Lắng lòng những thanh âm của cây…
Dày công cho ‘hệ miễn dịch xanh’ khu công nghiệp Nam Cầu Kiền Để đa dạng sinh học đi vào cuộc sống từ các khu công nghiệp ở Việt Nam |
Những nụ cười giòn tan vui đùa với hoa, với cả một bầu trời yêu. Rồi các cô chia sẻ hình ảnh lung linh ấy lên mạng xã hội và đón nhận "bão like". Nam Cầu Kiền vừa là điểm đến, vừa khiến người ta xuyến xao, nhớ nhung đến vậy.
Và khi hoàng hôn buông xuống, hòa với ánh đèn đủ các sắc màu lung linh huyền ảo kết hợp đài phun nước làm nên một không gian đầy lãng mạn trước cổng một khu công nghiệp. Gió mát cứ vi vu quanh quẩn. Phía bên phải cây mít đứng đó nhưng lại bị một góc khuất làm che đi màu xanh ít ai để ý tới, bèn lên tiếng ghen tỵ hỏi với sang cây gạo: "Bác gạo ơi sao em cũng là cây, em cũng lớn, rồi quanh năm cho lá xanh, cho quả thơm lừng. Mà sao mọi người không để ý đến em vậy?"
Thế là cả một "xóm cây" như bừng tỉnh xôn xao qua gió. Ai cũng nghĩ ừ nhỉ sao mọi người lại không quan tâm đến mình vậy nhỉ ...
Hàng cây chà là được đem giống từ miền sa mạc xa xôi về KCN Nam Cầu Kiền. Tại đây, chà là được chăm sóc cẩn thận, được trang trí đẹp đẽ, hàng ngày như hai hàng tiêu bình làm tôn lên vẻ đẹp của "xóm cây". Lúc này, chà là cũng lên tiếng:
“Em có hoa và quả, người trên sa mạc làm đồ ăn thực phẩm đặc trưng đắt tiền, hàng ngày em đứng nghiêm chào đón mọi người mà sao mọi người lại không quan tâm đến em thế bác hoa gạo ơi ?…
Thấy chà là lên tiếng đám cây trinh nữ nhao nhao lên khóc hu hu: "Em là trinh nữ thật xinh, thế mà em cũng chỉ được mấy chị vuốt ve, chả được anh nào sờ má... huhu”.
Còn anh lộc vừng, vào mùa hoa cũng lung linh những sợi tơ hồng nhẹ rơi xuống thảm cỏ xanh tạo nên một đệm hoa êm dịu cũng tỏ ra ghen tỵ: "Em mới được đưa vào 3 bài hát mà bác gạo già có gai xù xì lại được nhiều người ngưỡng một đưa vào mấy chục bài hát thế .. ghen tỵ quá đi."
Thế là cả "xóm" từ cây hoa giấy, cây si, cây cọ Tây Bắc, cây tùng bách tán, cây hoa ban, cây tùng thông, cây láng.... đều là những cây có nguồn gen quý được đen từ xa về sống chan hoà tại xóm đầu cổng khu công nghiệp đều nhao nhao: "Bác hoa gạo xù xì kể cho chúng em nghe xem bác có gì mà hấp dẫn vậy?".
Bác gạo xù xì rùng mình lên tiếng làm mấy chục bông gạo to đã đến kỳ chao nghiêng thả mình xuống gốc nở nụ cười thật xinh:
- Các cháu hãy nghe ta nói: Ta là cây hoa gạo đã sống được hơn 200 năm. Trước đây ta ở trên miền Tây Bắc đại ngàn xa xôi. Sau này được một gia đình nhà nho có 6 đời đỗ khoa bảng tiến sĩ tại làng Đình Bảng, tỉnh Bắc Ninh đem về trồng bên bờ giếng. Ta lớn lên chứng kiến bao thăng trầm, biển đổi của xã hội phong kiến thời đó. Ta cũng chứng kiến bao lứa thanh niên đi đánh giặc cứu nước. Ta cũng chứng kiến bao cơn bão giông của thời tiết, của cuộc đời. ta đã ra những bông gạo to khoẻ mà người đời thường ví ta như là một biểu tượng của làng quê đồng bằng Bắc bộ... Và mỗi đời trong dòng tộc của gia đình nhà nho được đỗ khoa bảng làm lễ vinh quy bái tổ lại lấy ta làm biểu tượng ẩn mình vào các bức tranh dân gian đón rước kiệu về... Ta đi vào truyền thuyết của làng quê Việt Nam, vì vậy cứ đến mùa tháng 3, hết xuân lại đến hạ ta lại trổ những bông gạo đỏ thắm bầu trời để thể hiện sự khát khao vươn lên của người Việt, thể hiện sự no đủ của những cánh đồng lúa đang trỗ bông... thế hiện cho bao ước vọng của những đôi trai tài gái sắc... Ta là như vậy đấy.
