ISSN-2815-5823

Triển vọng ngành ngân hàng nhìn từ Techcombank

(KDPT) – Theo kết quả cuộc điều tra xu hướng kinh doanh mới nhất do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Dự báo, thống kê) tiến hành vào tháng 3/2018, mức độ lành mạnh của các nhóm khách hàng được được đánh giá tích cực, cầu về sử dụng dịch vụ tài chính – ngân hàng gia tăng, đặc biệt là nhu cầu vay vốn, thanh khoản của hệ thống ngân hàng duy trì ở trạng thái tốt, mặt bằng lãi suất ổn định, huy động vốn và tín dụng được kỳ vọng tăng nhanh hơn trong quý II/2018.

Tổng quan tươi sáng

Đánh giá tổng thể trong cả năm 2018, hầu hết các tổ chức tín dụng (TCTD) thống nhất nhận định và kỳ vọng 2 nhân tố khách quan “Cầu của nền kinh tế đối với sản phẩm dịch vụ của TCTD” và “Điều kiện kinh doanh và tài chính của khách hàng” đã và sẽ tiếp tục được cải thiện mạnh mẽ so với năm 2017.

Ông Barry Weisblatt, Giám đốc Phân tích đầu tư, Công ty Chứng khoán Bản Việt cho rằng, tăng trưởng tín dụng năm 2017 là khá ổn định, đạt 18% và điểm đáng chú ý là mức tăng trưởng này không tập trung vào 2 tuần cuối cùng của năm để đạt mục tiêu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) mà duy trì tăng trưởng ổn định trong cả năm 2017.

Ông Barry Weisblatt, Giám đốc Phân tích đầu tư, Công ty Chứng khoán Bản Việt.

Ngoài ra, chúng tôi đang nhận thấy sự chuyển hướng tập trung sang cho vay bán lẻ, mang lại một số tác động tích cực. Đầu tiên, lợi suất cao hơn từ các tài sản bán lẻ giúp giữ tỷ lệ lãi cận biên (NIM) của các ngân hàng chúng tôi theo dõi ổn định đạt 2,9% dù chi phí huy động gia tăng.

Thứ hai, thu nhập ngoài lãi (NOII) có mức đóng góp đáng kể hơn trong lợi nhuận các ngân hàng. NOII tăng từ 12% tổng thu nhập từ hợp đồng kinh doanh (TOI) lên 18% trong 2 năm qua trong danh mục các ngân hàng chúng tôi theo dõi, nhờ vào mức tăng 3 chữ số của khoản mục này tại số các ngân hàng.

Phần lớn diễn biến này đến từ việc triển khai các sản phẩm mới, như bancasurrance (ngân hàng kế hợp bảo hiểm). Cung cấp dịch vụ Ngân hàng giao dịch cho các khách hàng bán buôn (DN lớn) và SME (DN vừa và nhỏ) cũng là yếu tố dẫn dắt tăng trưởng chính.

Tỷ lệ vốn hóa hiện vẫn khá thấp trong một số trường hợp và việc áp dụng Basel II vào năm 2020 sẽ là thách thức cho một số ngân hàng, nhưng quá trình xử lý nợ xấu hiện đang có tiển triển tốt, đặc biệt là tại các Ngân hàng TMCP quốc doanh và chúng tôi nhận thấy các ngân hàng đang gần hoàn thành xử lý xóa nợ VAMC.

Theo ông, Ông Phạm Huyền Anh – Phó Chánh Thanh tra Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng (NHNN), trong khi khách hàng phản ứng với mức phí tăng cao, báo cáo tài chính của nhiều ngân hàng thương mại trong năm 2017 và quý I/2018 cho thấy doanh thu, lợi nhuận từ phí dịch vụ ngày càng lớn. Việc cải thiện thu nhập ngoài lãi cho vay, tín dụng đang được nhiều ngân hàng lựa chọn.

