ISSN-2815-5823
Nguyễn Thùy
Thứ năm, 16h10 08/02/2024

Giá đường trong nước khó tăng, cổ phiếu mía đường năm 2024 còn hấp dẫn?

Đối với thị trường trong nước, giá đường đã được điều chỉnh giảm sau một thời gian tăng tốc theo giá đường thế giới. Tuy nhiên, mức độ sụt giảm thấp hơn so với giá đường thế giới, vẫn duy trì ở mức 21.200-21.800 đồng/kg trong khoảng thời gian từ tháng 12/2023 đến tháng 1/2024.

Giá đường thế giới khó tăng trong năm 2024

Tại thị trường thế giới, lo ngại về nguồn cung đường vẫn còn dồi dào và triển vọng sản lượng vụ mía tại Brazil tươi sáng hơn khi mà hiện tượng El Nino liên tục gây mưa tại đây. Tháng 12/2023, giá đường thế giới đã giảm 24%, xuống còn 20,58 US cents/pound (0,454 kg), cũng chính là mức thấp nhất trong cả năm 2023.

Đến tháng 1 năm nay, Ấn Độ cho biết sản lượng đường trong niên vụ 2023/2024 (10/2023-1/2024) chỉ đạt 14,95 triệu tấn, so với niên vụ trước đã giảm 5,3%. Điều này đã khiến thị trường tiếp tục lo ngại về tình trạng rủi ro thiếu hụt nguồn cung. Giữa tháng 1/2024, Chính phủ nước này đã quyết định áp thuế xuất khẩu 50% với sản phẩm mật rỉ đường. Điều này chứng tỏ, dấu hiệu lệnh hạn chế xuất khẩu đường của Ấn Độ trong tương lai gần chưa có khả năng dỡ bỏ.

Đến tháng 1 năm nay, Ấn Độ cho biết sản lượng đường trong niên vụ 2023/2024 (10/2023-1/2024) chỉ đạt 14,95 triệu tấn, so với niên vụ trước đã giảm 5,3%. (Ảnh minh họa)

Cũng từ đầu tháng 1, việc giá dầu thô tăng trở lại cũng làm tăng sức hấp dẫn đối với việc sản xuất nhiên liệu sinh học Ethanol, điều này tạo áp lực gián tiếp cho nguồn cung đường thế giới. Trong tháng 1/2024, giá đường thế giới đạt mức 23.91 USD/lbs, tương đương mức tăng 16%.

Liên quan đến vấn đề này, Chứng khoán Phú Hưng nhận định, giá đường thế giới năm 2024 vẫn tiếp tục xu hướng giảm, dự kiến hiện tượng El Nino sẽ chỉ còn kéo dài đến giữa năm 2024. Sau đó, thời tiết sẽ chuyển sang pha trung tính, thuận lợi hơn cho việc trồng mía, cải thiện phần nào nguồn cung đường ở Ấn Độ và Thái Lan.

Hiệp hội Mía đường Brazil (UNICA) cho biết, sản lượng đường trong niên vụ 2023/2024 tính đến tháng 12/2023 của nước này so với niên vụ trước đã tăng 25,4%, đạt hơn 42 triệu tấn. Đồng thời, Tổ chức Đường Quốc tế (ISO) cũng nâng ước tính sản lượng đường toàn cầu niên vụ 2023/2024 lên gần 180 triệu tấn, trong khi dự báo trước đó chỉ là 174,8 triệu tấn. Mức thiếu hụt nguồn cung đường toàn cầu niên vụ 2023/2024 dự kiến ở mức 0,3 triệu tấn, trong khi dự báo trước đó là 2,1 triệu tấn.

Hiệp hội Mía đường Brazil (UNICA) cho biết, sản lượng đường trong niên vụ 2023/2024 tính đến tháng 12/2023 của nước này so với niên vụ trước đã tăng 25,4%, đạt hơn 42 triệu tấn. (Ảnh minh họa)

Cụ thể, Chứng khoán Phú Hưng đánh giá: “Các yếu tố này sẽ hỗ trợ ổn định nguồn cung đường và khiến giá đường thế giới khó tăng mạnh trong năm 2024. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, giá đường dự kiến vẫn sẽ neo cao khi lo ngại về thiếu hụt nguồn cung đường ở Ấn Độ vẫn sẽ tiếp diễn đến hết quý 1/2024”.

Giá đường trong nước sẽ theo giá đường thế giới?

Theo Chứng khoán Phú Hưng, giá đường trong nước năm 2024 sẽ điều chỉnh giảm theo biến động của giá đường thế giới.

Nhờ hưởng lợi từ việc thiếu hụt nguồn cung và giá đường tăng, Đường Quảng Ngãi (QNS) kết thúc năm 2023 ghi nhận doanh thu thuần và lợi nhuận tăng trưởng mạnh, lần lượt ở mức 10.023 tỷ đồng (tăng 21%) và 2.189 tỷ đồng (tăng 70%). Biên lợi nhuận gộp của QNS trong năm 2023 tăng 370 điểm % lên mức 33% nhờ mảng đường hỗ trợ. Cụ thể, biên lợi nhuận gộp mảng đường của công ty trong năm qua đã tăng lên mức 30%, năm 2022 chỉ là 19%.

QNS năm 2024 nhiều khả năng vẫn ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực, mảng đường vẫn là động lực tăng trưởng chính. Theo dự báo, giá đường niên vụ 2023/2024 dù giảm nhưng vẫn cao hơn niên vụ 2018/2019 và 2019/2020. Việc QNS mở rộng vùng nguyên liệu mía tại tỉnh Gia Lai và nâng diện tích mía toàn vùng lên 30.000-40.000 ha trong niên vụ 2023/2024 (tăng 54% so với niên vụ trước) cũng giúp sản lượng đường tăng theo.

Giá đường trong nước đã điều chỉnh giảm một thời gian tăng theo giá đường quốc tế. Điều đáng nói, mức độ sụt giảm thấp hơn giá đường thế giới, trong giai đoạn từ tháng 12/2023 đến tháng 1/2024 vẫn được duy trì ở mức 21.200-21.800 đồng/kg. Chứng khoán Phú Hưng nhận định, sản lượng mía đưa vào chế biến đường niên vụ 2023/2024 của Việt Nam dự kiến vẫn ở mức tích cực, ước tăng 9% so với niên vụ trước và đạt 10,6 triệu tấn. Nhờ đó, sản lượng đường thành phẩm dự kiến sẽ tăng 10% và đạt hơn 1 triệu tấn.

Nhờ nguồn cung dồi dào và giá đường thế giới hạ nhiệt, nhiều chuyên gia dự đoán giá đường trong nước khó có thể bật tăng mạnh mẽ như năm trước.

Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) cho biết, sản lượng nói trên vẫn chỉ đủ đáp ứng được ⅓ nhu cầu tiêu thụ trong nước. Chính vì thế, việc giá đường thế giới giảm không thể tác động ngay đến giá đường trong nước trong ngắn hạn, nguyên nhân bởi đường nhập khẩu đang được giám sát chặt chẽ, đang tuân thủ chính sách chống bán phá giá và chống trợ cấp của Việt Nam. Chính vì thế, giá đường trong nước chủ yếu phụ thuộc vào diễn biến cung cầu của thị trường trong nước.

Nhờ nguồn cung dồi dào và giá đường thế giới hạ nhiệt, nhiều chuyên gia dự đoán giá đường trong nước khó có thể bật tăng mạnh mẽ như năm trước. Thậm chí, giá đường trong nước năm 2024 sẽ giảm nhẹ theo biến động của giá đường thế giới.

Dù có điều chỉnh giảm, giá đường trong nước niên vụ 2023/2024 vẫn sẽ cao hơn giai đoạn 2018-2020. Ngoài ra, việc giá đường tăng cao trở lại trong thời gian vừa qua còn thu hút đông đảo người dân quay trở lại trồng mía, nhiều doanh nghiệp cũng tích cực đẩy mạnh việc mở rộng vùng nguyên liệu, gia tăng sản lượng mía đường. Những yếu tố này cũng được kỳ vọng sẽ hỗ trợ tích cực cho hoạt động kinh doanh của những doanh nghiệp mía đường./.



Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

eMagazine