Bài học từ chàng trai lỗ 1,4 tỷ đồng mở quán cà phê rồi phải dẹp tiệm
Thực tế cho thấy, nhiều người trẻ đang cảm thấy chán nản với công việc hành chính văn phòng, nên họ đều hy vọng sau một vài năm đi làm sẽ tích lũy được một khoản để mở cửa hàng kinh doanh riêng. Việc có ước mơ và khát vọng là điều đáng được khuyến khích nhưng thực tế có thể tàn khốc hơn so với những gì bạn nghĩ. Trường hợp của chàng trai Uông Minh Dương dưới đây chính là ví dụ điển hình cho quan điểm này.
Sau thời gian suy nghĩ Uông Minh Dương đã lựa chọn mở một quán cà phê tại thành phố Thượng Hải, nơi mà mọi thanh niên đều phải uống cà phê mỗi ngày để có thể tỉnh táo làm việc. Tuy nhiên, chỉ sau sáu tháng khai trương cửa hàng cà phê đã phải đóng vì lỗ 400.000 NDT (~1,4 tỷ đồng).
Uông Minh Dương chia sẻ khi đóng cửa tiệm anh còn cảm thấy nhẹ nhõm hơn so với việc phải nghĩ xem vận hành cửa hàng này như thế nào. Suốt một năm qua, anh đã phải quay cuồng với những kế hoạch, chiến thuật marketing, quảng bá thương hiệu, pha chế đồ uống và còn rất nhiều việc khác nữa. Mọi tính toán của anh đều trở nên vô nghĩa khi việc kinh doanh không đem lại kết quả.
Trước khi mở quán cà phê vào những năm 20 tuổi, Uông Minh Dương đã bắt đầu công việc kinh doanh của mình với cửa hàng thời trang và giày dép nhưng lợi nhuận lúc đó khá ít. Sau đó anh không còn kinh doanh mà chọn trở thành một nhân viên văn phòng để ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, Uông Minh Dương lại không thể thích nghi với công việc này nên đã xin nghỉ chỉ sau vài tháng.
Thời điểm nghỉ việc anh có trong tay một khoản tiền không hề nhỏ nên đã quyết định mở quán cà phê với lý do đơn giản là anh không muốn đi làm công sở, không muốn phải chấm công và không muốn ngồi một chỗ. Đồng thời anh mong muốn có một sự nghiệp riêng với một cửa hàng cà phê và có mức thu nhập ổn định.
Chi mạnh tay trước ngày khai trương
Bước đầu anh đã đến thành phố Hạ Môn để tham quan và học hỏi những mô hình kinh doanh cà phê tại đây. Anh đã được truyền cảm hứng với những hương vị cà phê đặc biệt cũng như cách trang trí của một quán cà phê được mở gần địa điểm du lịch. Tiếp theo anh đã chọn mở một quán cà phê ở thành phố Thượng Hải, đây được xem là thành phố tụ điểm của những người yêu cà phê tại Trung Quốc.
Sau thời gian quan sát Uông Minh Dương cho rằng việc mở quán cà phê ở gần các tòa nhà văn phòng và trường đại học sẽ tiếp cận được với nhiều khách hàng hơn và có tệp khách hàng sẵn. Sau khi khảo sát mặt bằng anh đã chọn mở một quán cà phê gần với trung tâm thương mại lớn ở phía Nam của thành phố Thượng Hải.
Ngay khi ký kết hợp đồng thuê mặt bằng xong, anh đã dành sau thời gian quan sát, anh đến thành phố Hạ Môn để tham quan và nghiên cứu các mô hình kinh doanh cafe. Tại đây, anh được truyền cảm hứng bởi hương vị cafe và cách decor tại một quán cafe mở gần địa điểm du lịch.
Ngay khi ký kết hợp đồng mặt bằng xong, Uông Minh Dương đã dành ra hai tháng để thiết kế quán cà phê theo phong cách tối giản tinh tế đang rất thịnh hành trên thị trường. Anh cũng chọn hai màu chủ đạo là trắng và nâu gỗ để trang trí cho quán của mình. Với một niềm đam mê rất lớn Uông Minh Dương đã sẵn sàng tham gia vào mọi khâu chuẩn bị trước ngày khai trương từ những việc nhỏ nhất.
Thậm chí, để thu hút các khách hàng anh còn tận dụng các nền tảng nổi tiếng về đánh giá ẩm thực của Trung Quốc định mời các review đến tham gia đánh giá cho công tâm. Trên các sàn thương mại điện tử, anh cũng liên tục tung ra những gói sản phẩm ưu đãi giảm giá nhân dịp khai trương. Như vậy chỉ sau vài tháng chuẩn bị quán cà phê của Uông Minh Dương đã chính thức đi vào hoạt động với những niềm mong đợi về một sự thành công của ông chủ.
