TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã và đang diễn ra Lễ hội đường phố trong khuôn khổ Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8-2023. Tham dự Lễ khai mạc Lễ hội có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cùng lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và các tỉnh, thành phố trong và ngoài nước.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu tại lễ khai mạc

Lễ hội đường phố có sự tham gia của hàng vạn người gồm: các đoàn đoàn nghệ nhân, nông dân; đoàn nghệ thuật các nước; các hoa hậu - người đẹp nổi tiếng; đoàn người mẫu; đoàn ca sĩ, nhóm ca và MC; đoàn diễn viên múa chuyên nghiệp; đoàn nghệ sĩ đường phố; các nhóm (Hip hop, YoYo, Partin, Xe cân bằng, Cheerleading...); đoàn sinh viên - học sinh; đoàn nhạc kèn thiếu nhi, đoàn nhân viên Tập đoàn Trung Nguyên…

Theo Ban tổ chức, Lễ hội đường phố là một trong 18 hoạt động chính của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8. Lễ hội đường phố được tổ chức với mong muốn mang đến những nét đẹp, đặc trưng về văn hóa của vùng đất, con người Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng; về một Đắk Lắk văn minh, thân thiện và mến khách, nhằm tôn vinh giá trị hạt cà phê, người trồng, chế biến, kinh doanh cà phê.

Với chủ đề "Buôn Ma Thuột - Nơi hội tụ 3 nền văn minh cà phê thế giới" - Lễ hội đường phố không chỉ mang đến cho người dân, du khách những trải nghiệm thú vị, thưởng thức chương trình nghệ thuật đặc sắc mà còn là cơ hội để kết nối, quảng bá du lịch đến với bạn bè trong nước và quốc tế, phát huy giá trị văn hóa - kinh tế về cà phê, nâng tầm thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột trên toàn cầu, cũng như khẳng định vị thế của thành phố Buôn Ma Thuột - điểm đến của cà phê thế giới.

Tối 10-3, tại TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức khai mạc Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8-2023.

ông Phạm Ngọc Nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, cho biết với diện tích hơn 200.000 ha, sản lượng trên 500.000 tấn/năm, Đắk Lắk được mệnh danh là thủ phủ cà phê của Việt Nam. Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột

Mặc dù hơn 20 giờ mới diễn ra lễ khai mạc nhưng từ chiều tối, hàng vạn người dân và du khách đã tới chật cứng Quảng trường 10-3 TP Buôn Ma Thuột - nơi diễn ra lễ khai mạc. Lễ khai mạc Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 thực sự là "bữa tiệc" âm thanh, ánh sáng với nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc của các nghệ nhân, dẫn viên và ca sĩ nổi tiếng. Kết hợp với những màn bắn pháo hoa rực rỡ đã làm cho đêm khai mạc rực rỡ sắc màu.

Phát biểu khai mạc, ông Phạm Ngọc Nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, cho biết với diện tích hơn 200.000 ha, sản lượng trên 500.000 tấn/năm, Đắk Lắk được mệnh danh là thủ phủ cà phê của Việt Nam. Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột là ngày hội vinh danh ngành cà phê Việt Nam, là nơi để hội tụ và tôn vinh những người trồng, sản xuất, chế biến, kinh doanh cà phê của cả nước nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng.

Lễ hội được tổ chức lần này, bên cạnh các hoạt động quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại còn diễn ra hội nghị kết nối giao thương quốc tế và nhiều hoạt động văn hóa, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật hấp dẫn, đặc sắc của vùng Tây Nguyên. Đặc biệt là sự tiếp nối thành công, chú trọng phát triển cà phê chất lượng cao, cà phê đặc sản Việt Nam, với quyết tâm đưa Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk trở thành "điểm đến của cà phê thế giới"….

Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang cho biết năm 2022, xuất khẩu cà phê Việt Nam đứng thứ 2 thế giới với gần 1,8 triệu tấn, giá trị xuất khẩu đạt khoảng 4 tỉ USD, đóng góp hết sức quan trọng vào tổng kim ngạch xuất của ngành nông nghiệp. Trong đó, Đắk Lắk chiếm trên 30% sản lượng cà phê của cả nước. Cà phê Buôn Ma Thuột nổi tiếng đã có mặt ở hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Tưng bừng lễ hội đường phố

Mặc dù đã đạt được những thành quả hết sức khích lệ nhưng Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang cũng lưu ý ngành cà phê Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức lớn cần phải vượt qua để duy trì và phát triển trong thời gian tới. Hiện nay cà phê Việt Nam vẫn chủ yếu xuất thô, sản xuất quy mô nhỏ lẻ, chất lượng chưa đồng đều, công nghệ chế biến sâu còn hạn chế. "Để phát triển bền vững ngành cà phê, tôi đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các địa phương tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu ngành nông nghiệp, ngành cà phê. Thực hiện hiệu quả tái canh cây cà phê, sản xuất hàng hóa quy mô lớn, hiện đại, gắn với chế biến sâu và thị trường tiêu thụ. Làm tốt công tác quy hoạch, xây dựng vùng trồng, xây dựng chuỗi giá trị cà phê bền vững, gắn với phát triển văn hóa, du lịch…" - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh.

Lễ hội cà phê kéo dài đến hết ngày 14-03 với nhiều sự kiện diễn ra tại nhiều địa phương trong tỉnh Đắk Lắk: Ngoài ra, lễ hội còn nhiều hoạt động tôn vinh ngành hàng cà phê như: Hội chợ triển lãm chuyên ngành cà phê, Hội thảo phát triển cà phê đặc sản Việt Nam, Triển lãm ảnh nghệ thuật với chủ đề "Văn hóa cà phê Việt Nam" và "Lịch sử cà phê thế giới", Cuộc thi pha chế cà phê đặc sản, Hội thi chế tác các sản phẩm mỹ nghệ từ cây cà phê, Cuộc thi video clip giới thiệu về cà phê Buôn Ma Thuột. Bên cạnh đó, tỉnh Đắk Lắk còn tổ chức các tour du lịch trải nghiệm và khám phá sản phẩm du lịch mới, biểu diễn vở ca kịch "Khát vọng Đam San" phục vụ du khách. Ngày hội cà phê miễn phí.

So với Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 năm 2019, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 có thêm hoạt động mới, khác biệt như: Lễ hội ánh sáng, Cuộc thi video clip giới thiệu về cà phê Buôn Ma Thuột và biểu diễn vở ca kịch "Khát vọng Đam San". Lần này, Ban tổ chức không sử dụng voi tham gia Lễ hội đường phố và diễu hành, thay vào đó là mời các đoàn nghệ thuật quốc tế tham dự, diễu hành để phù hợp với chủ đề Lễ hội đường phố "Buôn Ma Thuột - Nơi hội tụ ba nền văn minh cà phê thế giới".

Lễ hội cà phê chính thức được diễn ra

Việc tổ chức Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023 nhằm tiếp tục quảng bá thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột; phát triển cà phê Việt Nam; từng bước đưa Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới; góp phần nâng tầm giá trị và khẳng định vị thế của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới, tôn vinh người trồng, chế biến và kinh doanh cà phê.

Lễ hội cũng là dịp để tỉnh Đắk Lắk nói chung và Buôn Ma Thuột nói riêng giới thiệu hình ảnh, tiềm năng, thế mạnh di lịch của địa phương, xúc tiến, thu hút đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh, chế biến cà phê và các sản phẩm nông nghiệp khác của địa phương. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cà phê hiện là mặt hàng nông sản xuất khẩu thứ 2 của Việt Nam, sau lúa gạo. Năm 2022, Việt Nam xuất khẩu 1,68 triệu tấn cà phê, đạt kim ngạch khoảng 3,9 tỷ USD.