Vị trí và kết nối vùng tạo tiền đề thúc đẩy bất động sản khu Tây TP.HCM

Nằm giáp ranh TP.HCM với hệ thống hạ tầng ngày càng hoàn thiện, thu hút FDI bùng nổ, mật độ dân số cao nhưng mặt bằng giá còn thấp, các khu công nghiệp đều thuận lợi về đường bộ và đường sông; cảng quốc tế Long An có khả năng tiếp nhận tàu tải trọng 70.000 tấn… là những yếu tố được các chuyên gia trong ngành đưa ra như những “minh chứng hứa hẹn” giúp thị trường bất động sản Long An “sáng cửa”.
Theo thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Long An, đến năm 2024, địa phương đã tiếp nhận dòng vốn FDI đầu tư hơn 12,4 tỉ USD đến từ 41 quốc gia và vùng lãnh thổ với 1.349 dự án FDI. Các dự án FDI này tập trung tại các huyện vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh, giáp ranh TP.HCM như huyện: Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc.
Nhiều năm qua, Long An luôn là một trong những tỉnh dẫn đầu Vùng Đồng bằng sông Cửu Long và nằm trong tốp 10 những địa phương thu hút nhiều nguồn vốn FDI nhất trên cả nước. Từ đó minh chứng rằng, Long An đang có bước chuyển mình mạnh mẽ, một địa phương năng động, tích cực, chủ động trong các hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế và tìm kiếm các cơ hội phát triển.
Việc khai thác hiệu quả lợi thế cạnh tranh, phát huy tốt vai trò liên kết vùng, nâng cấp kết cấu hạ tầng, cải cách hành chính, đổi mới tư duy và cách làm trong công tác xúc tiến đầu tư, chủ động tiếp xúc, cung cấp thông tin đến các nhà đầu tư lớn, tiềm năng; số hóa và công khai các tài liệu thông tin... Những giải pháp đồng bộ mà Long An đã thực hiện là khâu đột phá chiến lược nhằm cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, giúp địa phương này nhanh chóng tiếp cận gần hơn với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Với chiến lược thu hút FDI và nhiều “ông lớn” bất động sản đang đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp mới, hàng chục nghìn lao động sẽ đến Long An làm việc. Do đó, những đô thị mới hứa hẹn trở thành nơi an cư của nhóm cư dân này.
Trong báo cáo của UBND tỉnh Long An về chương trình phát triển đô thị tỉnh Long An đến năm 2030 cũng nêu rõ, việc hình thành và phát triển mạng lưới đô thị có kết cấu hạ tầng đồng bộ trên địa bàn tỉnh là một trong những hướng đi quan trọng của Long An trong năm 2020; định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Giai đoạn từ 2025-2030, tỉnh đặt mục tiêu sẽ có khoảng 30 đô thị gồm thành lập mới và nâng cấp tại các khu vực như Tân An, Cần Giuộc, Kiến Tường, Bến Lức, Hậu Nghĩa… Giai đoạn 2025-2029, Long An sẽ huy động khoảng 21.416 tỷ đồng gồm vốn đầu tư nâng cấp phát triển đô thị (khoảng 11.013 tỷ đồng) và vốn đầu tư hạ tầng khung đô thị (khoảng 10.403 tỷ đồng). Giai đoạn 2026-2030 vào khoảng 11.738 tỷ đồng với vốn đầu tư nâng cấp phát triển đô thị khoảng 4.491 tỷ đồng và vốn đầu tư hạ tầng khung đô thị vào khoảng 7.247 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Long An cũng siết chặt quản lý đối với các dự án tại địa phương không chỉ giúp thị trường “sạch” hơn mà còn tăng niềm tin đối với các nhà đầu tư. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, sự siết chặt quản lý trong thời gian qua đang hướng thị trường vào thực chất hơn.
Chỉ dự án quy hoạch bài bản, hạ tầng được đầu tư tốt mới giữ được mức tăng giá trị 30%-40%. Đặc biệt, việc kiểm soát quy hoạch này sẽ phục vụ cho mục tiêu vĩ mô, biến Long An thành đô thị vệ tinh thực thụ của TP.HCM, phù hợp với xu hướng và thực tế.
Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út cũng khẳng định, thị trường bất động sản Long An giai đoạn 2025-2029 phát triển mạnh đến từ việc thực hiện kết nối vùng, với nhiệm vụ chính là đẩy mạnh giao thương giữa TP.HCM và các tỉnh Tây Nam Bộ. Lợi thế lớn nhất của Long An là nằm ở vị trí cửa ngõ TP.HCM, thông qua tuyến Metro số 3A (Bến Thành - Tân An) và cao tốc Trung Lương giúp kết nối thông suốt từ khu Tây về nội thành.
Ngoài ra, theo các chuyên gia, thông tin Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn và Nhà Bè không lên thành phố nhưng được đầu tư hạ tầng, phát triển thành những đô thị loại III không chỉ lập tức tác động đến giá nhà đất ở các địa phương này mà lan mạnh về Long An.

Khảo sát của trang batdongsan.com.vn cũng cho thấy Long An là khu vực giáp ranh TP.HCM nhưng hiện nay đang có mặt bằng giá thấp hơn so với Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu. Cụ thể, giá đất trung bình ở Bình Dương hiện nay khoảng 13,8 triệu đồng/m, nhà phố/biệt thự khoảng 40-60 triệu đồng/m. Ở Đồng Nai khoảng 8 triệu đồng/m, nhà phố/biệt thự khoảng 35-50 triệu đồng/m thì tại Long An giá đất chỉ ở mức 6-6,7 triệu đồng/m. Đất trung tâm thị trấn, thị xã vào khoảng 18-30 triệu đồng/m. Như vậy, có thể thấy việc kết nối hạ tầng sẽ tác động rất lớn đến giá trị bất động sản.
Nhiều doanh nghiệp bất động sản cũng đang tranh thủ gom đất ở Đức Hòa, Bến Lức, Cần Giuộc… chuẩn bị triển khai dự án, trong khi các nhà đầu tư tìm kiếm các dự án pháp lý sạch để “xuống tiền”.
Rõ ràng, thị trường bất động sản Long An đang trong giai đoạn chín muồi với rất nhiều chuyển động tích cực. Không chỉ hưởng lợi lớn trước mắt từ các chỉ số phát triển kinh tế hay thông tin quy hoạch đô thị của TP.HCM. Long An còn nắm giữ những lợi thế bền vững về phát triển công nghiệp - dịch vụ. Hệ thống hạ tầng, thu hút FDI và vị trí địa lý kết nối liên vùng thuận lợi.
Tất cả đảm bảo cho bất động sản Long An sẽ phát triển bùng nổ trong dài hạn, xứng đáng là nơi được các nhà đầu tư xem xét rót vốn. Bởi ở giai đoạn đầu phát triển giá bất động sản vẫn còn mềm, khả năng thu lợi nhuận sẽ lớn hơn./.
- Thị trường bất động sản Long An sôi động với nhiều đại dự án được triển khai
- Bất động sản Long An dự kiến xây dựng nhà ở xã hội trên 1.000 ha đất
- Bất động sản Long An bất ngờ khởi sắc sau động thái nhà đầu tư “đón sóng” dự án khủng