Đóng cửa chỉ sau sáu tháng hoạt động
Hi vọng là một chuyện nhưng thực tế lại không may mắn khi hoạt động kinh doanh quán cà phê lại không tốt đẹp như những gì Uông Minh Dương mong muốn. Anh chàng nhớ lại thời gian chuẩn bị mở quán cà phê đến khi đi vào vận hành anh đã làm việc không ngừng nghỉ, mặc dù thuê nhân viên nhưng anh cũng sẵn sàng tham gia vào các công việc để vận hành quán cho tốt. Thậm chí những ngày cuối tuần anh không được nghỉ ngơi mà vẫn phải đứng quầy để pha chế.
Nhưng chỉ sau sáu tháng Uông Minh Dương đã chính thức phải đóng cửa quán cà phê của mình, chấp nhận việc thua lỗ mà không thu lại được 1 đồng lợi nhuận nào khi có những ngày chỉ bán được một ly cà phê còn không đủ tiền để vận hành và xoay vòng vốn.
Nguyên nhân nào đã dẫn đến sự thất bại của quán cà phê?
Chỉ có tình yêu dành cho cà phê thôi là chưa đủ để mở một quán kinh doanh
Uông Minh Dương chọn việc mở quán cà phê một phần lớn là đến từ việc anh rất yêu thích hương vị của loại đồ uống này. Tuy nhiên điều này không đồng nghĩa với việc anh là một người pha chế giỏi để tạo ra những hương vị đặc biệt. Thời gian đầu vì không có kinh nghiệm pha chế nên anh đã phải thuê hai nhân viên về làm việc, điều này đã làm đội chi phí lên rất cao.
Nhưng về sau do thiếu vốn và không còn đủ tiền để trả lương nên chỉ còn một mình Uông Minh Dương đảm nhận việc pha cà phê. Đây cũng chính là khởi nguồn cho việc anh dần đánh mất khách khi hương vị cà phê không còn được ngon như trước.
Đa phần các khách hàng đều nhận ra hương vị cà phê đã thay đổi kể từ khi Uông Minh Dương pha chế nên họ đã bỏ đi. Sau này ngay cả khi anh thuê nhân viên khác tiền thì khách hàng cũng không quay lại nữa vì đã có một lần ấn tượng không tốt.
Sự nổi tiếng không tỷ lệ thuận với doanh thu
Uông Minh Dương nhìn thấy sự phát triển của internet nên đã chi rất nhiều tiền cho việc quảng cáo ở thời điểm khai trương. Quán cà phê của anh xuất hiện trên mọi nền tảng thịnh hành nhất từ mạng xã hội cho đến các app giao đồ ăn. Tuy nhiên tiền quảng cáo nhiều đến mấy thì lượng khách thực sự vẫn rất ít.
Anh chia sẻ việc làm truyền thông trên mạng xã hội chỉ là bước đầu để tiếp cận khách hàng. Có những người tò mò thì họ sẽ đến để tìm hiểu nhưng cũng có những người chỉ lướt qua xem quảng cáo và không đọng lại trong họ ấn tượng nào. Bởi lẽ việc truyền thông tốt nhất là trải nghiệm của khách hàng thì hương vị cà phê thì quán anh lại chưa làm được.
Chi phí vận hành là một gánh nặng lớn
Uông Minh Dương cho biết chi phí vận hành là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến đường đi lâu dài của quán cà phê, đây cũng chính là nguyên nhân khiến anh phải rút lui khỏi thị trường. Theo tính toán hàng tháng anh phải chi hơn 20.000 NDT (~71 triệu đồng) mới chỉ là chi phí vận hành cố định của quán bao gồm tiền thuê mặt bằng, nguyên liệu, điện nước...
Như vậy khi đã loại trừ các chi phí vận hành phát sinh, tiền quảng cáo, chi phí khai trương ban đầu thì mỗi ngày quán cà phê cần phải đạt được doanh thu 800 NDT/ngày (~2.8 triệu đồng) mới có thể xoay vòng vốn và đủ chi phí vận hành. Tuy nhiên điều này lại rất khó thực hiện khi quán kinh doanh ế ẩm.
Việc nhiều người trẻ mong muốn có sự nghiệp riêng không còn lạ trên thị trường hiện nay, nhưng không phải ai cũng thành công với mô hình của mình mà còn cần đến sự nhạy bén, kiến thức, kinh tế để có thể vận hành được cửa hàng của mình./.
- Về những con người dám dốc sức vì sự làm giàu cho đất nước
- "Vỡ mộng" đầu tư vào sốt đất làm giàu nhanh