng 50% ước tính trên thì mỗi năm rừng Việt Nam hấp thụ 1,4 tỷ tấn CO2. Tuy nhiên mức hấp thụ này được cho là của tự nhiên và Việt Nam chưa đăng ký tham gia được các tiêu chuẩn TC Carbon nên không được tính thành tín chỉ. Chỉ được tính tín chỉ đối với phần diện tích rừng tăng thêm.

Phát thải Việt Nam 2021 là 457.05 triệu tấn (Climatewatch).

Tọa đàm Xu hướng bứt phá trong chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn của doanh nghiệp Việt - ảnh 17

Cơ chế trao đổi tín chỉ Carbon

Nghị định thư Kyoto 1997: Các quốc gia có dư thừa quyền phát thải được bán cho hoặc mua từ các quốc gia phát thải nhiều hơn hoặc ít hơn mục tiêu cam kết.

Người có khả năng hấp thụ Carbon (người trồng rừng) đề nghị cơ quan xác nhận khả năng hấp thụ Carbon của mình thông qua các tín chỉ.

Người phát thải cần giảm phát thải có thể lựa chọn mua tín chỉ của người hấp thụ Carbon để đáp ứng yêu cầu giảm phát thải.

Như vậy cần phải có: (i) Khả năng đo lường mức phát thải và mức hấp thụ Carbon; (ii) bên thứ ba được thị trường công nhận xác nhận mức độ hấp thụ Carbon và mức độ phát thải Carbon; (iii) có người cần mua chứng nhận giảm phát thải; (iv) cơ chế mua bán định giá tín chỉ Carbon này; (iv) hệ thống ghi nhận việc chuyển quyền sở hữu tín chỉ Carbon.

Thị trường tín chỉ Carbon bắt buộc

  • Tín chỉ Carbon trên thị trường này hay còn gọi là CER phải được một tổ chức do hội đồng điều hành thuộc CDM (cơ chế phát triển sạch của LHQ) công nhận.
  • Lưu ý hiện nay CER chỉ được thực hiện theo từng dự án, chứ không công nhận đại trà.
  • Chứng chỉ CER được ghi nhận để xác định mức giảm thải Carbon theo Nghị định thư Kyoto.
  • Ngoài ra tín chỉ Carbon được xác nhận ban hành theo tiêu chuẩn vàng cũng được chương trình CDM công nhận. Đây là loại tín chỉ Carbon kèm theo thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của LHQ như giảm nghèo, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng giới, cung cấp nước sạch hợp vệ sinh, năng lượng sạch với giá phải chăng, bảo vệ sự đa dạng của hệ sinh thái...

Một số dự án theo cơ chế CDM

  • Việt Nam đã có một số dự án theo cơ chế CDM.
  • Dự án trồng rừng và tái trồng rừng CDM tại tỉnh Hoà Bình, đã bắt đầu thực hiện từ năm 2009 và dự kiến kéo dài 16 năm. Mục tiêu của dự án là phục hồi 320 ha rừng tại hai xã của tỉnh Hoà Bình trong 03 năm. Các hộ nhận được 40.000 VND/ngày. Các hộ gia đình có thể được hưởng toàn bộ nguồn thu từ bán tín chỉ Carbon (CERs). Rừng cũng được phép khai thác sau 16 năm, hộ gia đình sẽ được nhận 2/3 hoặc 3/4 số tiền thu được.
  • Dự án tái trồng rừng là dự án ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. UBND huyện A Lưới đang sử dụng CDM như một cơ chế tài chính cho tái trồng rừng. Dự án này do tổ chức phát triển Hà Lan (SNV) tài trợ với sự tham gia của trung tâm sinh thái và Môi trường trực thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
  • Chưa có tín chỉ áp dụng theo tiêu chuẩn vàng.

Thị trường tín chỉ Carbon tự nguyện

- Các doanh nghiệp hoặc quốc gia tự nguyện tham gia cắt giảm phát thải và chấp nhận mua tín chỉ Carbon giảm phát thải nếu họ phát thải quá mức tự nguyện cam kết. Để đáp ứng các tiêu chuẩn ESG, mục tiêu PR hoặc để đáp ứng yêu cầu gia nhập thị trường nào đó (ví dụ CBAM).

- Các tín chỉ này phải được chứng thực theo các tiêu chuẩn khác nhau:

Tiêu chuẩn VCS do VERRA, một tổ chức phi lợi nhuận do các nhà môi trường và lãnh đạo thế giới thành lập

Tín chỉ giảm phát thải REDD+

Tại Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (UNFCCC) về biến đổi khí hậu lần thứ 11 (COP11) năm 2005 đã đề ra sáng kiến “Giảm phát thải khí nhà kính (KNK) từ mất rừng và suy thoái rừng (Reducing emission from Deforestation and Forest Degradation-REDD)”. Nhằm hỗ trợ tài chính cho các quốc gia và cộng đồng thực hiện giảm phát thải KNK từ rừng. Sau này REDD được mở rộng thành REDD+ với 5 nội dung: hạn chế mất rừng, hạn chế suy thoái rừng, bảo tồn trữ lượng Carbon rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, và tăng cường trữ lượng Carbon rừng.

Các nước đang phát triển sẽ triển khai các hoạt động cụ thể để phát triển rừng, giảm mất rừng, đổi lại sẽ nhận được hỗ trợ, chỉ trả về tài chính từ các Quỹ tài chính quốc gia phát triển cho các kết quả thực hiện phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và đạt được các mục tiêu giảm nhẹ phát thải...

Tín chỉ giảm phát thải REDD+

Để có tín chỉ REDD+ thì cần phải đáp ứng

Đăng ký tham gia dự án REDD+ với UNFCCC.

Thực hiện đo đếm và giám sát lượng phát thải CO2 từ mất rừng và suy thoái rừng, mức hấp thụ CO2 từ phát triển rừng trong phạm vi biên giới nước mình.

Sau một thời gian nhất định, từng nước sẽ tính toán lượng giảm phát thải, đề nghị các tổ chức được công nhận cấp chứng chỉ carbon REDD+ tương ứng.

Để được cấp tín chỉ thì các nước tham gia phải đạt một trong các tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn ART TREES (Architecture for REDD+ Transactions - The REDD+ Environmentsl Excellence Standard); Tiêu chuẩn carbon được xác nhận (VCS) của VERRA (Verra's Jurisdictional and Nested REDD+); Tiêu chuẩn vàng (Gold Standard - GS); Tiêu chuẩn PLAN VIV; Tiêu chuẩn khí hậu, cộng đồng và đa dạng sinh học (CCB)

Tuỳ thuộc vào yêu cầu của từng thị trường, nhu cầu của bên mua tín chỉ giảm phát thải hay bên chi trả kết quả giảm phát thải từ REDD+, các bên sẽ lựa chọn tiêu chuẩn xác minh và cấp chứng nhận phù hợp.

