Đây là kết quả của Việt Nam tham gia nhiều hiệp định tự do thương mại thế hệ mới trong 5 năm trở lại đây. Xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam liên tục có những bước tiến mạnh mẽ về quy mô và tốc độ trong những năm qua.

Sầu riêng của Việt Nam là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu được ưa chuộng tại Australia.
Sầu riêng của Việt Nam là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu được ưa chuộng tại Australia.

Điểm sáng xuất nhập khẩu năm nay phải kể đến nhóm nông lâm thủy sản với sự bứt tốc ấn tượng, 11 tháng đầu năm đã đạt khoảng 90,26 tỷ USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước và dự báo tháng 12 sẽ tiếp tục đà tăng. Trong đó, chuối và sầu riêng là 2 mặt hàng có sự tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng nhất lên đến hơn 200% về giá trị...

Như với sầu riêng, với 51 mã số vùng trồng và 25 cơ sở đóng gói của Việt Nam đạt tiêu chuẩn xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, đã mang về kim ngạch hơn 350 triệu USD chỉ trong 2 tháng. Vì vậy, loại trái cây này được kì vọng trở thành mặt hàng tỷ đô trong năm sau.

Ngoài ra, việc bưởi có điều kiện xuất sang Mỹ và New Zeland, nhãn đi Nhật Bản cũng đang tạo ra bức tranh sáng màu cho ngành rau quả Việt Nam trong năm sau.

Bên cạnh đó, dệt may, da giày cũng là nhóm ngành xuất khẩu tỷ USD được kỳ vọng sẽ có điểm nhấn ấn tượng trong năm nay. Số liệu cho thấy xuất khẩu dệt may trong 10 tháng năm nay đạt gần 38 tỷ USD, tăng 17,2% so với cùng kỳ 2021, và mục tiêu 42 tỷ USD cho cả năm nay là khả thi.

"Trong 5 năm qua, kinh ngạch xuất nhập khẩu nước ta đã tăng 1,5 lần. Số thuế thu được từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng 1,4 lần. Đặc biệt năm 2022 tăng trên 10% so với năm 2021. Số thu này góp phần vào các cân đối lớn của nền kinh tế và hỗ trợ trở lại đối với hoạt động của doanh nghiệp", ông Mai Xuân Thành, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan, cho biết.

Năm 2022, Việt Nam được Tổ chức Thương mại Thế giới xếp hạng thứ 23 toàn cầu về xuất khẩu hàng hóa và xếp thứ 20 về nhập khẩu hàng hóa. Còn trong ASEAN, xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đứng vị trị thứ 2, chỉ sau Singapore. Với kết quả xuất nhập khẩu hàng hóa vượt mốc 700 tỷ USD trong năm nay, thứ hạng của Việt Nam dự báo sẽ được nâng cao hơn trên phạm vi toàn cầu.

Nhiều hiệp định thương mại tự do được ký kết thời gian qua đã tạo ra một thị trường thuận lợi để các doanh nghiệp thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu. Kim ngạch xuất khẩu đạt cao hơn nhập khẩu cũng đã giúp Việt Nam hiện xuất siêu hơn 9,2 tỷ USD, cao gấp 2,3 lần so với cả năm ngoái.

"Khi chúng ta đạt được tốc độ xuất khẩu như vậy thì góp phần đưa ngoại tệ về cho đất nước, góp phần ổn định cán cân thanh toán vãng lai. Mặt khác, chúng ta duy trì được hoạt động sản xuất và công ăn việc làm góp phần ổn định tình hình phát triển kinh tế - xã hội", ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, nhận định.

Bên cạnh đó, dệt may, da giày cũng là nhóm ngành xuất khẩu tỷ USD được kỳ vọng sẽ có điểm nhấn ấn tượng trong năm nay. Số liệu cho thấy xuất khẩu dệt may trong 10 tháng năm nay đạt gần 38 tỷ USD, tăng 17,2% so với cùng kỳ 2021, và mục tiêu 42 tỷ USD cho c
Bên cạnh đó, dệt may, da giày cũng là nhóm ngành xuất khẩu tỷ USD được kỳ vọng sẽ có điểm nhấn ấn tượng trong năm nay. Số liệu cho thấy xuất khẩu dệt may trong 10 tháng năm nay đạt gần 38 tỷ USD, tăng 17,2% so với cùng kỳ 2021, và mục tiêu 42 tỷ USD cho cả năm nay là khả thi.

Trong nhiều năm qua, Hoa Kỳ luôn là thị trường xuất khẩu lớn nhất và Trung Quốc là thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam. Tính từ đầu năm đến hết tháng 11/2022, xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Hoa Kỳ đạt 101 tỷ USD, tăng 17,7% (tương ứng tăng 15,2 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2021.

Ở chiều ngược lại, nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ Trung Quốc đạt 109,46 tỷ USD, tăng 10% (tương ứng tăng 9,93 tỷ USD). Như vậy, xuất khẩu sang Hoa Kỳ và nhập khẩu có xuất xứ từ Trung Quốc trong 11 tháng năm 2022 đều vượt ngưỡng 100 tỷ USD, đạt mức kỷ lục từ trước tới nay.

Các thị trường lớn như EU, Hàn Quốc, Nhật Bản cũng đạt mức tăng trưởng xuất khẩu cao, được hỗ trợ tích cực bởi FTA, nhờ đó giúp tạo thuận lợi thương mại, ưu đãi thuế quan. Xuất khẩu sang thị trường EU 11 tháng đạt 43,5 tỷ USD, tăng 21%, trong khi xuất khẩu sang Hàn Quốc đạt 22,5 tỷ USD, tăng 13,4%; xuất khẩu sang Nhật Bản ước đạt gần 22 tỷ USD, tăng 21,2%.

Với kết quả xuất nhập khẩu hàng hóa ấn tượng ghi nhận trong năm 2022, thứ hạng xuất khẩu nhập của nước ta có thể được nâng cao trên phạm vi toàn cầu.

Tăng trưởng xuất nhập khẩu đạt cao thời gian qua cũng cho thấy hiệu quả của các chính sách thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài và đó cũng là cơ sở để tiếp tục duy trì đà tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới.