Chính phủ Việt Nam đã sớm nhận thức về bảo vệ và phát triển tài nguyên đa dạng sinh học. Theo thống kê từ 1958 đến nay, có tới gần 100 văn bản pháp luật của Nhà nước Việt Nam liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học và các tài liệu hướng dẫn thi hành lần lượt được ban hành. Có thể nói đây là cơ sở pháp lý thực hiện bảo vệ đa dạng sinh học.

Trong giai đoạn từ 1999 đến nay, một số các văn bản mang tính pháp lý liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học đã được ban hành. Các văn bản này rõ ràng đã cho thấy mối quan tâm của Chính phủ và các ngành chủ quản đến tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học. Mặt khác, các văn bản này là cơ sở để các cấp có thẩm quyền thực hiện công tác bảo tồn một cách có hiệu quả. Bảo vệ đa dạng sinh học là một nội dung của bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên nên các quy định về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học được đề cập cả trong các văn bản quy phạm pháp luật về môi trường và văn bản quy phạm pháp luật về đa dạng sinh học. Luật đa dạng sinh học năm 2008 định nghĩa về đa dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gen, loài sinh vật và hệ sinh thái.

Một số nguyên tắc chung về bảo tồn đa dạng sinh học cũng đã được đề cập nhiều trong văn bản . Theo đó, bảo tồn đa dạng sinh học là trách nhiệm của Nhà nước và mọi tổ chức, cá nhân; kết hợp hài hòa giữa bảo tồn với khai thác, sử dụng hợp lí đa dạng sinh học; giữa bảo tồn, khai thác, sử dụng hợp lí đa dạng sinh học với việc xóa đói, giảm nghèo; bảo tồn tại chỗ là chính, kết họp bảo tồn tại chỗ với bảo tồn chuyển chỗ; tổ chức, cá nhân hưởng lợi từ việc khai thác, sử dụng đa dạng sinh học phải chia sẻ lợi ích với các bên có liên quan; bảo đảm hài hoà giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của tổ chức, cá nhân; bảo đầm quản lí rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học.

Bên cạnh các nguyên tắc chung về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học là những chính sách lớn của Nhà nước trong lĩnh vực này, gồm: Ưu tiên bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên quan họng, đặc thù hoặc đại diện cho một vùng sinh thái, bảo tồn loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; bảo đảm kiểm soát việc tiếp cận nguồn gen; bảo đảm kinh phí cho hoạt động điều ha cơ bản, quan hắc, thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học và quy hoạch bảo tôn đa dạng sinh học; đầu tư cơ sở vật chất - kĩ thuật cho khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học của Nhà nước; bảo đảm sự tham gia của nhân dân địa phương hong quá trình xây dựng và thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học; khuyến khích và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân đầu tư, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, tri thức truyền thống vào việc bảo tồn, phát triển bền vững đa dạng sinh học; phát triển du lịch sinh thái gắn với việc xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm ổn định cuộc sống của hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn; phát triển bền vững vùng đệm của khu bảo tồn; phát huy nguồn lực ttong nước, ngoài nước để bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học.

Trách nhiệm quản lí nhà nước về đa dạng sinh học cũng được xác định rõ theo hướng Chính phủ thống nhất quản lí nhà nước về đa dạng sinh học; Bộ tài nguyên và môi trường chịu ttách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lí nhà nước về đa dạng sinh học; bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lí nhà nước về đa dạng sinh học theo phân công của Chính phủ; uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lí nhà nước về đa dạng sinh học theo phân cấp của Chính phủ.

Khung cảnh ở khu công nghiệp Nam Cầu Kiền (Hải Phòng).
Khung cảnh ở khu công nghiệp Nam Cầu Kiền (Hải Phòng).

Bởi vậy, việc ứng dụng, thực hiện các biện pháp về đa dạng hóa sinh học cần được phổ cập rộng rãi hơn trong công đồng, nhất là với các doanh nghiệp đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Trong đó mô hình hoạt động của các khu công nghiệp cần có những biện pháp mạnh mẽ cùng với những cơ chế thiết thực kịp thời để việc ứng dụng đa dạng sinh học thực chất và hữu hiệu. Điều cần nhấn mạnh ở đây là việc ứng dụng đa dạng hóa sinh học ở các khu công nghiệp sẽ là một đòn bẩy tích cực cho việc bảo vệ môi trường, tạo nguồn sinh khí cho các doanh nghiệp, người lao động ở đây (số lượng người ở các khu công nghiệp ở Vịệt Nam ngày càng tăng). Việc đầu tư để xây dựng một hệ sinh thái cho đa dạng hóa sinh học ở các khu công nghiệp không chỉ làm đơn giản theo kiểu đánh trống ghi tên, ngọn lửa rơm mà phải cần có sự đầu tư bài bản, khoa học, có lộ trình rõ ràng. Để làm được điều này - đa dạng hóa sinh học trong các khu công nghiệp ngoài việc cần có những cơ chế, chủ trương chính sách kịp thời của Đảng và Nhà nước là việc nhận thức sâu sắc để triển khai từ các ông chủ của các khu công nghiệp, các nhà đầu tư cho lĩnh vực kinh tế đang sôi động này. Bởi hiện nay việc nhận thức trong tư duy điều hành của lãnh đạo các khu công nghiệp vẫn còn “cưỡi ngựa xem hoa” cho nên, dẫn tới một thực trạng là các khu công nghiệp đã vi phạm thậm chí là cố tình vì lợi nhuận mà đánh đổi việc bảo vệ môi trường.

Đa dạng sinh học trong khu công nghiệp Nam Cầu Kiền.
Hoa nở ven hồ trong khu công nghiệp Nam Cầu Kiền.

Việc thẩm thấu trong nhận thức đa dạng hóa sinh học để bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống là việc cấp thiết cần có, cần làm. Cho nên thời gian tới theo tôi các cơ quan hữu quan của nhà nước và các tổ chức xã hội cần có nhiều hoạt động khoa học như hội thảo, in ấn và phát hành các ấn phẩm về các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, cùng với việc chuyển giao và ứng dụng các biện pháp về đa dang hóa sinh học ở Việt Nam nhất là đối với các khu công nghiệp ở Việt Nam hôm nay và ngày mai.

Có như vậy Việt Nam chúng ta sẽ có thêm những nguồn sinh khí cho đất nước và con người Việt Nam khỏe mạnh và tăng trưởng kinh tế một cách bền vững.