Một số tiêu chuẩn tín chỉ Carbon

Tiêu chuẩn ART TREES thường được dùng để xây dựng các dự án và xác nhận tín chỉ Carbon từ chống mất rừng, chống suy thoái rừng và trồng rừng trên đất không có rừng trước đó ít nhất 5 năm hoặc khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng trên đất trống (1a, 1b, 1c), rừng nghèo kiệt.

Tiêu chuẩn VCS của VERRA thường được dùng để xây dựng các dự án và xác nhận tín chỉ Carbon rừng được hình thành từ trồng rừng mới, trồng lại rừng gỗ lớn, trồng rừng đặc dụng và rừng phòng hộ, phục hồi rừng tự nhiên; giảm phát thải từ chống mất rừng và suy thoái rừng; phục hồi và bảo tồn đất ngập nước.

Tiêu chuẩn PLAN VIVO được dùng để xây dựng các dự án và xác nhận tín chỉ Carbon rừng hình thành từ giảm phát thải do chống mất rừng, suy thoái rừng; hấp thụ và lưu giữ Carbon rừng từ phục hồi rừng và hệ sinh thái; hấp thụ Carbon rừng từ quản lý rừng bền vững.

Tiêu chuẩn CCB để xác thực các tín chỉ Carbon được hình thành từ giảm phát thải do chống mất rừng, suy thoái rừng; hấp thụ và lưu giữ carbon rừng từ trồng rừng, phục hồi rừng, nông lâm kết hợp

Ngoài ra, còn có các Tiêu chuẩn REDD+ khác như California Tropical Forest Standard; Green Climate Fund; Joint Credit Mechanism; UNFCCC

Thực tiễn hoạt động giao dịch, chuyển nhượng tín chỉ REDD+ tại Việt Nam

Từ năm 2009, Việt Nam là một trong 9 quốc gia đầu tiên tham gia thí điểm Chương trình REDD+ của Liên Hợp Quốc.

Năm 2011 Việt Nam tham gia Chương trình chi trả dựa vào kết quả thực hiện REDD+ theo cơ chế Quỹ Đối tác Carbon trong lâm nghiệp (FCPF) của Ngân hàng Thế giới.

Đến tháng 10 năm 2020, Thỏa thuận giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ (ERPA) gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế giai đoạn 2018-2024 đã được ký và đây cũng là thỏa thuận chỉ trả đầu tiên tại Việt Nam. Theo Thỏa thuận này, Việt Nam chuyển nhượng 10,3 triệu tấn CO2 giảm từ REDD+ cho Ngân hàng Thế giới với đơn giá 5USD/ tấn CO2 với tổng giá trị là 51,5 triệu USD. Dự án này theo tiêu chuẩn FCPF cho thị trường Carbon bắt buộc. 95% mức giảm thải này sẽ được FCPF chuyển lại cho Việt Nam để tính vào mức giảm thải tự định.

Tọa đàm Xu hướng bứt phá trong chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn của doanh nghiệp Việt - ảnh 18

Dự án giảm phát thải tại 05 tỉnh vùng Tây Nguyên và 06 tỉnh vùng Nam Trung Bộ

Lượng tín chỉ Carbon rừng tại vùng Nam Trung bộ và Tây Nguyên trong giai đoạn 2022-2026, gồm lượng Carbon tại 5 tỉnh vùng Tây Nguyên (Lâm Đồng, Đắk Nông; Đắk Lắk, và 6 tỉnh vùng Nam Trung Bộ (Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận) với tổng số 4,26 triệu ha rừng (năm 2020), trong đó có 3,24 triệu ha rừng tự nhiên và 1,02 triệu ha rừng trồng. Giai đoạn tham chiếu từ 2016-2020 và giai đoạn cấp tín chỉ 2021-2025.

Tháng 10 năm 2021, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổ chức Tăng cường tài chính Lâm nghiệp (Emergent) là cơ quan ủy thác của Liên minh giảm phát thải thông qua tăng cường tài chính cho rừng (LEAF) đã ký Ý định thư (LOI) để chuyển nhượng 5,15 triệu tấn CO2 tương đương với giá cao hơn dự án FCPF giai đoạn 2022-2026 từ rừng của các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên theo tiêu chuẩn ART/TREES. Toàn bộ tín chỉ này cũng được tính vào NDC của Việt Nam

Dự kiến tổng lượng tín chỉ có thể chuyển nhượng cho LEAF/emergent khoảng 11 triệu tấn CO2e. Phần chênh lệch sẽ tiếp tục đàm phán.

Dự án giảm phát thải trong lâm nghiệp vùng trung du, miền núi phía Bắc Việt Nam (Công ty SK Forest)

Tháng 12 năm 2021, Công ty SK Forest với sự hỗ trợ kỹ thuật của Trường Đại học Queensland phối hợp với Tổng cục Lâm nghiệp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành nghiên cứu khả thi dự án

• Tiềm năng tạo ra 30 triệu tín chỉ Carbon rừng theo tiêu chuẩn VCS trong giai đoạn 2023-2030.

• Dự án đang được triển khai các bước xây dựng ý định thư

Dự án “chi trả giảm phát thải” do JICA chủ trì, trình Quỹ khí hậu xanh (GCF)

• JICA đang hỗ trợ xây dựng hồ sơ dự án chi tiết trình GCF phê duyệt. Giai đoạn chỉ trả giảm phát thải từ 2023-2028 và dự kiến địa bàn thực hiện tài các tỉnh miền núi phía bắc và Duyên hải Nam Trung Bộ. Lượng giảm phát dự kiến chuyển nhượng là 48,6 triệu tấn CO2e.

Dự án đề xuất “Giảm thiểu khí thải tại khu vực Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam nhằm góp phần thực hiện các mục tiêu Chương trình hành động quốc gia REDD+

(RECAF)" do Quỹ hậu xanh (GCF) chi trả.

Giai đoạn chi trả giảm phát thải từ 2022-2027 với lượng giảm phát thải giao dịch là 6.684.333 tấn CO2 tương đương

Một số dự án khác đang thực hiện tại tỉnh Quảng Nam, Kontum, Lâm Đồng, Sơn La, Lào Cai... đang được các đối tác Mỹ, Anh, Úc, đang trong quá trình triển khai.

Vấn đề đặt ra

Tiềm năng phát triển thị trường tín chỉ Carbon tại Việt Nam là rất lớn. Đặc biệt là theo cơ chế REDD+. Tuy nhiên, để khai thác tiềm năng này chúng ta hiện nay phụ thuộc hoàn toàn vào các đối tác nước ngoài về chứng thực tín chỉ, về thị trường, về người mua. Những người mua khác nhau đòi hỏi các tiêu chuẩn khác nhau, dẫn đến khó thống nhất tiêu chuẩn trên thị trường.

