ISSN-2815-5823
Thứ hai, 03h42 04/06/2018

Châu Á chạy đua dùng trí tuệ nhân tạo, vệ tinh để giảm tắc đường

(KDPT) – Tổng thiệt hại kinh tế do tắc đường tại các nước mới nổi châu Á và một số nơi khác ước tính lên đến 36,6 tỷ USD trong năm 2030.

Ảnh: Women Weekly

Nhiều nền kinh tế mới nổi tại châu Á đang tìm đến các công cụ Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo và vệ tinh để giảm bớt tắc nghẽn giao thông. IoT được hiểu là một tập hợp các thiết bị có khả năng kết nối với nhau, với Internet và với thế giới bên ngoài để thực hiện một công việc nào đó.

Những công nghệ kiểu này đang được áp dụng bởi người ta lo ngại tình trạng tắc nghẽn giao thông có thể ngày một tồi tệ hơn, gây ảnh hưởng tiêu cực lên tăng trưởng kinh tế, số lượng xe ô tô lưu thông trên đường tăng nhanh hơn so với số lượng đường rộng được xây dựng.

Theo một tính toán, tổng thiệt hại kinh tế do tắc đường tại các nước mới nổi châu Á và một số nơi khác ước tính lên đến 36,6 tỷ USD trong năm 2030.

Ở thủ đô của Thái Lan, tổ chức Toyota Tsusho, đại học Chulalongkorn và nhiều bên khác trong tháng 3/2018 đã đưa ra hệ thống định vị có độ chính xác cao.

Hệ thống sử dụng hệ thống vệ tinh Quasi-Zenith của Nhật, được biết đến với cái tên “Michibiki” – hệ thống định vị toàn cầu của Nhật. Hệ thống dựu kiến sẽ giúp phát triển cho dịch vụ định vị tại các nước Đông Nam Á. Hệ thống hoàn thiện sẽ đi vào hoạt động từ tháng 11/2018.

Thông tin vị trí ở Bangkok có biên lỗi khoảng 10cm, điều này giúp điều tiết giao thông tốt hơn. Trong khi thử nghiệm sản phẩm, thông tin về vị trí của khoảng 150 nghìn thiết bị GPS lắp trên taxi, xe tải và nhiều loại phương tiện khác được hiển thị.

Những làn đường bị tắc hiển thị màu đỏ còn những làn đường không bị tắc hiển thị màu xanh. Phương tiện sau đó được hướng sang làn xanh.

Theo Toyota Tsusho, công ty sẽ cố gắng thương mại hóa hệ thống trong vòng 2 năm.

Ở Singapore, chính quyền thành phố đã sử dụng hệ thống thu phí điện tử nhiều thập kỷ qua. Tất cả các ô tô bắt buộc phải có một thiết bị kết nối với cảm biến lắp dọc trên đường. Hệ thống này nhờ vậy có thể thu được phí từ người lái xe. Mức phí sẽ cao hơn trên những con đường tắc và trong giờ cao điểm, nó có vai trò hãm dòng lưu thông.

Thế nhưng Singapore đang có kế hoạch sẽ thay thế hệ thống ERP với hệ thống sử dụng định vị toàn cầu hay còn gọi là GNSS. Thay đổi có thể được đưa ra vào năm 2020, hệ thống mới sẽ không phụ thuộc vào hệ thống tín hiệu và cảm biến.

Tại Indonesia, công ty Mitsubishi Fuso Truck and Bus, một công ty Nhật dưới sự bảo trợ của hãng ô tô Đức Daimler đã lắp đặt hệ thống xe tải Fighter cỡ trung với hệ thống định vị có độ chính xác cao.

Hệ thống sẽ thu thập thông tin về tuyến đường mà xe tải đi, quyết định tuyến đi tối ưu nhất và hướng dẫn cho tài xế đi theo con đường đó. Nhờ vậy, xe tải sẽ tiết kiệm nhiên liệu hơn.

Tại Malaysia, một tổ chức của chính phủ, kết hợp với Alibaba, trong tháng 1/2018 đã công bố kế hoạch kết nối tín hiệu giao thông khu vực trung tâm Kuala Lumpur với đám mây. Tình hình giao thông sau đó sẽ được phân tích dựa trên 128 trạm phát tín hiệu giao thông và 382 camera, vấn đề tắc nghẽn giao thông sẽ được giải quyết bởi hệ thống điều chỉnh tín hiệu giao thông ở thời điểm tối ưu nhất.

Theo Bizlive.vn

Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

eMagazine
kinhdoanhvaphattrien.vn | 19/05/2024