Như một cái duyên định mệnh đầu năm 2010 nhân dịp Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền được Đại Tướng Võ Nguyên Giáp tặng cho cây đa để động viên tinh thần phát triển kinh tế bảo vệ môi trường của doanh nhân Phạm Hồng Điệp. Từ xa, từng làn gió mát đã rì rầm bên tai nói với ta có miền đất mới đang phát triển kinh tế xanh. Ta thấy đây là cơ hội, là nhân duyên để ta kết bạn cùng cây đa được đem từ 30 Hoàng Diệu Hà Nội về. Chính vì vậy ta mới báo mộng cho ông cụ 6 đời tiến sĩ hiện đang ngự trên chín tầng mây nói với con cháu bây giờ, gia đình duyên đã hết khoa bảng, ta đã ở đây lâu đời rồi rễ ta đã ăn sâu xuống đất sắp cạn nguồn dinh dưỡng. Nay ta muốn xuống miền đất cảng Hải Phòng để sống tiếp để nẩy những mầm xanh có ích cho đời và chứng kiến sự phát triển ở miền đất đó...
Thế là cả nhà toát mồ hôi chưa hiểu tại sao ta lại báo mộng về, và tại sao ta lại linh thiêng đến vậy. Ngày hôm đó cả gia đình đã sắp lễ cúng gia tiên, xin tổ tông để ta ở lại với gia đình. Nhưng một cơn gió thoảng qua, ta đã ghé tai cụ ông nói, không được cụ à, tôi xin phép đến thời hạn phải đi rồi, nhật định là như vậy ...
Gia đình đã đem câu chuyện này nói với bà Phương người Bắc Ninh trong vùng đang trồng cây tại KCN Nam Cầu Kiền. Bà Phương nói, thế thì nhà cụ nên tặng cho một anh này chúng con đang trồng cây dưới Hải Phòng, anh ấy yêu cây lắm, cây gạo sẽ là cây có phước. Cụ ông băn khoăn mãi cũng phải gật đầu, lã chã hai hàng nước mắt đem lễ vật cúng và nói, như có điềm gì đó tôi nhờ bà gửi gắm cây gạo 6 đời nhà tôi cho anh ấy...
Năm 2014 tôi được đích thân ông chủ đầu tư khu công nghiệp bây giờ ra thăm và tận tay leo trèo để kiểm tra sâu mọt bám xung quanh thân xác tôi. Tôi mừng rơi nước mắt. Thế là sống rồi. Tôi cố sức đâm những chồi non để vẫy chào và tôi được chữa khỏi bệnh trong vòng 6 tháng... Cho đến giờ tôi phải vươn mình toả sáng để cùng anh em họ nhà cây với nhiều giống loài chung sống với nhau làm lên một bài ca Việt Nam xanh trong môi trường công nghiệp... Đấy câu chuyện của tôi như thế đó, tôi không muốn một mình toả sáng mà tôi chỉ muốn đời mãi xanh tươi như xóm cây đầu cổng Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền các bạn nhé. Hãy cùng tôi hát lên bản đồng ca môi trường xanh nào.
Và đâu đây vang lên lời hát trong ca khúc “ Tình cây và đất” của nhạc sĩ Tô Thanh Tùng: Đất vắng cây đất ngừng ngừng hơi thở/ Cây thiếu đất cây sống sống với ai/Chuyện trăm năm ân tình cây và đất/ Cây bám rễ sâu đất ôm chặt đáy lòng/ Những con đường trải dài bóng mát/ Những mảnh vườn trái ngọt cây xanh/Ôi đẹp làm sao tình cây và đất/ Đem đến môi sinh mạch sống cho đời.
Thế là cả xóm rưng rưng nước mắt cảm phục sự kiên cường bất khuất của cụ hoa gạo Nam Cầu Kiền. Và kìa, một làn gió nhẹ đưa vang vọng cất lên tiếng bài hát "hoa gạo tháng 3"... Chúng ta đã là cây thì phải xanh, đã là người thì phải có tình các bạn nhé .
Câu chuyện cụ hoa gạo Nam Cầu Kiền kể đến đây là kết thúc rồi
Chúc các bạn Nam Cầu Kiền luôn xanh nhé.