Vòng đời của tín chỉ phụ thuộc vào từng dự án, nên tính bất định khá cao.

Xu hướng các nước đánh thuế Carbon đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu vào các thị trường có thuế Carbon phải có tín chỉ Carbon hoặc đầu tư công nghệ giảm thải.

Đòi hỏi cần phải từng bước hình thành thị trường tín chỉ Carbon nội địa do các doanh nghiệp Việt Nam mua từ những người trồng rừng Việt Nam.

Tín chỉ phải đáp ứng các tiêu chuẩn do các nước phát triển đặt ra và phải được công nhận toàn cầu.

Nghị định 06/2022/NĐ-CP việc xây dựng và cập nhật danh mục lĩnh vực, cơ sở phải kiểm kê khí nhà kính là cơ sở để xây dựng thị trường tín chỉ Carbon tuân thủ tại Việt Nam. 1.912 doanh nghiệp đang cung cấp số liệu hoạt động, thông tin liên quan để phục vụ kiểm kê khí nhà kính năm 2023.

9h10: TS. Nguyễn Minh Phong điều phối:

Cảm ơn bài phát biểu rất có chiều sâu và chiều cao của TS. Nguyễn Tú Anh.

Rõ ràng, Việt Nam đã ghi nhận trong Luật Môi trường về vấn đề này, tuy nhiên chúng ta mới làm thí điểm ở một số tỉnh, thành và phải đến năm 2028 mới chính thức. Trong các ngành kinh tế, mới chỉ áp dụng đối với lĩnh vực xi măng, luyện kim, dệt may, da giày...

Tọa đàm Xu hướng bứt phá trong chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn của doanh nghiệp Việt - ảnh 19

Bên cạnh đó, thị trường thế giới ngày càng đòi hỏi nhiều hơn. Năm ngoái khi các doanh nghiệp dệt may xảy ra tình trạng thiếu hợp đồng, thì Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM cho rằng, nếu doanh nghiệp tham gia vào chuỗi tín chỉ Carbon thì thậm chí sẽ quá tải hợp đồng.

Hiện nay, nhận thức của ta còn chậm nên phải mua tín chỉ Carbon ở ngoài. Chúng ta đã bán được nhưng cũng phải mua rất nhiều. Trên thế giới có nơi bán 100 USD/ tấn. Ngoài ra, thị trường tín dụng Carbon cũng có giới hạn. Thế giới đòi hỏi phải áp dụng công nghệ cao để giảm phát thải trực tiếp, trong khi tín chỉ Carbon từ rừng là bề rộng.

Tham luận tiếp theo, xin mời TS. Nguyễn Sĩ Dũng - Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Đào tạo, Tư vấn và phát triển kinh tế (IDE), Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội trình bày tham luận với chủ đề: Ứng dụng AI trong chuyển đổi xanh - kinh tế tuần hoàn của doanh nghiệp.

9h15: TS. Nguyễn Sĩ Dũng - Chủ tịch Hội đồng  Khoa học Viện Đào tạo, Tư vấn và phát triển kinh tế (IDE), Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội trình bày tham luận: Ứng dụng AI trong chuyển đổi xanh - kinh tế tuần hoàn của doanh nghiệp.

Tôi rất vinh dự được góp mặt trong một Tọa đàm và trình bày về nội dung quan trọng này.

Chúng ta đang ở thời đại chuyển đổi khủng khiếp. Trước đây, Cách mạng Công nghiệp đã thay đổi thế giới, làm xuất hiện hàng loạt xu thế, phản ứng của loài người đối với Cách mạng Công nghiệp là xuất hiện chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa phát xít… Và hệ lụy của Cách mạng Công nghiệp là sinh mạng của hàng trăm triệu người.

Tọa đàm Xu hướng bứt phá trong chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn của doanh nghiệp Việt - ảnh 20

Đứng trước cuộc cách mạng mới, là Cách mạng Trí tuệ nhân tạo. Trí tuệ nhân tạo làm thay đổi tất cả, tác động ngoài sức ảnh hưởng. AI nhiều dự đoán đến 2029 sẽ có ACI - Trí tuệ nhân tạo phổ quát, sau ACI, là thời điểm đột biến khi trí tuệ nhân tạo vượt quá trí tuệ loài người, sẽ xuất hiện siêu trí tuệ nhân tạo.

Phản ứng của xã hội loài người với trí tuệ nhân tạo như thế nào? Chưa có trả lời nhưng chúng ta biết trước chắc chắn rằng dân tộc nào nắm bắt được trí tuệ nhân tạo sẽ làm chủ tương lai, làm chủ thế giới này.

Sự vươn lên khủng khiếp của Trung Quốc, tầm nhìn của lãnh đạo Trung Quốc rất rõ ràng. Trí tuệ nhân tạo có các trung tâm là Mỹ và Trung Quốc và các tập đoàn công nghệ trí tuệ nhân tạo. Đó là 3 trung tâm trí tuệ nhân tạo lớn của thế giới.

Với Việt Nam, phải làm việc với trí tuệ nhân tạo, đó là bắt buộc. Phải có 1 chiến lược để làm việc với trí tuệ nhân tạo.

Sử dụng trí tuệ nhân tạo là việc phải làm, làm ở nhiều lĩnh vực. Áp dụng trí tuệ nhân tạo với chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn…

Với chuyển đổi xanh là năng lượng. Năng lượng có năng lượng sạch và năng lượng hóa thạch. Trí tuệ nhân tạo tối ưu hóa năng lượng, quản lý năng lượng trong tòa nhà, nhà máy… Hình thành hệ thống lưới điện thông minh. Rất quan trọng vì những lúc có thể sử dụng năng lượng mặt trời thì sử dụng năng lượng mặt trời, lúc nào sử dụng được năng lượng gió thì sử dụng năng lượng gió thay vì sử dụng năng lượng hóa thạch.

Trí tuệ nhân tạo giúp chúng ta sử dụng tối đa loại năng lượng nào vào thời điểm nào.

Trí tuệ nhân tạo giúp giám sát, bảo vệ môi trường, dự đoán ô nhiễm với các tín hiệu, đưa ra dự đoán chính xác. Trí tuệ nhân tạo phân tích dữ liệu của môi trường tự nhiên, phát hiện nguy cơ.

Trí tuệ nhân tạo sẽ dự báo tốt mà con người không phát hiện ra. Trí tuệ nhân tạo giúp nền nông nghiệp chính xác, tối ưu hóa sử dụng nước, gia tăng năng suất, sử dụng phân nào, dung lượng bao nhiêu, thời điểm nào, AI sẽ giúp xác định chính xác tới từng milimet.