“Dưới con mắt của các nhà đầu tư, ngân hàng Việt Nam hiện là một trong những điểm đến khả dĩ nhất Châu Á hiện tại.” – trích Bloomberg View tháng 9/2017.

Điểm nhấn Techcombank

Dự báo mảng kinh doanh cho vay mua nhà của Techcombank sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm 2018.

Thế mạnh lớn nhất của Techcombank (TCB) là mảng cho vay mua nhà. Các khoản vay mua nhà chiếm 69% danh mục cho vay bán lẻ của TCB so với mức 35% của trung bình nhóm ngân hàng TMCP tư nhân, TCB đã tăng thêm 8.000 tỷ đồng (350 triệu USD) dư nợ cho vay mua nhà trong năm 2017 và chiếm 16% thị phần.

Dự báo mảng kinh doanh cho vay mua nhà của TCB sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm 2018.

Dĩ nhiên, Việt Nam đang trải qua giai đoạn tăng trưởng tốt của thị trường bất động sản trong hơn 5 năm qua và diễn biến này sẽ vẫn tiếp tục, đặc biệt là trong phân khúc khách hàng “cao cấp phổ thông” ít nhất là một vài năm tới.

Một lĩnh vực chủ chốt khác của TCB là mảng kinh doanh bancasurrance (hợp tác bảo hiểm). Trong năm 2017, TCB đã ký hợp 15 năm với Manulife. Hợp đồng này là tương tự các ngân hàng khác, như Dai-ichi Life và Sacombank cũng như AIA và VPBank.

Thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam có tỷ lệ thâm nhập còn khá thấp. Theo Frost & Sullivan, trong năm 2016, phí bảo hiểm nhân thọ chỉ chiếm 1% GDP của Việt Nam, so với mức lần lượt 3,2% và 3,7% tại Malaysia và Thái Lan.

Với diễn biến này, dự báo thu nhập phí thuần của TCB từ bancasurrance sẽ tăng với CAGR 70% trong giai đoạn 2017-2020 (kể khả khi không tính phí trả trước liên quan đến thỏa thuận bancassurance độc quyền với Manulife) và gia tăng tỷ lệ đóng góp đáng kể cho tổng thu nhập phí.

Ngoài ra, TCB cũng có một vài mảng kinh doanh đáng chú ý khác. Bộ phận ngân hàng giao dịch của TCB đóng góp 33% thu nhập phí thuần (không tính khoản mục bất thường) với sự tập trung vào tăng trưởng mảng SME.

Gần đây, ngày 5/4/2018, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor’s (S&P) cũng đã nâng mức xếp hạng vốn và thu nhập của Techcombank lên mức “trung bình”, đây là mức cao nhất trong số các ngân hàng Việt Nam được S&P đánh giá. Đồng thời, S&P duy trì xếp hạng tín nhiệm của ngân hàng ở mức “BB-/B”, với triển vọng “ổn định.”

Tuy nhiên, trên bình diện chung, thị trường bất động sản thường mang tính chu kỳ. Một giai đoạn đi xuống của thị trường bất động sản có thể ảnh hưởng đến nhu cầu vay mua nhà và làm giảm giá trị tài sản đảm bảo đối với các khoản vay hiện hữu. Nhưng rủi ro này có thể được kiểm soát.

Bên cạnh đó, các ngân hàng sẽ cần cẩn trọng để điều chỉnh chính sách cấp tín dụng để phản ánh sự thay đổi hành vị của nhóm khách hàng mới.

Nhiều ngân hàng trong nước đang đối mặt với các trở ngại đáng kể về tỷ lệ NIM hiện tại do chi phí huy động giá tăng. TCB ghi nhận cơ cấu chi phí vốn thuận lợi do gia tăng tỷ lệ CASA (tiền gửi không kỳ hạn) từ 20,6% lên 24,1% trong 3 năm qua.

Hoàng Hoa



Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

eMagazine