ISSN-2815-5823
Thứ sáu, 23h40 07/08/2020

Lịch sử, văn hóa vùng Đồng bằng sông Cửu Long

(KDPT) – Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng đồng bằng rộng lớn nhất ở Việt Nam. Nơi đây vốn là vùng sản xuất lương thực, nông sản hàng hóa, nông sản xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Vùng đất này tuy “sinh sau, đẻ muộn” nhưng “lớn nhanh” do hội tụ nhiều yếu tố quan trọng, trong đó có các yếu tố nền tảng về văn hóa, lịch sử đặc biệt.

Vùng đất đa sắc tộc

Vùng đất này, lần đầu tiên được nhắc đến trong các công trình học thuật của Trung Quốc như một phần của vương quốc Phù Nam cổ đại. Nền văn minh Phù Nam chịu ảnh hưởng của văn hóa Hindu và Phật giáo, phát triển mạnh mẽ từ giữa thế kỷ I và V sau Công nguyên. Người Chăm và người Khmer định cư ở vùng đất này vào thế kỷ thứ VII, sau đó nền văn minh Khmer bắt đầu xâm nhập mạnh từ thế kỷ thứ IX, X. Một số người Việt sống dưới thời cai trị của người Khmer nhưng với sự thất bại của người Chăm, vào cuối thế kỷ XV, họ đã di cư dần ra phía Nam. Vào thế kỷ XVII, nhiều người Trung Quốc chạy trốn khỏi chế độ độc tài phương bắc đã di chuyển xuống vùng đất phía nam này. Cuộc nổi dậy Tây Sơn vào cuối thế kỷ XVIII cũng góp phần đưa nhiều gia đình lập nghiệp tại miền đất hứa này hơn. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc vùng đất trù phú phía tây nam hiện nay được pha trộn bởi ba nền văn hóa của người Trung Quốc, người Việt xưa và người Khmer.

Một góc hòn Lại Sơn – Kiên Hải – Kiên Giang.

Cuộc xâm lược của thực dân Pháp nhanh chóng làm chấm dứt các cuộc tranh chấp nội chiến tại nơi này. Người Pháp ưu tiên cho người Việt Nam và người Trung Quốc được tiếp tục định cư ở đây hơn so với người Khmer do họ có khả năng thúc đẩy thương mại tốt hơn. Khi càng nhiều người Việt Nam di chuyển về phía nam, thì càng nhiều người Khmer rời đi. Sự mơ hồ về việc ai sẽ nắm quyền đối với vùng ĐBSCL kéo dài đến năm 1954, khi người Pháp chính thức tiếp quản vùng đất phía nam Việt Nam. Dưới sự cai trị của chế độ Pol Pot ở Campuchia, người Khmer đặt yêu sách rằng, vùng đất này là vùng đất tổ tiên của họ. Nơi đây đã xảy ra những cuộc giao tranh thường xuyên giữa Khmer Đỏ và binh lính Việt Nam dọc biên giới.

Trong thời kỳ chiếm đóng của Nhật Bản vào những năm 1940, các gia đình Pháp thuộc đã chạy trốn từ miền bắc vào vùng đất nam bộ này để tránh giao tranh. Nhưng cuộc chiến cuối cùng đã lan sang vùng ĐBSCL và những người tị nạn buộc phải khai hoang những đầm lầy ngập mặn không có người sinh sống trước đó để lập nghiệp, đó là lý do hình thành vùng đất Tây Nam Bộ như ngày nay.

Vùng đất đa văn hóa

Rạch Giá – Kiên Giang ngày nay.

Ngày nay, ĐBSCL vẫn giữ gìn được nét đẹp của nhiều nền văn hóa khác nhau. Phần lớn, người dân sống trong khu vực là người Việt Nam, trong đó người Khmer chiếm số lượng đứng thứ hai. Gần 2 triệu người Khmer sống ở vùng lân cận thành phố Sóc Trăng và biên giới Campuchia. Người dân Tây Nam Nộ vẫn thường được người Campuchia gọi là Khmer Krom. Một số ít người Chăm cũng sống gần biên giới Campuchia, nhưng những người Chăm này không giống như đồng bào của họ ở vùng cao nguyên miền trung, không phải là người theo đạo Hindu, mà là người Hồi giáo. Các nhóm người Chăm không thực sự hòa trộn với nhau. Sự đa dạng văn hóa của khu vực làm cho nơi đây xuất hiện nhiều tôn giáo khác nhau: Phật giáo, Công giáo, đạo Cao Đài và Hồi giáo. Khách du lịch đến thăm vùng đất Tây Nam sẽ có dịp khám phá sự đa dạng về văn hóa cũng như sự mến khách của người dân nơi đây.

ÁNH DUY



Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

eMagazine
 
kinhdoanhvaphattrien.vn | 26/12/2024