Trí tuệ nhân tạo dự báo thời tiết, khí hậu để ngành nông nghiệp có thể phản ứng đúng.

Kinh tế tuần hoàn áp dụng trí tuệ nhân tạo như thế nào? Quản lý chất thải và tái chế, sử dụng và phân loại chất thải thông minh, chất thải nào có thể tái chế, chất thải nào làm phân. AI giúp chúng ta dễ dàng tối ưu hóa quy trình tái chế từ thu gom đến phân loại, xử lý, giảm chi phí tối đa…

Trí tuệ nhân tạo có thể thiết kế sản phẩm bền vững, phân tích vòng đời của sản phẩm, xác định các giai đoạn gây ra tác động tới môi trường, thiết kế quy trình sản xuất.

Phát triển con đường mới, vật liệu thân thiện môi trường, phân hủy sinh học. Các chuỗi cung ứng tuần hoàn, tối ưu hóa các chuỗi cung ứng tuần hoàn từ nguyên liệu thô, tối đa hóa sử dụng…

Trí tuệ nhân tạo có thể hỗ trợ các nền tảng kinh tế chia sẻ, giúp tối ưu hóa và giảm thiểu các nhu cầu, áp dụng trí tuệ nhân tạo cần sự nhận thức từ quản lý nhà nước, từ ngành điện, doanh nghiệp.

Tọa đàm Xu hướng bứt phá trong chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn của doanh nghiệp Việt - ảnh 21

Ngay từ bây giờ, trong bất cứ một doanh nghiệp nào đều phải áp dụng trí tuệ nhân tạo, có những thứ hoàn toàn miễn phí trên Internet, có những thứ thì phải phát triển hoặc ứng dụng nào đó. Do đó cần nhận thức và đầu tư phát triển trí tuệ nhân tạo. 

Ở tầm quốc gia, chúng ta cần có chiến lược áp dụng trí tuệ nhân tạo, mỗi chúng ta trong các cuộc cách mạng đã phải hy sinh nhiều thứ để có được như ngày hôm nay. Đến bây giờ, chúng ta có lỡ tàu trong cuộc cách mạng hiện nay hay không? Trong bất cứ trường hợp nào, chúng phải hiểu được sự cần thiết, tiếp cận nhanh và áp dụng trí tuệ nhân tạo, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế xanh, chuyển dổi xanh là những điều hết sức quan trọng. Tôi nghĩ rằng chi phí phát triển là không quá đắt.

9h30: TS. Nguyễn Minh Phong điều phối

Có thể nói rằng tham luận của TS. Nguyễn Sĩ Dũng đã truyền tải những thông điệp đặc biệt quan trọng về AI.

Chúng ta có thể thấy, AI là 1 trong những cơ hội để Việt Nam chớp lấy để phát triển trong thời gian tới. Tuy nhiên, AI phụ thuộc vào năng lực thiết kế, khả năng làm chủ công nghệ của con người để phát triển thị trường mở rộng đối tác…

Hiện nay Việt Nam mới chỉ bắt đầu trong xu hướng này. AI ngày càng phát triển, luôn đi trước.

Tọa đàm Xu hướng bứt phá trong chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn của doanh nghiệp Việt - ảnh 22

Để kết thúc phần 1 toạ đàm, xin mời tham luận thứ 3 của ông Hoàng Tuấn Anh - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Shinec với chủ đề: Phát triển khu công nghiệp sinh thái: Thực trạng và khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam.

9h35: Ông Hoàng Tuấn Anh - Tổng Giám đốc Công ty Cổ Shinec trình bày tham luận Phát triển Khu công nghiệp sinh thái: Thực trạng và khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam

Các lợi ích chính cho các Khu công nghiệp (KCN) sinh thái là rất lớn, bao gồm: Giảm tác động môi trường của khu công nghiệp; thúc đẩy tăng hiệu quả; tạo điều kiện cho sự gắn kết cộng đồng; cung cấp khả năng tiếp cận tốt hơn với tài chính và hỗ trợ kỹ thuật; và nâng cao khả năng cạnh tranh kinh doanh. Các động lực như tiếp cận tài chính, hỗ trợ kỹ thuật và chính sách, lợi ích kinh tế và cộng đồng thường được ghi nhận bởi hầu hết các trường hợp được phân tích trong nghiên cứu so sánh do UNIDO (2016) thực hiện.

Tọa đàm Xu hướng bứt phá trong chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn của doanh nghiệp Việt - ảnh 23

Đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và quản trị tuy không trực tiếp giúp gia tăng định giá của doanh nghiệp, nhưng nếu không tuân thủ, doanh nghiệp sẽ phải chấp nhận rời khỏi thị trường.

Đặc biệt với các doanh nghiệp tập trung vào xuất khẩu, để có vị trí nhất định trong chuỗi cung ứng, các tiêu chuẩn bền vững cũng là yếu tố bắt buộc phải thực hiện.

Liệtcụ thể hơn, từ góc độ cạnh tranh công nghiệp, các lợi ích chính cho KCN sinh thái mà các nhà đầu tư thứ cấp trong KCN đó đều được hưởng lợi, gồm:
- Cung cấp một môi trường kinh doanh được cải thiện và năng động;
- Giảm thiểu chi phí vận hành và cải thiện hiệu quả và năng suất quy trình;
- Tăng nhu cầu để cải thiện hiệu quả và tăng trưởng;
- Giảm thiểu rủi ro tiếp xúc với sự khan hiếm tài nguyên thiên nhiên;
- Cung cấp sự đảm bảo cho các bên liên quan về các mối quan tâm về môi trường và xã hội liên quan đến người tiêu dùng, cộng đồng địa phương, chính phủ và các nhà đầu tư;
- Sử dụng lợi thế trách nhiệm xã hội của công ty;
- Cung cấp quyền truy cập vào cơ sở hạ tầng chất lượng cao và đại diện tập thể cho lợi ích kinh doanh.

Ngoài ra, KCN sinh thái mang lại nhiều lợi ích về môi trường như: Xanh hóa chuỗi cung ứng và giảm bớt các hạn chế về tài nguyên; Đảm bảo cơ sở hạ tầng có khả năng phục hồi với chi phí tài nguyên cao hơn và thích ứng với các rủi ro biến đổi khí hậu; Đáp ứng các mối quan tâm về môi trường và xã hội từ người tiêu dùng….

Tuy nhiên, hiện nay trong số các KCN đã được thành lập, có 298 KCN đã đi vào hoạt động và 120 KCN đang trong quá trình xây dựng. Tuy nhiên, trong số 298 khu công nghiệp đang hoạt động, chỉ có khoảng từ 1-2% trong số đó đang thực hiện các bước để chuyển đổi, trở thành các Khu công nghiệp sinh thái.

Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 35/2022 quy định về quản lý Khu công nghiệp, Khu kinh tế để tạo hành lang pháp lý cho việc xây dựng mới các KCN sinh thái, hoặc chuyển đổi từ mô hinh truyền thống sang. Tuy nhiên, khi thực hiện chuyển đổi, các đơn vị gặp không ít khó khăn.

Tuy nhiên, cho đến nay, nhiều vấn đề pháp lý về việc hình thành, phát triển KCN sinh thái, chuyển đổi các KCN hiện hữu sang KCN sinh thái chưa được hướng dẫn cụ thể.

Đơn cử, Nghị định 35/2022 quy định KCN sinh thái là KCN mà các doanh nghiệp trong đó tham gia vào hoạt động sản xuất sạch hơn. Còn theo Luật Môi trường, chỉ khi đáp ứng được các tiêu chuẩn về môi trường thì doanh nghiệp mới được tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, sạch hơn là như thế nào, phải đáp ứng những tiêu chuẩn về môi trường ra sao… thì chưa có quy định cụ thể.

Hay xây dựng KCN phải có trong quy hoạch. Trong Luật Quy hoạch, nội dung chủ yếu của phương hướng xây dựng phải xác định hệ thống đô thị, nông thôn, KKT, KCN, khu chế xuất, khu công nghệ cao…

Như vậy, trước khi cấp thẩm quyền quyết định chấp nhận chủ trương đầu tư thành lập KCN sinh thái, có phải bổ sung KCN sinh thái vào nội dung chủ yếu của phương hướng xây dựng quy hoạch vùng đã được phê duyệt hay không… Đây vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải.

Tọa đàm Xu hướng bứt phá trong chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn của doanh nghiệp Việt - ảnh 24

Về tài chính, đối với các nhà đầu tư hạ tầng KCN, chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng của 1 KCN sinh thái cao hơn ít nhất 20% so với các khu công nghiệp truyền thống. Nếu không có cơ chế riêng hoặc ưu đãi tốt hơn, doanh nghiệp sẽ vẫn phải đầu tư vào KCN truyền thống, thay vì đầu tư vào KCN sinh thái, hoặc trở thành “doanh nghiệp sinh thái”.

Mặt khác, gần 2 năm vừa qua, chúng ta chưa có danh mục phân loại xanh để căn cứ vào đó, các Bộ, Ngành, địa phương, doanh nghiệp dựa vào đó để quyết định mình đầu tư, để tăng khả năng tiếp cập nguồn tín dụng xanh trong nước và quốc tế.

Việc “xanh hoá” này, còn một rào cản nữa đó chính là quy trình thẩm định KCN sinh thái trước khi được cơ quan có thẩm quyền công nhận phải trải qua 6 Bộ ngành. Điều này rất mất thời gian, làm lỡ đi cơ hội của doanh nghiệp.

Thậm chí, đến nay, tiêu chí KCN sinh thái vẫn còn khá mơ hồ. Nghị định số 35/2022/NĐ-CP nêu khái niệm KCN sinh thái phải đảm bảo tiêu chí sạch hơn, có hoạt động hợp tác giữa các doanh nghiệp trong một KCN hoặc trong các KCN khác nhau để tối ưu hóa việc sử dụng hoặc tái sử dụng yếu tố đầu vào, đầu ra và yếu tố khác trong quá trình sản xuất, kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong một khu hoặc các KCN khác nhau.

Kỳ vọng là vậy, nhưng khó thực hiện vì mỗi doanh nghiệp và cả KCN đều phải tuân thủ quyết định báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường đối với dự án đầu tư của mình.

Trường hợp thay đổi, có thể phải xin thẩm định lại đánh giá tác động môi trường, xin cấp lại giấy phép môi trường, thanh khoản hải quan đối với nguyên liệu, phế liệu... được nhập khẩu theo loại hình gia công xuất khẩu, sản xuất xuất khẩu...

Do đó, phải quan tâm xây dựng khung khổ pháp lý riêng áp dụng cho các trường hợp thành lập mới, hoặc áp dụng cho trường hợp chuyển đổi KCN cũ, truyền thống thành KCN sinh thái. Trong đó, cần có các hỗ trợ về chính sách, công nghệ, tài chính, thông tin và cơ chế kết nối chặt chẽ giữa các bên liên quan, các ưu đãi cho KCN sinh thái.

Cũng cần sớm có luật về KCN, trong đó những quy định về KCN sinh thái cần được quy định rõ ràng thì mới thúc đẩy được doanh nghiệp đầu tư xây dựng KCN sinh thái mới, đồng thời thúc đẩy các địa phương chuyển đổi các KCN truyền thống thành KCN sinh thái.

Về phía các doanh nghiệp và các nhà đầu tư phải quan tâm nhiều hơn đến KCN sinh thái. KCN sinh thái là xu hướng tất yếu. Nhà nước có luật, có chính sách, có ưu đãi và doanh nghiệp cũng cần có trách nhiệm thực hiện và thúc đẩy.

Chính bản thân Shinec trong quá trình xây dựng KCN sinh thái Nam Cầu Kiền cũng đang gặp phải một số khó khăn như vậy. Tuy nhiên, với vai trò là một doanh nghiệp Việt, Shinec luôn tâm niệm bảo vệ môi trường tự nhiên và đồng hành cùng Chính phủ trên hành trình ứng phó biến đổi khí hậu là một trong những mục tiêu phát triển hàng đầu của chúng tôi. Shinec tự hào là chủ đầu tư của Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền - Khu công nghiệp được xây dựng theo mô hình sinh thái, ứng dụng Kinh tế tuần hoàn đầu tiên tại Việt Nam, đáp ứng các yêu cầu và tiêu chí của Nghị định số 35/2022/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ, Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 và Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Shinec đã đạt thêm 1 bước tiến xa hơn trong việc xây dựng KCN sinh thái khi đã tích hợp ESG vào đính hướng phát triển của KCN sinh thái Nam Cầu Kiền. KCN Nam Cầu Kiền được chuyển đổi từ KCN tổng hợp sang KCN sinh thái từ rất sớm. Và để KCN Nam Cầu Kiền được phát triển bền vững là KCN sinh thái, chúng tôi đã mời PwC là 1 trong 4 đơn vị kiểm toán lớn nhất thế giới lập Báo cáo ESG.

Sau báo cáo ESG này, Shinec đã thuê đơn vị tư vấn để thực hiện kiểm kê khí nhà kính, chuẩn bị cho việc tham gia vào thị trường tín chỉ Carbon.

