ISSN-2815-5823

Bản tin kinh tế 23/10: Giá xăng tăng, giá vàng lao dốc mạnh

(KDPT) - Giá vàng lao dốc mạnh; Tìm giải pháp chống lãng phí nợ công… là những tin tức kinh tế nổi bật nhất trong ngày 23/10.
Giá xăng, dầu đồng loạt tăng Xung đột ở Trung Đông khiến giá vàng có thể leo lên ngưỡng 2.000 USD/ounce

Xăng tăng gần 500 đồng/lít

Từ 15 giờ chiều 23/10, giá xăng dầu được điều chỉnh tăng, theo đó, giá xăng RON95-III tăng 469 đồng/lít, lên mức 23.513 đồng/lít, các loại dầu cũng được điều chỉnh tăng cao nhất là gần 400 đồng/lít.

Theo Bộ Công Thương, thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ ngày 11/10-23/10 chịu ảnh hưởng của các yếu tố như nguy cơ xung đột Israel - Hamas có thể lan rộng ra khu vực; tồn kho dầu thô và nhiên liệu của Mỹ giảm do nhu cầu dầu diesel và dầu sưởi tăng cao; Iran, thành viên OPEC, đã kêu gọi cấm vận dầu mỏ đối với Israel vì xung đột ở Gaza…các yếu tố nêu trên khiến giá xăng dầu từ ngày 11/10 đến 23/10 có biến động tăng giảm đan xen nhưng xu thế chung là tăng nhẹ.

Xem thêm thông tin tại đây

Giá vàng lao dốc mạnh

Giá vàng trong nước phiên sáng đầu tuần lao dốc theo xu hướng trên thị trường vàng thế giới, mất mốc 71 triệu đồng/lượng. Cụ thể, Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI, doanh nghiệp cũng điều chỉnh giảm giá vàng SJC 350.000 đồng/lượng ở chiều mua và 250.000 đồng/lượng ở chiều bán, xuống mức 69,95-70,85 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Giá vàng trong nước phiên sáng đầu tuần lao dốc theo xu hướng trên thị trường vàng thế giới, mất mốc 71 triệu đồng/lượng. (Ảnh minh họa)

Tuần qua, vàng kết thúc tuần với mức tăng ấn tượng lên gần 2.000 USD/ounce và cách mức cao nhất mọi thời đại không xa trong bối cảnh xung đột ở Trung Đông chưa có dấu hiệu chấm dứt. Theo khảo sát vàng hàng tuần mới nhất của Kitco News, giới phân tích thị trường cho rằng vàng sẽ có một đợt giảm giá sau đợt tăng đột biến kéo dài 2 tuần, trong khi các nhà đầu tư bán lẻ vẫn lạc quan về kim loại quý trong tuần kết thúc vào ngày 27/10.

Xem thêm thông tin tại đây

Kiến nghị có giải pháp hiệu quả hơn nữa để hỗ trợ các doanh nghiệp

Trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến cho biết, cử tri và nhân dân mong muốn Đảng, Nhà nước tiếp tục kéo dài thời gian thực hiện các chính sách hỗ trợ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và người dân; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động; có giải pháp hiệu quả hơn nữa để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ phục hồi phát triển sản xuất kinh doanh.

Đồng thời, cử tri và Nhân dân đánh giá trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức bất thường, phức tạp hơn nhiều so với dự báo, Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã kịp thời chỉ đạo toàn diện các vấn đề về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, công tác đối ngoại… đạt được kết quả quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực.

Xem thêm thông tin tại đây

VN-Index lại mất sạch điểm, khối ngoại xả dữ dội

Lực cầu lại mất hút trong phiên giao dịch sáng nay khiến bên bán phải hạ giá rất nhiều mới có thể thoát ra được. Đặc biệt nhóm blue-chips trong 10 mã vốn hóa lớn nhất thì 8 mã giảm cực mạnh trên 1%. Thanh khoản khớp lệnh HoSE mới đạt khoảng 4.380 tỷ đồng, giảm 20%, tương đương phiên ngày 17/10 vừa qua. Khối ngoại xả đột biến hơn 18% thanh khoảng sàn này, với giá trị bán ròng lớn nhất 17 phiên.

VN-Index lại mất sạch điểm, khối ngoại xả dữ dội. (Ảnh minh họa)

Ảnh hưởng về điểm số đã tác động đến tâm lý giao dịch khá rõ nét. Mặc dù trọn phiên sáng VN-Index đỏ, nhưng chỉ khi chỉ số này lao dốc nặng, độ rộng mới tiêu cực. Lúc 9h40, HosE thậm chí còn khá cân bằng với 161 mã tăng/177 mã giảm. Khoảng 10h15 khi VN-Index giảm dưới 10 điểm, độ rộng là 120 mã tăng/259 mã giảm. Kết phiên sáng sàn này chỉ còn 95 mã tăng/367 mã giảm.

Xem thêm thông tin tại đây

Tìm giải pháp chống lãng phí nợ công

Bên cạnh tuân thủ chặt chẽ ngưỡng an toàn nợ công, nhiều ý kiến cho rằng việc đẩy mạnh tiến độ giải ngân, tháo gỡ các nút thắt của đầu tư công cần phải đặt lên hàng đầu. Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế tụt dốc, chi phí vốn cao hơn trước đây, việc khai thác kém hiệu quả, lãng phí đồng vốn vay sẽ khiến áp lực trả nợ lớn dần.

Báo cáo của Bộ Tài chính cho thấy, giai đoạn 2021-2023, các chỉ tiêu an toàn nợ từng năm đảm bảo trong các mức trần và ngưỡng an toàn được Quốc hội phê duyệt. Theo đó, ước đến cuối năm 2023, nợ công/GDP khoảng 39-40%; nợ Chính phủ/GDP khoảng 36-37%; nợ nước ngoài của quốc gia/GDP khoảng 37-38%, đều cách xa ngưỡng cảnh báo.

Xem thêm thông tin tại đây

HƯƠNG GIANG



Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

eMagazine