9H50: PHẦN II: THẢO LUẬN MỞ: Thời cơ thách thức và những việc cần làm

TS. Nguyễn Minh Phong điều phối chung:

Cảm ơn ông Hoàng Tuấn Anh - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Shinec với những thông tin rất hiện thực. Có lẽ chúng ta cần nhấn mạnh, có 3 nhóm khu công nghiệp cần ưu tiên về chính sách: Sinh thái, tuần hoàn, hỗ trợ. 3 dạng khu công nghiệp này sẽ định hình tương lai cho Việt Nam thay vì 300-400 khu công nghiệp như hiện nay. Từ đó sẽ tạo ra chất lượng mới cho nền kinh tế.

Tuy nhiên, cũng cần chỉ rõ hạn chế đang vướng phải từ quy hoạch, hỗ trợ, chính sách cho doanh nghiệp. Còn có nhận thức chưa thấu đáo về quy hoạch điện 8. Cần có sự đa dạng trong các tiêu chí, tiêu chuẩn về tiêu chí khu công nghiệp sinh thái, tuần hoàn, các tiêu chí về doanh nghiệp xanh…

Tiếp theo, tọa đàm sẽ thảo luận mở với tất cả các ý kiến, sâu hơn về các khía cạnh, lát cắt về chủ đề của tọa đàm.

Xin mời PGS.TS. Đặng Văn Thanh - Chủ tịch Hội đồng Quản lý Viện Đào tạo, Tư vấn và phát triển kinh tế (IDE), Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế - Ngân sách Quốc hội với một số câu hỏi dành cho ông như sau:

- Theo ông, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn tương đồng và phân biệt về mục tiêu như thế nào?

- Hiện nay cơ sở pháp lý của Việt Nam về vấn đề này đến đâu?

- Cần làm gì về mặt pháp lý để tiếp cận với các tiêu chuẩn quốc tế?

9h55:  PGS.TS. Đặng Văn Thanh - Chủ tịch Hội đồng Quản lý Viện Đào tạo, Tư vấn và phát triển kinh tế (IDE), Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế - Ngân sách Quốc hội chia sẻ:

Kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn hay nói cách khác là xu hướng doanh nghiệp xanh, trách nhiệm và cách thức doanh nghiệp tham gia vào phương thức này. Kinh tế xanh và doanh nghiệp xanh là xu hướng, là đòi hỏi và đồng thời cũng là cam kết của Chính phủ Việt Nam.

Tọa đàm Xu hướng bứt phá trong chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn của doanh nghiệp Việt - ảnh 25

Kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế phục vụ đa ngành, nằm trong cả công nghiệp, nông nghiệp... Kinh tế xanh, doanh nghiệp xanh là xu thế chung và điều bắt buộc trong nền kinh tế hội nhập. 

Vấn đề tiếp theo là làm sao các doanh nghiệp thu hồi và xử lý được việc giảm phát thải khi nền kinh tế vẫn luôn có phát thải? Bây giờ phải làm sao để thu hồi, nền kinh tế tuần hoàn không chỉ giải quyết vấn đề về Carbon mà còn liên quan đến năng lượng nước, không khí... 

Riêng Carbon là vấn đề rất lớn, đây là vấn đề của các doanh nghiệp nhưng chưa được đề cập sâu. Hiện nay, chúng ta chưa hình thành thị trường, còn là thị trường tự nguyện, tiến tới tạo lập thị trường thực sự, thị trường mua bán, thị trường mang tính bắt buộc khi các doanh nghiệp tham gia thị trường. 

Đối với doanh nghiệp thì cần nhận thức đầy đủ về quyền, trách nhiệm của mình. 

Chúng ta hiện nay có khoảng 300 công nghiệp, tuy nhiên chỉ lác đác có một số doanh nghiệp tham gia. Do đó, cần phải tuyên truyền hơn nữa, đồng thời các doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị. 

Riêng đối với Nhà nước, cái thứ nhất là chính sách luật chưa đề cập đến, nên khi bắt đầu đi vào nền kinh tế xanh thì cần có những quy định, chính sách rõ ràng. Hiện nay, chưa ai tính đến kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn có cần bộ luật riêng hay không. 

Vấn đề về quy hoạch, hiện nay đã có khung quy hoạch 2030, thậm chí đến năm 2045 được quy định rất rõ ràng, xây dựng 6 vùng kinh tế trọng điểm, từ đó xây dựng quy hoạch ngành, quy hoạch địa phương. Tuy nhiên, tôi cảm thấy không yên tâm lắm, những quy hoạch mới chỉ vẽ cho đẹp. Cái khó nhất là từ quy hoạch này đi đến các chi tiết cụ thể. Từ thực tế các nhà quản lý kinh tế nên có ý kiến sâu hơn.

Chúng ta tốn hàng triệu đô la thuê nước ngoài vào, nhưng thực tế họ còn chưa hiểu hết về vùng miền nước ta. Do đó, cần có thêm các chính sách về nguồn vốn, hỗ trợ liên quan đến thuế, phí; có quỹ như Quỹ Môi trường quốc gia.

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh những thành tựu Cách mạng công nghệ 4.0, AI vì nó có tác động trực tiếp, thay đổi cách thức, phương thức quản lý và tăng hiệu suất cho các doanh nghiệp.

10h06: TS. Nguyễn Sĩ Dũng phát biểu:

Xu thế của thế giới hiện nay là chuyển đổi xanh, doanh nghiệp Việt cần đi theo xu hướng, phải mua tín chỉ Carbon, theo hướng phát triển xanh, thân thiện với môi trường là điều cần thiết. Có vậy mới cạnh tranh, bắt nhịp kịp với thế giới. Nếu không có chứng chỉ tuần hoàn xanh, sạch, bảo vệ môi trường sẽ khó có cơ hội tiếp cận với thị trường, đánh mất người tiêu dùng.

Tọa đàm Xu hướng bứt phá trong chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn của doanh nghiệp Việt - ảnh 26

Chuyển đổi xanh không chỉ là thực hiện cam kết với thế giới mà còn là vì tương lai cho nền kinh tế đất nước, cho sự phát triển của chính chúng ta. Vì vậy, một cuộc thảo luận như thế này rất có ý nghĩa. Và có ý nghĩa hơn khi đây là cơ hội để nêu lên những thực tế trong thị trường tín chỉ Carbon hiện nay, nêu lên những vướng mắc của các doanh nghiệp. Chúng ta thấy, doanh nghiệp thấy và chắc chắn các nhà hoạch định chính sách cũng sẽ thấy những vấn đề và tìm ra những giải pháp khắc phục.

Đây cũng là dịp để sức mạnh truyền thông nói lên tiếng nói cho người dân, doanh nghiệp tới việc thúc đẩy chuyển đổi xanh. Đó là ý nghĩa mà Toạ đàm mang lại cho chúng ta ngày hôm nay.

Vấn đề áp dụng trí tuệ nhân tạo, ứng dụng công nghệ sẽ là cánh tay phải hỗ trợ đắc lực trong chuyện chuyển đổi xanh. Với trí tuệ nhân tạo, sẽ chỉ cho chúng ta đang vướng mắc chỗ nào, hỗ trợ chúng ta trong việc khai thác nguồn cơ sở dữ liệu. Áp dụng công nghệ là điều không còn mới nhưng luôn cần thiết, quan trọng hướng tới hành trình chuyển đổi xanh, phát triển bền vững kinh tế, thân thiện môi trường.

10h15: Ông Nguyễn Quốc Hải - Viện trưởng Viện Đào tạo, Tư vấn và Phát triển kinh tế (IDE) chia sẻ:

Kính thưa quý vị, như chủ đề của tọa đàm, ở đây chúng ta có những chuyên gia đầu ngành, những người trăn trở về kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Là những người đã có những nghiên cứu, nhiều ý kiến, trăn trở… cho kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.

Tọa đàm Xu hướng bứt phá trong chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn của doanh nghiệp Việt - ảnh 27

Bộ Chính trị đã có Nghị quyết về kinh tế tuần hoàn, Chính phủ có nhiều văn bản nhưng cần có thêm những biện pháp căn cơ, cụ thể trong bức tranh chuyển đổi xanh. Về thị trường tín chỉ Carbon thì Bộ Nông nghiệp và nhiều bên cũng đã triển khai nhiều nhưng chưa có những văn bản cụ thể, chi tiết.

Quý vị đi nhiều có thể thấy doanh nghiệp Việt đã nhận thức được chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn nhưng họ chưa dám làm bởi vẫn còn một số vướng mắc mặc dù tốt. Điển hình là Khu công nghiệp sinh thái Nam Cầu Kiền, doanh nghiệp đã làm rầm rộ, mời các chuyên gia từ trong nước tới nước ngoài nhưng chưa thống nhất được để làm, vẫn phải để đấy.

Chúng ta có 8 khu công nghiệp tạm gọi là khu kinh tế xanh, khu công nghiệp sinh thái nhưng sinh ra rồi mới tiến hành, như vậy là bị ngược. Các doanh nghiệp tiên phong về khu công nghiệp sinh thái như Nam Cầu Kiền vẫn còn nỗi khổ chờ đợi quyết định của các cơ quan chức năng.

Theo tôi, có 3 vấn đề đặt ra:

Thứ nhất, phải có 1 quyết tâm mạnh mẽ bằng văn bản, chính sách để tạo điều kiện rõ ràng, cần có nghị định hướng dẫn chi tiết hơn cho các doanh nghiệp.

Thứ hai, tiếng nói của cộng đồng doanh nghiệp, những người thực thi.

Thứ ba, các cơ quan hữu quan liên quan đến kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn cần có cơ chế mở.

10h30: Ông Bùi Văn Doanh - Viện trưởng Viện nghiên cứu Bất động sản Việt Nam chia sẻ về xu thế chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn của các doanh nghiệp bất động sản

Chúng ta không thể phủ nhận rằng kinh tế xanh là xu hướng, điều bắt buộc của thị trường hiện nay. Nếu chúng ta chậm chân thì sẽ dễ bị bỏ lại phía sau. Việc áp dụng những xu hướng mới là sự sống còn của doanh nghiệp, như việc Châu Âu áp thuế Carbon và đặt ra yêu cầu về tín chỉ xanh, nếu chúng ta không thay đổi để cạnh tranh được với thế giới thì coi như chúng ta “tự sát”, thua trong cuộc cạnh tranh này.

Tọa đàm Xu hướng bứt phá trong chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn của doanh nghiệp Việt - ảnh 28

Vai trò truyền thông trong chuyển đổi xanh, kinh tế xanh là rất tích cực. Bởi lẽ, người dân tiếp cận được những khái niệm này đều qua truyền thông, còn nhưng văn bản chính sách pháp luật thực tế tiếp cận được rất ít. Bản thân xã hội cũng cảm thấy bứt xúc và cần phải chuyển đổi xanh trong tất cả các lĩnh vực. Do đó, cần phải phát huy sự tích cực của truyền thông trong chuyển đổi xanh, kinh tế xanh để dẫn dắt được dư luận.

Theo đánh giá của Viện chúng tôi, trong chuyển đổi xanh thì bất động sản cũng không thể đứng ngoài. Đây là lĩnh vực đi đầu trong chuyển đổi xanh vì trong giới kiến trúc đã có những công trình xanh, kiến xanh... 

Bất động sản là một trong những lĩnh vực tiên phong chuyển đổi xanh. Đến năm 2023, đã có 300 công trình chuyển đổi xanh, dù còn ít ỏi nhưng đây là tín hiệu đáng mừng.

Xu hướng tất yếu của chuyển đổi xanh trong bất động sản được thể hiện rõ nét thông qua loại hình bất động sản công nghiệp. Đến một lúc, khi các nhà máy, khu công nghiệp không đạt tiêu chuẩn xanh thì rất khó có thể xuất khẩu được hàng, bị độn chi phí…

Đối với bất động sản nhà ở, đối với thế hệ trẻ hiện nay sẽ là những công dân toàn cầu trong tương lai thì họ sẽ đặt yêu cầu tiêu chuẩn sống cao hơn, đặc biệt là những giá trị hạnh phúc đích thưc, môi trường sống xanh. Không còn là ngôi nhà sống đơn giản mà còn là nơi để hưởng thụ, trải nghiệm, làm việc...

Nếu các doanh nghiệp bất động sản không chịu chuyển hướng xanh từ ngay bây giờ thì sẽ không thể chạy nhanh được hay bắt kịp xu hướng. Một số doanh nghiệp hiện nay đã tiên phong thực hiện các dự án xanh… Những doanh nghiệp nào chậm chân sẽ dễ bị loại bỏ khỏi cuộc đua.

Quan điểm cá nhân, trong cuộc chuyển đổi xanh này, thể chế phải là bước đi đầu tiên và mở đường và là yếu tố quyết định sự thành công của chuyển đổi xanh. Chuyển đổi xanh từ trước đến nay chưa có quy định, do đó, cần có khung pháp lý điều chỉnh cụ thể.

10h40: TS. Nguyễn Minh Phong điều phối:

Cảm ơn ông Bùi Văn Doanh - Viện trưởng Viện nghiên cứu Bất động sản Việt Nam. Chúng tôi muốn lưu ý rằng, Việt Nam đã có chiến lược phát triển bền vững 2020-2050, trong đó, tăng trưởng xanh là công cụ để phát triển bền vững.

Tọa đàm Xu hướng bứt phá trong chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn của doanh nghiệp Việt - ảnh 29

Về bất động sản xanh, chúng ta chưa có khái niệm cụ thể, tuy nhiên, từng lĩnh vực trong đó đã có, như: Nhà xanh, văn phòng xanh, bất động sản xanh, đô thị xanh…

Chúng ta có thể thấy, bất động sản xanh sẽ mang lại:

- Tiết kiệm tài nguyên

- Giảm phát thải

- Thân thiện và bảo vệ quyền lợi với con người…

Sau đây, tôi xin mời Luật sư Vũ Quốc Bình - Phó Chủ tịch Quỹ hỗ trợ Hộ gia đình thu nhập thấp phát triển kinh tế chia sẻ nhận định của mình về xu thế chung này.

10h50: Luật sư Vũ Quốc Bình - Phó Chủ tịch Quỹ hỗ trợ Hộ gia đình thu nhập thấp phát triển kinh tế chia sẻ:

Kính thưa các quý vị, qua buổi tọa đàm hôm nay, chúng ta nhận thấy rằng chúng ta không thể đi ngược lại quy luật của thế giới, chúng ta đi theo chứ chưa làm mới hơn.

Qua ý kiến của chuyên gia, của doanh nghiệp phát triển khu công nghiệp, thì luật hiện có nhiều quy định chồng chéo nhau. Nếu sửa từng luật 1 sẽ rất khó, vậy nên đề xuất luật đặc thù cho khu công nghiệp xanh. Về pháp lý, theo tôi nên đề xuất có 1 nghiên cứu cụ thể, ứng dụng trong từng mảng một.

Tọa đàm Xu hướng bứt phá trong chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn của doanh nghiệp Việt - ảnh 30

Chứng chỉ xanh, chứng chỉ Carbon là riêng cho từng dự án, từng rừng khác nhau, nếu chỉ quy định ở luật chung chung sẽ vướng vì không phủ được từng trường hợp cụ thể.

Các đơn vị xanh để làm gì? Là để tham gia vào tài chính xanh, thị trường xanh, hưởng giá hợp lý nếu không giá đội lên sẽ không thể cạnh tranh được.

Cần xác định tiêu chí xanh theo tiêu chí quốc tế, may đo theo Việt Nam để tồn tại. Nhưng cần có thước đo, hệ tiêu chí.

Vừa rồi khi tôi đi công tác tại Philippines, ở đó, họ đưa ra platform để các đơn vị tham gia đánh giá, người có kinh nghiệm hướng dẫn. Họ đã có rồi, chúng ta dựa vào đó để sử dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ cần ứng dụng EGS.

Đó là chỉ tiêu đánh giá chung về xã hội, cần có nền tảng để doanh nghiệp hiểu để có sản phẩm xanh thì cần những gì. Ngoài hệ thống pháp lý còn cần hệ thống đánh giá… bởi vì trong EGS có cả môi trường và xã hội, bên cạnh kỹ thuật.

Về chuyển đổi số, thực ra chuyển đổi số là công cụ để thực hiện. Công cụ của chuyển đổi số là dữ liệu, nếu không có dữ liệu tốt thì không thể làm đc AI, không thể chuyển đổi số.

Việt Nam thời gian gần đây đã ứng dụng chuyển đổi số khá tốt. Ngay cả bà bán trà đá cũng đã áp dụng chuyển khoản từ 5.000 đồng. Tuy nhiên, chúng ta chưa chuyển đổi số tốt, vì chuyển đổi số cần có sự kết nối với nhau thành một hệ thống. Khi nào kết nối được, đưa ra kết quả chính xác thì mới đạt được chuyển đổi số.

11h00: TS. Nguyễn Minh Phong điều phối:

Cảm ơn những chia sẻ tâm huyết của Luật sư Vũ Quốc Bình. Sau đây, tôi xin mời ông Bùi Văn Khương - Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Kinh doanh và Phát triển nói về vai trò của truyền thông trong chuyển đổi xanh.

11h05: Bùi Văn Khương - Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Kinh doanh và Phát triển nhấn mạnh:

Tôi xin nhấn mạnh vai trò của truyền thông trong chuyển đổi xanh với 3 nội dung chính sau đây:

Tọa đàm Xu hướng bứt phá trong chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn của doanh nghiệp Việt - ảnh 31

Thứ nhất, truyền thông chủ động: Về kế hoạch triển khai của các cơ quan quản lý Nhà nước đến với doanh nghiệp, người dân thực thi, cần phải có kế hoạch lớn, tổng thể.

Thứ hai, nâng cao, đa dạng hóa phương tiện truyền thông. Cần lưu ý truyền thông trên nền tảng số, đa nền tảng. Cần sự đầu tư mạnh mẽ, chỉn chu.

Thứ ba, sự gắn kết giữa các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và người dân, cần phải có sự phối hợp gắn kết chặt chẽ.

11h10: PGS.TS. Đặng Văn Thanh - Chủ tịch Hội đồng Quản lý Viện Đào tạo, Tư vấn và phát triển kinh tế (IDE), Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế - Ngân sách Quốc hội phát biểu bế mạc Toạ đàm:

Kính thưa Quý vị,

Viện Đào tạo, Tư vấn và Phát triển Kinh tế (IDE) và Tạp chí điện tử Kinh doanh và Phát triển đã tổ chức thành công Tọa đàm Xu hướng bứt phá trong chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn của doanh nghiệp Việt.

Tọa đàm Xu hướng bứt phá trong chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn của doanh nghiệp Việt - ảnh 32

Buổi hội thảo hôm nay đã nêu lên những đánh giá, nhìn nhận một cách khái quát nhất về sự phát triển và thay đổi của khoa học - công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong xu hướng chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn của các doanh nghiệp.

Tọa đàm Xu hướng bứt phá trong chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn của doanh nghiệp Việt - ảnh 33

Bên cạnh đó, những lợi thế, thách thức, rào cản… trong quá trình bứt phá, chuyển đổi xanh, phát kinh tế tuần hoàn của doanh nghiệp Việt nói chung, trong một số ngành nghề, lĩnh vực tiêu biểu nói riêng cũng được đề cập. Doanh nghiệp Việt cần chuẩn bị những gì để thích ứng cũng như để bứt phá trong quá trình chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn, đáp ứng những yêu cầu của xã hội.

Tọa đàm Xu hướng bứt phá trong chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn của doanh nghiệp Việt - ảnh 34

Chúng tôi xin ghi nhận các ý kiến và rất mong sẽ tiếp tục nhận được những đóng góp, sự hỗ trợ và đồng hành của các chuyên gia, nhà khoa học.

Kính chúc Quý vị nhiều sức khoẻ, hạnh phúc và thành công!

Chúc mừng Toạ đàm đã thành công tốt đẹp!

Xin trân trọng cảm ơn!

Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

eMagazine
kinhdoanhvaphattrien.vn | 01/07/2024